Thứ tư, 03/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Những giá trị và bài học của Cách mạng Tháng Mười

GS.TS Vũ Văn Hiền
- 09:30, 03/11/2022

(DNTO) - Kỷ niệm 105 năm kể từ thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại là dịp chúng ta thấu hiểu sâu sắc hơn những giá trị to lớn và bài học từ cuộc cách mạng này.

Cách mạng Tháng Mười là niềm vinh quang của những người vô sản cùng với hàng trăm triệu người lao động thành thị và nông thôn nước Nga. Họ đã lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản và phong kiến, giành chính quyền làm chủ cuộc sống của mình. Đó là sự đột phá quan trọng vào một mắt xích là khâu yếu nhất trong dây truyền của chủ nghĩa đế quốc, đưa tới sự ra đời của một Nhà nước kiểu mới, một chế độ xã hội kiểu mới mà trước đó chưa hề có trong lịch sử xã hội loài người - chế độ Xã hội chủ nghĩa.

Lãnh tụ V.I.Lê-nin đã lãnh đạo thành công Cách mạng Tháng Mười Nga. Ảnh minh họa

Lãnh tụ V.I.Lê-nin đã lãnh đạo thành công Cách mạng Tháng Mười Nga. Ảnh minh họa

Vào "đêm trước cuộc cách mạng Tháng Mười", chế độ Nga hoàng là dinh lũy kiên cố của các thế lực phản động Nga và của cả giai cấp tư sản ở châu Âu. Nga hoàng không những đại diện cho giai cấp địa chủ, cho các tầng lớp quý tộc, mà còn đại diện cho giai cấp tư sản. Chính vì thế, giai cấp tư sản vẫn muốn duy trì nền quân chủ chuyên chế, giữ ngai vàng cho Mikhaiin. Nga hoàng có trong tay một đội quân khổng lồ mấy triệu binh lính. Ở nước Nga khi ấy còn tồn tại nhiều thế lực phản cách mạng trợ giúp Nga hoàng và giai cấp tư sản như: Trăm đen, phái "xã hội chủ nghĩa cách mạng"… Tất cả đều dựa vào quyền lực chính trị và bạo lực phản cách mạng của Nga hoàng. Đó cũng là "cái cột trụ trống trời" của chế độ phong kiến quan liệu tư sản hóa ở Nga. Trong khi đó, giai cấp vô sản và các dân tộc ở Nga không có gì ngoài "hai bàn tay trắng".

Xét tương quan chung trong nước và trên phạm vi quốc tế vào thời điểm đó là không có lợi cho các lực lượng cách mạng Nga. Các thế lực phản động, ưu thế về lực lượng đã thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng. Bọn tướng, tá bạch vệ chủ trương mở rộng án tử hình không chỉ đối với binh lình ngoài mặt trận mà trong toàn nước Nga. Chúng nhân nhượng các đế quốc, đưa lực lượng quân đội từ tiền tuyến trở về các thành phố lớn để sẵn sàng nổ súng vào các cuộc biểu tình. Chúng âm mưu mở cửa thành Pêtơrôgrát cho quân Đức tràn vào đàn áp công nhân. Chúng vu cáo Lênin và các Đảng viên Bôn sê vích là "phản quốc". Nhưng những hoạt động của các thế lực phản động ở Nga không ngăn chặn được sự bùng nổ của cách mạng. Chúng không thể giữ vững chế độ phản dộng hà khắc chứa đựng những mâu thuẫn gay gắt chồng chéo, khủng hoảng và thối nát. Việc Nga hoàng dùng bạo lực để đàn áp nhân dân chứng tỏ sự suy yếu của nó, và đây chính là hành động tự sát.

Mặc dù giai cấp vô sản và các dân tộc Nga như Mác nói, họ không hề có quyền hành pháp nào cả, nhưng trong xu thế phát triển của thời đại, họ đã dùng sức mạnh của sự đoàn kết cộng đồng với tinh thần dũng cảm vô song để lật đổ các cột trụ của xã hội tư sản. Nga hoàng và giai cấp tư sản, địa chủ đã không thể chống lại sự nổi dậy của hàng triệu công nhân và binh lính ở pêtơrograt và Mátcơva, của nông dân nghèo ở các tỉnh nước Nga. Nga hoàng và chính phủ tư sản lâm thời hoàn toàn thất bại. Bằng thực tiễn của mình, Cách mạng Tháng Mười đã làm sáng tỏ chân lý của thời đại. Những thế lực phản động không thể ngăn chặn được phong trào của giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức.

