Phố Wall kết thúc tuần tích cực, thị trường lao động tốt hơn kỳ vọng
(DNTO) - Chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite tăng hôm thứ Sáu tuần qua, kéo các chỉ số chứng khoán chính trên sàn chứng khoán Mỹ giành điểm trở lại. Báo cáo việc làm tháng 1 vừa qua tốt hơn mong đợi, cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn đang tăng trưởng vững chắc.
Nasdaq Composite tập trung vào công nghệ tăng 219,19 điểm, tương đương 1,6%, kết thúc ở mức 14.098,01, một ngày sau khi chỉ số này công bố mức giảm lớn nhất kể từ tháng 9/2020. S&P 500 tăng 23,09 điểm, tương đương 0,5%, kết thúc ở 4.500,53. Cả hai đều được hỗ trợ bởi Amazon, cổ phiếu tăng 14%, sau khi gã khổng lồ thương mại điện tử cho biết lợi nhuận tăng gần gấp đôi trong kỳ nghỉ lễ.
Dow Jones giảm 21,42 điểm, tương đương 0,1%, xuống 35.089,74. Nhóm cổ phiếu blue-chip đã giảm hơn 300 điểm hôm thứ Năm (3/2). Ngay cả khi Dow Jones có phiên giảm điểm nhưng cả ba chỉ số đều kết thúc tuần ở mức cao.
Tuần qua, Nasdaq tăng 2,4%, mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ cuối tháng 12/2021. S&P 500 đã tăng 1,5%, trong khi Dow tăng 1%.
Tháng trước, các chỉ số chính giảm trong nhiều tuần do lo ngại về lộ trình thắt chặt tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang. Ngân hàng trung ương tuần trước cho biết sẽ bắt đầu tăng lãi suất vào giữa tháng Ba tới.
Các chỉ số chính đã chìm xuống sau khi Meta Platforms công bố kết quả thu nhập đáng thất vọng. Hôm thứ Sáu, Meta đã giảm 67 cent, tương đương 0,3%, đóng cửa ở mức 237,09 USD, một ngày sau khi giảm 26% sau một báo cáo thu nhập đáng thất vọng. Sự sụt giảm của các chỉ số chính dường như đe dọa sự bán tháo trên thị trường chứng khoán Mỹ một lần nữa.
Tuy nhiên, đến chiều thứ Sáu, tâm lý phần lớn nhà đầu tư đã chuyển sang tích cực, loại bỏ lo ngại trước đó trong ngày rằng báo cáo việc làm mới nhất có thể hỗ trợ hơn quyết định của Fed. Bộ Lao động cho biết nền kinh tế Hoa Kỳ đã có thêm 467.000 việc làm trong tháng Giêng. Các nhà kinh tế được The Wall Street Journal khảo sát đã kỳ vọng mức tăng là 150.000.
Jamie Cox, đối tác quản lý của Harris Financial Group, cho biết: “Các thị trường lo ngại Fed sẽ tăng lãi suất vào thời điểm nền kinh tế đang chuyển mình và có những lo ngại về sai sót chính sách. Những dữ liệu về báo cáo việc làm gợi ý rằng Fed đang điều chỉnh chính sách tiền tệ để thích ứng với nền kinh tế. Chính sách tiền tệ siêu tích lũy (hyper-accomodative) không còn cần thiết nữa.Các chỉ số chính được hỗ trợ vào thứ Sáu nhờ cổ phiếu Microsoft và Tesla tăng. Với mức tăng 14%, Amazon đã phá kỷ lục về mức tăng giá trị thị trường trong một ngày lớn nhất từ trước đến nay đối với một công ty Hoa Kỳ. Cuối cùng, cổ phiếu này đã tăng thêm 375,88 USD để đóng cửa ở mức 3.152,79 USD.Những động thái mạnh mẽ về giá cổ phiếu của các công ty công nghệ và truyền thông xã hội lớn có tác động lớn đến các chỉ số rộng hơn. Amazon có tỷ trọng 3,3% trên S&P 500 tính đến thứ Tư, theo dữ liệu từ S&P Dow Jones Indices. Meta có trọng số 2%.
