Thứ bảy, 05/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Tài chính đa chiều: Nỗi lo ‘bong bóng’ tài sản...

Lê Mỹ
- 14:30, 08/05/2021

(DNTO) - ‘Thời điểm hiện tại không có bất cứ lý do nào để lo ngại về ‘bong bóng’ tài sản” hoặc ‘bong bóng’ tài sản đã đến lúc đáng cảnh báo’… đang là những quan điểm trái chiều.

Tín dụng vẫn tăng trưởng khoảng 12% nhưng GDP lại tăng rất thấp chỉ gần 3% cho thấy còn lượng tiền trong lưu thông và doanh nghiệp giữ tiền làm hỗ trợ giá bất động sản và chứng khoán tăng trong thời gian qua?

Tín dụng vẫn tăng trưởng khoảng 12% nhưng GDP lại tăng rất thấp chỉ gần 3% cho thấy còn lượng tiền trong lưu thông và doanh nghiệp giữ tiền làm hỗ trợ giá bất động sản và chứng khoán tăng trong thời gian qua?

TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Vụ trưởng Vụ Chiến lược Phát triển NHNN, thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia trong một bài phỏng vấn mới đây, cho rằng cung tiền (M2), một chỉ số để tính toán lạm phát của Việt Nam có cấu phần từ cung tiền Chính phủ và tăng trưởng tín dụng. Trong đó, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam trong khoảng 5 năm trở lại đây khá thấp và và cung tiền M2 cũng có tốc độ tương đương.

Các gói cứu trợ của Việt Nam hầu như cũng không bằng “tiền tươi thóc thật” ở 2020 nên không đáng kể và lượng tiền bơm vào nền kinh tế không có sự đột biến bất thường. Do đó ông khẳng định không có bất cứ lý do nào để lo ngại về "bong bóng" tài sản như ở Mỹ, Nhật vì họ đã tung các gói cứu trợ lớn…

Quan điểm của TS. Lê Xuân Nghĩa thoạt tiên không phải không có lý khi các chuyên gia cũng đưa ra những số liệu có tính tương đồng, đặc biệt với nhận định chung là các gói hỗ trợ đã không được giải ngân hiệu quả.

Thế nhưng, dù là tăng trưởng tín dụng hay các gói hỗ trợ giải ngân được xem như cấu phần của cung tiền, thì trên mọi loại tiền tệ thanh toán và tiền tệ mở rộng được đưa vào nền kinh tế, lại là hệ quả có tính chủ đích của các nhà quản lý điều hành lẫn nhu cầu tự thân của nền kinh tế. Năm 2020, mục tiêu của các nhà quản lý điều hành đều là phải hỗ trợ nền kinh tế ổn định, vượt Covid-19. Và các quyết định mở rộng cung tiền nhanh theo đó mới thực là nguyên nhân thúc đẩy nền kinh tế phần nào đến được với mục tiêu.

Ngay cả như vậy, ở cấu phần tăng trưởng tín dụng, một phân tích của TS Lê Minh Ngọc chứng minh "ngược" là với Việt Nam, thực ra 5 năm qua không hề thấp mà ở mức trên 18% cho đến năm 2017 rồi đột ngột giảm còn một nửa vào năm 2018, trồi sụt cho đến năm 2020 và tăng trở lại vào tháng 4/2021 ở mức 15,1%.

"Tăng trưởng cung tiền nhìn chung ổn định hơn nhưng có tốc độ cao hơn tăng trưởng tín dụng trong 5 năm qua, chứ không phải là tương đương với tốc độ tăng trưởng tín dụng", ông Ngọc nói.

Vị chuyên gia này cũng cho rằng so sánh các gói kích thích của VN và các quốc gia phát triển là sự khập khiễng; cũng như khẳng định, lượng M2 của Việt Nam, theo công bố của NHNN đã tăng mạnh trong 2020 và 4 tháng năm 2021.

Nhìn 5 năm từ 2017 đến nay, quả thực tăng trưởng tín dụng không “thấp đều”, với con số chính thức lần lượt qua thời gian là: 18,2%; 14%, 12,1% và 14%. Riêng quý I/2021 cũng là quý mà sau nhiều năm tăng trưởng tín dụng của các tháng đầu năm được cho là vào mùa “thấp điểm”, đã đạt tới tăng trưởng kỷ lục 3,69%.

