Thứ bảy, 24/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thủ tướng: Tập trung cao nhất chống dịch tại TP.HCM

Viết Tuân
- 19:10, 04/07/2021

(DNTO) - Thủ tướng yêu cầu tập trung cao nhất chống dịch tại TP.HCM; giao hai Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trương Hòa Bình trực tiếp chỉ đạo công tác này.

Sáng 4/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến với TP HCM và 7 tỉnh lân cận thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam về chống Covid-19.

Đánh giá dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó dự đoán, khó lường tại TP HCM và các tỉnh xung quanh, Thủ tướng nói nếu không có biện pháp điều chỉnh nhanh, tích cực, hiệu quả hơn thì tình hình sẽ mất kiểm soát.  

Đợt bùng phát dịch lần này có những diễn biến chưa tiền lệ. Nhưng Thủ tướng lưu ý, vừa làm vừa bổ sung, hoàn thiện, tìm ra phương án phù hợp, sát thực với từng địa phương, đơn vị.

Dịch bệnh TP HCM có ảnh hưởng lớn đến các tỉnh trong khu vực, đồng thời việc phòng, chống cũng khó khăn, phức tạp hơn, đòi hỏi phải tập trung ưu tiên xử lý. Dịch bệnh tại miền Bắc đã cơ bản được ngăn chặn, đẩy lùi, các đơn vị cần tập trung cao nhất cho TP HCM.

Bộ Quốc phòng, Công an và một số địa phương có kinh nghiệm chống dịch tiếp tục hỗ trợ, ưu tiên chi viện các lực lượng thiện chiến cho TP HCM và các địa phương trong vùng. Việc chỉ huy cần thống nhất, tập trung, tránh phân tán lực lượng.

Thủ tướng yêu cầu, khi tiến hành các giải pháp nếu liên quan tới nhiều địa phương, TP HCM và các tỉnh cân nhắc, chủ động phối hợp với nhau để đảm bảo lưu thông hàng hóa, sản xuất kinh doanh, người di chuyển qua lại an toàn, không làm lây lan dịch bệnh. Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn cụ thể về phân luồng, phân tuyến, thời gian, quy trình... vận chuyển hàng hóa.

Phương châm chống dịch được triển khai "cơ bản đúng hướng, không có vướng mắc", nhưng dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp nên cần quyết liệt hơn, ông nói.

Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Nhật Bắc

Bộ Y tế được giao hoàn thiện tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình để các địa phương thí điểm tự xét nghiệm, cách ly F1 tại nhà.

Nguồn cung vaccine được dự báo sẽ rất khan hiếm trên phạm vi toàn cầu đến tháng 9. Chính phủ cho hay rất tích cực để triển khai chiến lược vaccine và khuyến khích các địa phương chủ động tiếp cận, đưa vaccine về Việt Nam nhiều nhất, nhanh nhất có thể. Bộ Y tế là đầu mối kiểm soát chất lượng, kiểm tra, cấp phép, lưu trữ, bảo quản. Thủ tướng lưu ý, tổ chức chặt chẽ, tập huấn kỹ càng, triển khai chiến dịch tiêm vaccine an toàn, kịp thời, hiệu quả.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định, tình hình dịch bệnh ở Việt Nam vẫn đang được kiểm soát về tổng thể. Tại Hà Nội, dịch bệnh được kiểm soát tốt. Tại Bắc Giang, Bắc Ninh, tình hình dịch cơ bản đã được kiểm soát và đã bắt đầu ổn định. Hưng Yên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng và một số địa phương "đã rất nỗ lực".

Riêng tại TP HCM và một số tỉnh miền Đông, dịch đang diễn biến nhanh, phức tạp, dự báo sẽ tiếp tục ghi nhận ca nhiễm mới do mầm bệnh đã lưu hành trong thời gian dài tại nhiều nơi. Trong đó có các khu vực nguy cơ cao bùng phát dịch như nhà máy, khu công nghiệp, các chợ dân sinh...

Bộ trưởng khẳng định, các địa phương đang nỗ lực, khẩn trương và đã kịp thời đưa ra các biện pháp giãn cách phù hợp để có thể sớm kiểm soát tình hình. Tuy nhiên việc triển khai biện pháp phòng, chống dịch đang gặp một số khó khăn, "đã có những lúng túng, bị động" khi số ca bệnh tăng nhanh trong thời gian ngắn.