Nhóm cổ phiếu tài chính và năng lượng cũng kết thúc ở mức cao hơn. Giá dầu leo thang, với giá dầu Brent chuẩn toàn cầu tăng 2,4% hôm thứ Sáu lên 93,27 USD/thùng, do nguồn cung thắt chặt và một cơn bão mùa đông ở Mỹ có thể làm gián đoạn sản xuất.Cổ phiếu Snap đã tăng 59%, thêm 14,41 USD, kết thúc ở mức 38,91 USD sau khi công ty truyền thông xã hội công bố lợi nhuận quý đầu tiên. Pinterest tăng 2,74 USD, tương đương 11%, đóng cửa ở mức 27,25 USD sau khi báo cáo lợi nhuận cả năm đầu tiên và hơn 2 tỷ đô la doanh thu hàng năm.
Cổ phiếu Clorox mất 23,93 USD, tương đương 14%, đóng cửa ở mức 141,41 USD sau khi nhà sản xuất khăn lau khử trùng và các sản phẩm tẩy rửa khác báo cáo thu nhập không đạt kỳ vọng của các nhà phân tích và cho biết tỷ suất lợi nhuận sẽ giảm mạnh do áp lực chi phí liên tục. Ford Motor mất 1,93 USD, tương đương 9,7%, kết thúc ở mức 17,96 USD sau khi nhà sản xuất ô tô này công bố thu nhập thấp hơn so với dự báo của Phố Wall.
Mike Bell, chiến lược gia thị trường toàn cầu tại J.P. Morgan Asset Management cho biết: “Những công ty tiếp tục mang lại kết quả tốt đã hoạt động tương đối tốt. Những công ty được định giá là cổ phiếu tăng trưởng được đánh giá cao, nhưng sau đó được phân phối dưới mức, đang bị ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng.”
Trên thị trường trái phiếu, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm chuẩn đã tăng lên 1,930%, so với 1,825% vào thứ Năm, đánh dấu mức lợi suất cao nhất kể từ tháng 12/2019. Lợi tức và giá cả biến động ngược chiều.
Bitcoin đã tăng khoảng 10% từ 3.683,72 USD lên 40.647,24 USD, lần đầu tiên tăng hơn mức 40.000 đô la kể từ cuối tháng 1.
Thị trường quốc tế đã có nhiều biến động trong những tuần qua, và hôm thứ Sáu, chỉ số Stoxx Europe 600 xuyên lục địa đã giảm 1,4% và mất 0,7% trong tuần. Thị trường đã bị xáo trộn bởi giọng điệu ngày càng “diều hâu” từ các ngân hàng trung ương toàn cầu. Hôm thứ Năm, Ngân hàng Trung ương Anh lại tăng chi phí đi vay, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu giữ nguyên lãi suất chính, nhưng báo hiệu lo ngại về lạm phát và mở ra cơ hội tăng lãi suất có thể xảy ra trong năm nay.
Ngay cả với mức tăng vững chắc hàng tuần đối với các chỉ số chính, nhiều nhà đầu tư dư đoán sự bất ổn của thị trường chứng khoán sẽ không giảm trong tương lai gần.
Peter Andersen, người sáng lập công ty đầu tư Andersen Capital Management có trụ sở tại Massachusetts, cho biết: “Sự biến động thị trường có thể tiếp tục cho đến khi Fed thực hiện đợt tăng lãi suất đầu tiên và các nhà đầu tư đã quen với việc tăng lãi suất. Thực tế là tất cả mọi thứ được bán với giá sỉ là một cơ hội mua hàng. Mọi nhà đầu tư bây giờ đều rất hoảng sợ và không ai thực sự có la bàn để tìm ra chính xác chúng ta đang ở đâu trong chu kỳ này”.
Tại châu Á, Hang Seng tăng thêm 3,2% và Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 0,7%.