Bên cạnh đó, năm 2019, GDP danh nghĩa tăng 9,4% với mức M2 tăng 14,8%, độ chênh lệch tiếp tục được đẩy lên ở năm 2020 khi GDP danh nghĩa có thể đạt khoảng 4,24% với tăng trưởng M2 là 15% cho thấy tác động nghiêm trọng của Covid-19. Nói cách khác, do Covid-19, chúng ta nới lỏng tiền tệ song nhu cầu tự thân của nền kinh tế vẫn đang phải chịu quyết định của các hành vi tiêu dùng thận trọng, nên vận tốc của tiền không thể nhanh.

Cuối 2020, Tổng cục Thống kê khảo sát lại cho kết quả chỉ có 17,9% số doanh nghiệp nhận được gói hỗ trợ. Tức có tới 82,1% chỉ nhận được hỗ trợ… trên tivi.  Tiền rẻ tràn ngập với lãi suất giảm, một phần đã đi vào các hình thức giao dịch tài sản như chứng khoán, bất động sản.

Việt Nam đang có tỷ lệ M2/ GDP cao hơn hẳn các quốc gia ASEAN-5. Ảnh: Biểu đồ TS. Phạm Thế Anh

Việt Nam đang có tỷ lệ M2/ GDP cao hơn hẳn các quốc gia ASEAN-5. Ảnh: Biểu đồ TS. Phạm Thế Anh

TS. Phạm Thế Anh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tính tỷ lệ M2/ GDP của Việt Nam ở 2020 cao nhất trong số năm quốc gia thuộc ASEAN-5. Đến cuối năm 2019 tỷ lệ này của Việt Nam là 175% còn ở các nước tương đồng trong ASEAN-5 chỉ là chưa tới 130% đối với Malaysia và Thái Lan, 63% đối với Phillipines và chưa đầy 40% đối với Indonesia. Nhưng tỷ lệ M2/GDP của Việt Nam vào thời điểm cuối năm 2020 là khoảng 190%. "Cung tiền M2 tăng khoảng 4,3 lần trong 10 năm là nguyên nhân gây lạm phát giá tài sản, đặc biệt là nhà đất", ông khẳng định.

“Thực tế thì trong năm 2020, các thị trường tài sản đã có sự tăng trưởng đáng kể, chủ yếu vì đó là nơi trú ẩn cho khoản tiền nhàn rỗi của nhà đầu tư và hộ gia đình. Điều này có thể hiểu được trong giai đoạn khủng hoảng. Tuy nhiên, việc lãi suất huy động tiền gửi liên tục hạ do cầu tín dụng giảm, đang đẩy dòng tiền tiết kiệm ra khỏi ngân hàng ngày càng nhanh hơn. Thêm vào đó, khi mức tăng giá trên các thị trường tài sản đủ lớn để tạo ra hiệu ứng của cải (wealth effect) thì mức tiêu dùng sẽ tăng đối với các mặt hàng không phải thiết yếu. Điều này dẫn tới sự lan tỏa của sự tăng giá từ thị trường tài sản sang thị trường tiêu dùng, dù chậm chạp, nhưng có thể cảm nhận được”, Kinh tế trưởng VEPR đánh giá.

Theo TS. Trương Văn Phước, người cũng đã từng ngồi ghế Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối của NHNN, nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, năm 2020, thế giới qua các gói cứu trợ đổ tiền quá nhiều làm lấn át, thiếu hụt kết quả của một nền kinh tế thực, dẫn đến các cảnh báo rủi ro bong bất động sản, các tài sản chứng khoán, tiền kỹ thuật số.... Và quan điểm lạm phát bình quân chu kì chứ không phải 1 năm tài khóa đang diễn ra mới quá, khiến những người làm chính sách phải cập nhật, suy nghĩ.

"Còn ở Việt Nam, thực ra cái ta gọi là vốn hóa thị trường cũng có nhiều con số chính xác...nhưng không chính xác. Tín dụng của hệ thống ngân hàng sẽ có một tỷ lệ nhất định trong 100% “tuồn qua” chứng khoán, và chứng khoán cũng có những con số tạo hệ số nhân vốn hóa. Sự tương thích giữa tài chính và kinh tế như biểu hiện của tất cả mọi người Việt Nam bỏ tiền vào chứng khoán đều thắng (cho đến gần đây), trong khi nền kinh tế vẫn khó khăn vì Covid-19, có còn là môn đăng hộ đối? Đó là bong bóng tài sản hay chứng khoán đã hoàn toàn thoát ly khỏi nền kinh tế?”, ông Phước đặt câu hỏi.