Bộ trưởng lưu ý TP HCM cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao hơn sự chủ động của quận, huyện, xã phường. Đánh giá cao thành phố đã lập Trung tâm điều hành, điều phối công tác xét nghiệm, nhưng ông lưu ý cần lập các tổ điều phối tại các quận, huyện để xét nghiệm nhanh hơn nữa, bởi quy mô dân số thành phố rất lớn.

Giải đáp các kiến nghị từ địa phương, trong đó nhiều nơi đề nghị hỗ trợ thêm máy xét nghiệm PCR, ông Long khẳng định sẽ nỗ lực cao nhất để cung cấp máy nhanh nhất có thể. Tuy nhiên, ông khuyến cáo tăng cường sử dụng test kháng nguyên nhanh. Nếu phát hiện ca nghi nhiễm thì xét nghiệm khẳng định bằng máy PCR. "Việc sử dụng test kháng nguyên nhanh trong đợt dịch này rất hiệu quả vì với biến chủng mới, lượng virus có mật độ rất lớn trong mẫu của các ca nhiễm", ông Long nói.

Đến trưa nay 4/7, tổng số ca nhiễm Covid-19 tại TP HCM trong đợt dịch thứ tư lên đến 5.865, vượt Bắc Giang, trở thành địa phương ghi nhận số ca nhiễm cao nhất cả nước.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thủ tướng Chính phủ đã ký Công điện về việc tập trung hoàn thành rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
14 giờ
Thời sự - Chính trị
Các giám đốc điều hành Phố Wall đang chuẩn bị kế hoạch để mở rộng sang thị trường Trung Đông, không lâu sau khi các quốc gia trong khu vực này tuyên bố họ có hơn 2 nghìn tỷ đô la dành riêng cho hoạt động tại Hoa Kỳ.
1 ngày
Văn hoá - Xã hội
Phát biểu tại buổi họp báo ngày 20/5, ông Trần Trọng Dũng - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, Giải đi bộ - chạy bộ “Tự hào Thành phố tôi yêu” Cúp Agribank 2025 sẽ chính thức xuất phát vào ngày 15/6/2025 tại TP. Hồ Chí Minh với khoảng 6.000 VĐV tham gia.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Lịch sử xã hội loài người cứ tiến lên theo quy luật của nó với những nấc thang phát triển xã hội sau cao hơn xã hội trước và cuối cùng nhất định tiến tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Năm trong số sáu nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đã báo cáo tăng trưởng Quý 1/2025 với kết quả đáng thất vọng, cho thấy động lực phát triển kinh tế trong vùng đang dần phai nhạt ngay cả trước khi các mức thuế quan của Mỹ đi vào hiệu lực.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/5.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Quốc hội bước sang tuần làm việc thứ ba tại Kỳ họp thứ 9 với việc xem xét hàng loạt dự án luật và các vấn đề quan trọng, trong đó có 2 dự án đường bộ cao tốc và việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt và triển khai Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và đổi mới công tác xây dựng & thi hành pháp luật trong kỷ nguyên mới.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Để thể chế hóa đầy đủ Nghị quyết 68-NQ/TW, cần tập trung sửa đổi cơ bản hệ thống pháp luật, gồm sửa luật thuộc thẩm quyền Quốc hội và sửa các văn bản dưới luật thuộc thẩm quyền Chính phủ, bộ, ngành.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Quốc hội xem xét, quyết định việc kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp quy định tại Nghị quyết số 55 đến hết ngày 31/12/2030 theo Tờ trình của Chính phủ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trong một tuyên bố chung, các quan chức hai bên cho biết họ sẽ giảm thuế quan, với bình luận: "...nhận ra tầm quan trọng của mối quan hệ kinh tế và thương mại bền vững, lâu dài và cùng có lợi".
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế được đăng bởi Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thường trực Chính phủ yêu cầu tháo gỡ, tạo động lực mới, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân; thực hiện được mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp và có ít nhất 20 tập đoàn lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đa quốc gia.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Xuất khẩu từ Trung Quốc đã tăng 8,1% vào tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa ước tính tăng 1,9%. Số liệu này cũng cho thấy lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đã giảm hơn 21%, trong khi lượng hàng nhập khẩu giảm gần 14%.
1 tuần
Xem thêm