Thứ bảy, 05/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Ông Tất Thành Cang bị khởi tố

Quốc Thắng - Đình Văn - Hữu Khoa - Hữu Công
- 18:08, 16/12/2020

(DNTO) - Chiều 16/12, Công an TP HCM thực hiện lệnh khởi tố bị can và khám xét nơi ở của nguyên phó bí thư Thành ủy Tất Thành Cang.

Ông Cang bị cáo buộc hành vi Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí theo Điều 219 BLHS 2015, do liên quan đến việc Công ty Tân Thuận (IPC, 100% vốn của UBND TP HCM) bán chỉ định cổ phiếu cho Công ty Nguyễn Kim gây thiệt hại 153 tỷ đồng.

Động thái này được Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (PC03) Công an TP HCM đưa ra sau gần 2 năm ông Cang bị cách chức Ủy viên Trung ương và Phó bí thư thường trực Thành ủy TP HCM, do có hàng loạt sai phạm.

Cũng trong chiều nay, HĐND TP HCM đã hoàn tất thủ tục tạm đình chỉ tư cách đại biểu HĐND đối với ông Cang theo Điều 100 Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Trước đó, tại kỳ họp 23 HĐND TP HCM khóa IX diễn ra từ ngày 7 đến 9/12, ông Cang vẫn tham dự.

Liên quan đến vụ án, cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt giam ít nhất 18 người, trong đó có Tề Trí Dũng (nguyên Tổng giám đốc IPC); Trần Công Thiện (nguyên Tổng giám đốc Công ty Tân Thuận - thuộc Thành uỷ TP HCM), Hồ Thị Thanh Phúc (Tổng giám đốc Sadeco); Lê Hoàng Minh (Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty IPC); Phạm Văn Thông (nguyên Phó chánh Văn phòng Thành ủy); Huỳnh Phước Long (nguyên chuyên viên Văn phòng Thành ủy, nguyên thành viên HĐQT Công ty Sadeco - công ty con của IPC)

Ông Tất Thành Cang tại cuộc họp HĐND TP HCM hồi tháng 4/2019. Ảnh: Hữu Khoa.

Ông Tất Thành Cang tại cuộc họp HĐND TP HCM hồi tháng 4/2019. Ảnh: Hữu Khoa.

Trước đó, kết luận của Thanh tra thành phố chỉ ra các sai phạm tại IPC, trong đó có việc công ty này thực hiện theo chỉ đạo của ông Tất Thành Cang - Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM.

Theo Đề án tái cơ cấu, IPC với tỷ lệ vốn sở hữu 44% - không cần giảm thêm tỷ lệ sở hữu tại Công ty Sadeco, đặc biệt là trong bối cảnh công ty này đang có lợi nhuận rất cao. Tuy nhiên, IPC đã gửi 2 văn bản đề nghị Chi cục Tài chính doanh nghiệp thành phố chấp thuận và trình UBND thành phố phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ và giảm tỷ lệ sở hữu của IPC tại Sadeco xuống 28,8%.

Lý do công ty này đưa ra là: ...Văn phòng Thành ủy có thông báo số 495 ngày 18/5/2017 (văn bản đính kèm) truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó bí thư Thường trực Thành ủy chấp thuận chủ trương phương án phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ tại Sadeco...

Tiếp đó, tại văn bản ký ngày 16/6/2017, IPC báo cáo UBND thành phố, bổ sung về vai trò, tác động của Công ty Cổ phần phát triển Nam Sài Gòn đối với việc phát triển của Khu Nam Sài Gòn, nêu: Thường trực Thành ủy cũng đã chấp thuận chủ trương phương án phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ tại Thông báo số 495 ngày 18/5/2017...

Thanh tra thành phố cho rằng, IPC nói "Thường trực Thành ủy đã chấp thuận chủ trương..." là không chính xác, bởi văn bản số 495 chỉ truyền đạt ý kiến của cá nhân Phó bí thư Thường trực Thành ủy Tất Thành Cang. Nếu IPC phát hành cổ phần cho cổ đông hiện hữu (thay vì cổ đông chiến lược) thì sẽ là phương án tối ưu hơn. Trường hợp IPC không muốn tiếp tục đầu tư vào Sadeco thì thực hiện chuyển nhượng quyền góp vốn cho tổ chức, cá nhân khác thông qua đấu giá để không làm thiệt hại cho IPC nói riêng và nhà nước nói chung...