Mặc dù chủ nghĩa tư bản hiện đại đang cố gắng làm dịu bớt những vấn đề nảy sinh trong lòng nó, nhưng không thể xóa bỏ được mâu thuẫn gay gắt giữa chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất với lực lượng sản xuất ngày càng được xã hội hóa. Chừng nào còn tồn tại mâu thuẫn đó, tất yếu sẽ xuất hiện những cuộc bùng nổ xã hội mang tính cách mạng. Do đó, những kẻ cho rằng Cách mạng Tháng Mười đã thuộc về dĩ vãng là hoàn toàn sai lầm. Họ không thể đảo ngược, cũng như không thể xóa bỏ quy luật phép của lịch sử.

Với sức sống bất diệt, Cách mạng Tháng Mười đã khai sinh hệ thống xã hội chủ nghĩa từng tồn tại trong nhiều năm, đã đưa đất nước Xô Viết tiến lên với những giai cấp phát triển thần kỳ mà chính chủ nghĩa tư bản đã phải run sợ và thừa nhận. Sự phát triển hợp quy luật lịch sử của Cách mạng Tháng Mười đã tạo điều kiện cho Liên Xô đánh bại chủ nghĩa phát xít, kẻ thù hung bạo nhất của nhân loại trong thế kỷ XX.

Cách mạng Tháng Mười vẫn đang và mãi còn cổ vũ nhân loại tiến lên chủ nghĩa xã hội. Ảnh minh họa

Cách mạng Tháng Mười vẫn đang và mãi còn cổ vũ nhân loại tiến lên chủ nghĩa xã hội. Ảnh minh họa

Bài học lớn mang tính thời đại rút ra thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười và từ sự đổ vỡ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở một số nước chính là: Phải không ngừng sáng tạo.

Sáng tạo là đặc trưng quan trọng, là yêu cầu bức thiết đối với mọi cuộc cách mạng trong thời đại. Cách mạng Tháng Mười là một điển hình trong lĩnh vực này.

Trước đây Mác đã dự kiến về khả năng thành công của cuộc cách mạng vô sản. Người cho rằng: Cách mạng vô sản muốn thắng lợi phải nổ ra đồng loạt ở các nước tư bản, hoặc ít nhất cũng phải nổ ra ở một số nước tư bản tiên tiến như ở Anh, Pháp, Đức…

Kết luận trên của Mác rút ra từ thực tiễn, vào lúc chủ nghĩa tư bản đã trở thành một hệ thống chính trị quốc tế. Một cuộc tiến công của giai cấp vô sản vào bất cứ một mắt xích nào trong hệ thống đó cũng có ý nghĩa là đánh vào toàn bộ hệ thống đế quốc. Vì vậy, chủ nghĩa tư bản phải tạm dẹp các mâu thuẫn nội bộ để đàn áp các cuộc trỗi dậy của giai cấp vô sản. Do đó, cách mạng vô sản giành thắng lợi không thể nổ ra ở một nước mà phải nổ ra đồng loạt ở nhiều nước tư bản.

Kết luận đó của Mác đã được không ít người đương thời tiếp nhận như một công thức cứng nhắc, một định đề bất di bất dịch, mặc dù ngay cả khi hoàn cảnh lịch sử đã thay đổi. Vì thế, họ đưa ra khẩu hiệu "Liên bang châu Âu" . Theo họ, liên bang đó là kết quả thắng lợi của các cuộc cách mạng vô sản nổ ra đồng loạt trong nhiều nước. Họ không nhận thấy từ cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang  chủ nghĩa đế quốc, và quy luật phát triển không đều đã làm hệ thống đế quốc rạn nứt, phân tán, tạo điều kiện thắng lợi cho cách mạng vô sản ở từng nước riêng biệt.

Ở Nga, những nhà "cách mạng đầu lưỡi" lúc đó cũng có cùng giọng điệu. Họ còn phủ nhận việc coi Nga hoàng là kẻ thù của các dân tộc và giai cấp vô sản toàn châu Âu. Mặt khác, họ không thể thấy hết sức mạnh to lớn của giai cấp vô sản liên minh các dân tộc Nga cũng như mối quan hệ tương tác của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức ở Nga.