  

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vừa qua, Techcombank đã phối hợp cùng các đối tác toàn cầu như Arton Capital và SI Group tổ chức thành công chuỗi Hội thảo Quản lý Gia sản với sự tham dự của những doanh nhân, nhà đầu tư sở hữu doanh nghiệp có doanh thu hàng đầu Việt Nam.
1 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Tại Diễn đàn Thương mại Xanh 2025 diễn ra ngày 1/7, Tập đoàn SCG đã giới thiệu chiến lược ESG 4 Plus và mô hình Thành phố Carbon thấp Saraburi từ Thái Lan, được chứng minh hiệu quả trong việc thúc đẩy chuyển đổi xanh.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sacombank tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng khi lần thứ 4 liên tiếp được Tạp chí tài chính quốc tế The Asset bình chọn là “Ngân hàng có hoạt động ngoại hối và thị trường vốn tốt nhất Việt Nam 2025” (Best in Treasury and Working Capital SMEs Vietnam) trong khuôn khổ giải thưởng The Asset Triple A Award 2025.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Anh Đỗ Tấn Quy đề cao yếu tố chất lượng và an toàn khi mua chiếc ô tô đầu tiên. Sau một thời gian sở hữu, trải nghiệm VinFast VF 6 với nhiều kỷ niệm khó quên, chủ xe này càng khẳng định quyết định đó là đúng đắn.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ba doanh nhân trẻ đại diện cho lực lượng khởi nghiệp nông nghiệp Việt Nam vừa có chuyến công tác và học tập tại Hàn Quốc trong khuôn khổ chương trình đào tạo nông nghiệp tiên tiến và giao lưu thanh niên hai nước do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức. Đoàn công tác do ông Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam làm Trưởng đoàn.
3 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Sàn thương mại điệu tử EcoHub chính thức ra mắt dành riêng cho các doanh nghiệp Xanh, sản phẩm Xanh trong nước. Tuy nhiên, làm sao để sàn hoạt động hiệu quả, thực chất là điều được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay?
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Khu vực Cầu Giấy (Hà Nội) chính thức có trạm sạc siêu nhanh quy mô lớn đầu tiên của V-Green với 40 cổng sạc 120 kW, mở 24/7, đáp ứng nhu cầu sạc ngày càng cao của cộng đồng chủ xe điện VinFast.
4 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Phù Yên (Sơn La) hiện có khoảng 22.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và tạo được hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của nông dân.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
VinFast VF 7 đang là ngôi sao thu hút khách hàng trẻ bởi thiết kế “gây mê”, sức mạnh vượt xa xe xăng cùng phân khúc cùng chi phí sở hữu quá lời.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
VinFast VF 9 đang là “ngôi sao sáng” trong phân khúc SUV điện hạng E, với thiết kế sang trọng, công nghệ tiên tiến, chính sách giá cạnh tranh và khả năng tiết kiệm vượt trội.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Từng sở hữu nhiều xe tiền tỷ, anh Phạm Ngọc Dương (Hà Nội) “dừng lại” với VinFast VF 9 vì trải nghiệm vượt mong đợi về sản phẩm cũng như dịch vụ hậu mãi. Chiếc xe đã đồng hành với vị doanh nhân này trên hàng chục nghìn cây số dọc đất nước.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tại các nước châu Âu, một trong những nơi tiêu thụ thịt nhiều nhất trên thế giới, các công ty sản xuất thịt đã nghiên cứu và sử dụng các công nghệ hiện đại trong quy trình giết mổ - chế biến - bảo quản và vận chuyển để giúp thịt luôn tươi ngon.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sự bắt tay giữa SATRA, một tổng công ty thương mại hàng đầu và UEH, một trường đại học kinh tế có tiếng, được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng và đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của xã hội.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời với tầm nhìn chiến lược, xác định rõ kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngay sau đó, các nghị quyết hành động của Chính phủ, Quốc hội và các bộ ngành đã bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, trong dòng chảy thực tế, dòng vốn đến với doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thực sự “thông mạch”.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Gần đây, dư luận xôn xao trước việc một doanh nhân, sau khi chấp hành xong án phạt tù, tham gia buổi làm việc với Chủ tịch một tỉnh để đề xuất dự án phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh đó. Thay vì ghi nhận thiện chí cống hiến và năng lực của người đã hoàn lương, nhiều ý kiến công khai nghi ngờ, cho rằng “người như vậy không xứng đáng ngồi cùng lãnh đạo địa phương”.
2 tuần
Xem thêm