Tháng 6/2017, khi chưa trình UBND thành phố chủ trương tăng vốn góp, Sadeco đã phát hành 9 triệu cổ phiếu và bán cho Nguyễn Kim với giá 40.000 đồng mỗi cổ phiếu. Hành vi này của Sadeco được cho gây thiệt hại ít nhất 153 tỷ đồng ngân sách Nhà nước.

Ông Cang sinh năm 1971, quê Long An, là Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XI (dự khuyết), khoá XII. Từ năm 2004 đến năm 2009, ông là Bí thư Thành Đoàn TP HCM và giữ vị trí Bí thư kiêm Chủ tịch UBND quận 2 từ năm 2009 đến năm 2012

Từ tháng 10/2012 đến tháng 6/2014, ông Cang làm Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM, sau đó là Phó chủ tịch UBND thành phố. Ông giữ chức Phó bí thư Thành uỷ TP HCM từ năm 2016 đến tháng 12/2018.

Theo kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương hồi tháng 11/2018, ông Cang đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc, vi phạm thẩm quyền, quy trình xử lý công việc; vi phạm quy định của Thành ủy về quản lý, sử dụng tài sản tại các doanh nghiệp thuộc sở hữu của Đảng bộ Thành phố.

Trong thời gian giữ cương vị Thành ủy viên, Ủy viên UBND Thành phố, Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP HCM, ông Cang đã vi phạm pháp luật về đất đai và quản lý đầu tư xây dựng khi phê duyệt dự án và ký tắt hợp đồng dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Ông Cang cũng được xác định đã có sai phạm trong việc chấp thuận chủ trương cho Công ty TNHH Một thành viên đầu tư và xây dựng Tân Thuận (100% vốn thuộc Văn phòng Thành ủy) bán 320.000 m2 đất ở Phước Kiểng (Nhà Bè) rẻ hơn giá thị trường không đúng thẩm quyền và chưa đúng quy định; không báo cáo Thường trực và Ban Thường vụ Thành ủy trước khi quyết định, khiến việc chuyển nhượng đất có nguy cơ gây thất thoát lớn cho Đảng bộ Thành phố.

Ngoài ra, ông Cang cũng được cho có liên quan đến sai phạm tại Công ty Tân Thuận - IPC và Sadeco khi đang là Phó bí thư thường trực Thành ủy TP HCM đã đồng ý chủ trương phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược gây thiệt hại của Nhà nước khoảng 153 tỷ đồng.

Ngày 26/12/2018, Hội nghị Trung ương 9 khóa XII thông qua việc kỷ luật ông Cang bằng hình thức: cách chức Ủy viên Trung ương Đảng khoá XII, Phó bí thư thường trực Thành ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM nhiệm kỳ 2015-2020, vì đã có những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng.

Sau khi bị cách chức Phó bí thư Thường trực Thành ủy, ông Tất Thành Cang được phân công qua Ban định hướng nội dung nghiên cứu lịch sử thành phố.

Liên quan tới sai phạm tại dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, hôm 20/3 ông Lê Thanh Hải, đã bị cắt chức nguyên Bí thư Thành uỷ TP HCM giai đoạn 2010-2015. Một loạt lãnh đạo UBND thành phố thời kỳ đó cũng bị kỷ luật.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo ước tính, tổng giá trị hàng hóa được miễn thuế lên tới 644 tỷ USD, trong đó 185 tỷ USD đến từ Canada và Mexico, còn 459 tỷ USD từ các đối tác thương mại khác.
12 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46%, lo ngại thủy sản Việt mất thị trường, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi kiến nghị “khẩn” đến Thủ tướng và các bộ, ngành chức năng. 
17 giờ
Thời sự - Chính trị
“Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ. 
17 giờ
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
3 ngày
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Ba quốc gia Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại đầu tiên sau 5 năm tại Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến những biến động kinh tế toàn cầu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường bất động sản xa xỉ đang trở nên nóng bỏng khắp Đông Nam Á, thu hút các thương hiệu khách sạn, nhà ở và cả những thương hiệu ngoài ngành tham gia.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Việc Bộ Thương mại Mỹ (U.S. Department of Commerce) thông báo bổ sung hơn 80 thực thể, trong đó có hơn 50 công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp còn lại đến từ Pakistan, Nam Phi, Iran và UAE, vào danh sách hạn chế xuất khẩu (Entity List), đã làm dấy lên những tranh luận về chiến lược kiềm chế công nghệ của Mỹ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo.
1 tuần
Xem thêm