Họ chờ đợi một cuộc cách mạng thuần túy và đương nhiên là họ không bao giờ thấy nó cả. Lênin đã cho rằng: Họ là người cách mạng nói suông, không hiểu một cuộc cách mạng thật sự.

Đảng Bôn sê vích Nga - đứng đầu là Lênin, cho rằng: Cần thấu triệt cái chân lý không thể chối cãi được là người mác xít phải chú ý đến cuộc sống sinh động đến những sự thật chính xác của hiện thực, chứ không phải bám lấy cái chân lý ngày hôm qua. Trên tinh thần đó, Lênin và Đảng bôn sê vích Nga vận dụng sáng tạo các luận điểm cảu Mác vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nước Nga đầu thế kỷ XX.

Lênin chỉ ra, mặc dù các thế lực phản động có xu hướng câu kết với nhau, nhưng do sự phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc, mỗi tên lại có quyền lợi riêng. Vì quyền lợi riêng, trong nhiều trường hợp, chúng không điều hòa nổi mâu thuẫn nội bộ của hệ thống đế quốc. Người còn nhận thấy trong việc câu kết của chúng có tính chất lỏng lẻo, bấp bênh. Chúng sẵn sàng biến "bạn đồng minh trở thành chó sói". Chính vì thế, cách mạng có thể nổ ra thắng lợi ở một nước riêng rẽ. Sự thống trị của Nga hoàng đã làm nảy sinh trong lòng xã hội mắt xích yếu kém trong hệ thống dây truyền của chủ nghĩa đế quốc. Do đó, cách mạng có thể giành được thắng lợi. Thực tiễn đã khảo nghiệm sự phân tích đúng đắn của Lênin và Đảng Bôn sê vích Nga.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười và Nhà nước Xô Viết trong quá trình xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội đã là minh chứng và là bài học hùng hồn về đường lối cách mạng sáng tạo. Bài học sáng tạo đó có ý nghĩa soi sáng cho việc phân tích những vấn đề nảy sinh hôm qua và cung cấp phương pháp luận cho hôm nay trên một số khía cạnh.

Thứ nhất, ở Đông Âu và Liên Xô (trước đây), chủ nghĩa xã hội hiện thực không phải là kết quả của việc phủ định chủ nghĩa tư bản. Tiền đề vật chất để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước này chưa thật đầy đủ . Bởi vậy, để xây dựng thành công một phương thức sản xuất cao hơn chủ nghĩa tư bản, thì tất yếu phải là một công việc đầy khó khăn, đòi hỏi tính tự giác cao và không ngừng sáng tạo một cách có nguyên tắc. Nhưng chủ nghĩa xã hội hiện thực ở những nước này có lúc đã không thật sáng tạo, hoặc vô nguyên tắc, thậm chí, ở giai đoạn cuối cùng của nó, những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác- Lênin lại bị phá vỡ. Thiếu sáng  tạo, hoặc nhân danh sách sáng tạo mà từ bỏ nguyên tắc, đều là nhiều nguyên nhân làm đổ vỡ chủ nghĩa xã hội hiện thực.

Thứ hai, cả trong lý luận và thực tiễn đều cho thấy, chủ nghĩa xã hội là có thực, có thể xây dựng được, bảo vệ được và phát triển được. Sự đổ vỡ của chủ nghĩa xã hội hiện thực không phải tự nó. Nếu biết tìm ra những phương pháp, cách thức, bước đi hợp lý, nhất định có thể khắc phục được những yếu kém của chủ nghĩa xã hội, đưa nó phát triển đi lên.

Thứ ba, trong khi bảo vệ, củng cố, phát triển chủ nghĩa xã hội hiện nay, cần nhận thức rõ thấy mấy khía cạnh. Một là, chủ nghĩa xã hội đang cùng tồn tại với chủ nghĩa tư bản, và hiện thời có phần kém lợi thế so với chủ nghĩa tư bản. Vì thế, phải nhận biết những thách thức và những chống phá của chủ nghĩa tư bản để có đối sách hợp lý, kịp thời.

Hai là, khung cảnh của thế giới hiện đại là những quan hệ chằng chịt. Nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau, nhiều cách thức phát triển xã hội khác nhau đang cùng tồn tại. Quan hệ quốc tế ngày càng đa dạng, nhiều chiều, phức tạp. Giữa các nước và các chế độ xã hội có sự đấu tranh với nhau, có sự tác động phụ thuộc lẫn nhau, có cả chuyển hóa lẫn nhau. Vậy nên, thực hiện quá trình đa dạng hóa và da dạng phương hóa quan hệ quốc tế là phải biết giữ mình, không để méo mó đi hoặc bị hòa tan.

Ba là, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước khác nhau có thể được tiến hành bằng những con đường khác nhau, thể hiện dưới những hình thức khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm riêng của mỗi nước và mỗi dân tộc.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Không phải Hà Nội hay TP.HCM, tỉnh Thừa Thiên Huế bất ngờ vươn lên dẫn đầu toàn quốc về Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2023, với 46,0415 điểm trong số 15 tỉnh/thành phố đạt điểm chỉ số cao nhất.
17 giờ
Tài chính - Thị Trường
Nông dân ở Bờ Biển Ngà và Ghana đang phải đối mặt với mùa thu hoạch thảm họa, dẫn đến giá ca cao dâng lên mức kỷ lục.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Thông tin về vụ việc VNDirect bị tin tặc tấn công gần đây, tại buổi họp báo chiều 29/3, Lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng đây là sự cố đáng tiếc, tuy nhiên không ảnh hưởng quá lớn tới thị trường. Song cũng là “hồi chuông” báo động về an ninh mạng với các công ty chứng khoán, tổ chức tài chính.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Bộ Công thương cho biết sẽ cân nhắc thiệt hại đối với ngành tôn mạ, ống thép và các yếu tố khách quan nhất trong quá trình điều tra chống bán phá giá với thép HRC nhập khẩu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Bộ Công thương cho biết đề xuất này trong điều hành xăng dầu hướng đến tiệm cận cơ chế thị trường nhưng vẫn có điều tiết của cơ quan Nhà nước.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Để trở thành một điểm sáng trong thu hút FDI những tháng đầu năm, tỉnh này phải cam kết với các nhà đầu tư đảm bảo điều kiện về hạ tầng, nhân lực và môi trường đầu kinh doanh. 
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 26/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt và đối thoại với thanh niên nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Ngày 25/3, tại Phủ Chủ tịch, bà Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quyền Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã gặp mặt, động viên đoàn đại biểu Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam nhân dịp Tháng Thanh niên 2024.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sản xuất thịt tại châu Á đã theo xu hướng bền vững, thân thiện hơn với môi trường. Tuy nhiên, các sản phẩm thịt làm từ thực vật vẫn còn phải trải qua một chặng đường dài.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Ngày 2/4 tới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), sẽ tổ chức phiên đấu giá bán cổ phần CTCP Sách Việt Nam (Savina) do Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sở hữu.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các danh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục mở rộng quy mô, phạm vi, đối tượng đầu tư tại Việt Nam; chuyển giao công nghệ cho Việt Nam, nhất là công nghệ cao phục vụ cho các ngành mới nổi, như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi xanh...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
"Tôi chưa từ chối tiếp một hiệp hội doanh nghiệp nào nếu như tôi có mặt tại Hà Nội", Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định việc Chính phủ Việt Nam luôn lắng nghe, chia sẻ với các đối tác, nhà đầu tư, góp phần vì những mục tiêu chung.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ Công thương, Bộ Tài Nguyên và Môi trường và lãnh đạo các bộ ngành cho biết luôn lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp và nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp liên quan đến chính sách, thủ tục đầu tư, kinh doanh.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) và Gặp gỡ Cộng đồng Doanh nghiệp FDI ngày 19/3, ghi nhận nhiều đề xuất cấp thiết của các hiệp hội doanh nghiệp nhằm tháo gỡ vướng mắc chính sách hiện nay. 
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Đổi mới, sáng tạo là con đường quan trọng để báo chí Việt Nam vượt qua thách thức do những tác động bởi trí tuệ nhân tạo, các công nghệ tiên tiến khác..., khẳng định giá trị và vị thế của nền báo chí cách mạng.
2 tuần
Xem thêm