Thứ năm, 19/09/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Nhà đầu tư lo lắng khi nhiều cổ đông chủ chốt của An Phát Holdings bất ngờ 'dứt áo'

Thư Linh
- 16:20, 23/08/2024

(DNTO) - Động thái bán hàng loạt của các cổ đông chủ chốt với cổ phiếu An Phát Holdings đang khiến nhiều nhà đầu tư đặt câu hỏi về tình hình sắp tới của doanh nghiệp này?

Cổ phiếu họ An Phát bao gồm các cổ phiếu: APH (CTCP Tập đoàn An Phát Holdings), công ty mẹ và các công ty con là AAA (CTCP Nhựa An Phát Xanh), NHH (CTCP Nhựa Hà Nội), HII (CTCP An Tiến Industries)... Đây là những cổ phiếu từng thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư, tuy nhiên hiện nay nhiều mã thị giá chỉ còn tương đương "ly trà đá".

Tâm điểm của thị trường dồn về cổ phiếu APH của công ty mẹ. Hơn một tuần nay, nội bộ lãnh đạo của An Phát Holdings liên tục đăng ký bán cổ phiếu, hạ tỷ lệ sở hữu hoặc thoái vốn hoàn toàn tại tập đoàn.

Cụ thể, ngày 20/8, bà Nguyễn Thị Tiện, Phó Chủ tịch thường trực HĐQT, kiêm Phó tổng giám đốc An Phát Holdings đăng ký bán 750 ngàn cổ phiếu APH với lý do đưa ra là tái danh mục cơ cấu đầu tư. Nếu thương vụ thành công, tỷ lệ sở hữu của bà Tiện sẽ giảm từ 0,36% xuống còn 0,05% tại doanh nghiệp này.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Cũng trong ngày này, ông Phạm Đỗ Huy Cường, thành viên HĐQT của APH cũng đăng ký bán 750 ngàn đơn vị, hạ tỷ trọng từ 0,77% xuống còn 0,46%, dự kiến thu về 7,5 tỷ đồng. Bà Trần Thị Thoản, Phó Tổng Giám đốc phụ trách sản xuất và bà Hòa Thị Thu Hà, Phó Tổng giám đốc phụ trách tài chính cùng đăng ký bán toàn bộ cổ phần 500 ngàn đơn vị APH đang sở hữu, dự kiến mang về 5 tỷ đồng mỗi người.

Đặc biệt ngày hôm qua, Chủ tịch HĐQT Phạm Ánh Dương, cá nhân sở hữu lượng cổ phiếu cao nhất tại APH, đăng ký bán toàn bộ cổ phiếu đang nắm giữ, tương đương với 11,8 triệu cổ phiếu sẽ được bán ra. Thương vụ thành công, vị Chủ tịch sẽ mang về hơn 118 tỷ đồng.

Như vậy, sau loạt thông báo trên, nhất là động thái mạnh tay "dứt áo ra đi" với số cổ phần tại APH của Chủ tịch HĐQT, nhóm cổ phiếu họ An Phát rơi vào tình trạng đỏ lửa khi nhiều nhà đầu tư bắt đầu đặt câu hỏi về việc liệu có điều gì đang xảy ra tại doanh nghiệp? Trên nhiều hội, nhóm chứng khoán, câu hỏi này được khá nhiều người đưa ra.

Lượng cổ phiếu đưa ra lớn, cùng với sự hoài nghi ít nhiều xuất hiện, khiến APH giảm kịch sàn gần 7% với hơn 10 triệu đơn vị được trao tay trong ngày 23/8, số lượng giao dịch lớn nhất trong một năm qua. Cuối phiên lượng cổ phiếu bán ra vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi chiều dư vẫn còn hàng trăm ngàn cổ phiếu, trong khi cầu thị trường không còn. Hôm nay cũng phiên giảm thứ 4 của APH, cũng là phiên giảm mạnh nhất, thị giá chỉ còn 7.630 đồng/cp.

Nhóm cổ phiếu họ An Phát cũng khó khởi sắc trong bối cảnh trên. AAA cũng giảm gần 3,2%; HII giảm hơn 2%; NHH giảm 6,3%.

An Phát Holdings đang làm ăn ra sao?

Báo cáo tài chính riêng của doanh nghiệp cho thấy, công ty mẹ vẫn tiếp tục làm ăn thua lỗ trong quý 2 này. Tuy nhiên, mức độ lỗ đã giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, từ mức âm 48 tỷ đồng còn âm 19 tỷ đồng. Theo lý giải của doanh nghiệp, mức lỗ được giảm nhẹ do doanh thu thuần tăng 44%, chi phí tài chính giảm 55% so với cùng kỳ.

Hệ sinh thái của An Phát Holdings gồm hơn 10 công ty thành viên. Theo đó báo cáo hợp nhất của doanh nghiệp khá khởi sắc. Doanh thu quý 2 đạt trên 3,2 ngàn tỷ đồng, tăng không đáng kể so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận sau thuế lại bật tăng trên 109 tỷ đồng, tương đương mức tăng 1.056%. Nguyên nhân do công ty thực hiện điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, tập trung vào các sản phẩm có biên lợi nhuận cao đẩy lợi nhuận gộp tăng 54%.

Kết thúc 6 tháng đầu năm, tập đoàn ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 242 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần nửa đầu năm 2023, hoàn thành 77% kế hoạch lợi nhuận. Các công ty con như AAA, HII, NHH cũng đóng góp tích cực vào lợi nhuận công ty mẹ. 

Dù vậy, ở mục vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn, APH còn hơn 3 ngàn tỷ đồng, trong khi nợ trái phiếu đến kỳ tính đến cuối tháng 623 tỷ đồng dù đã giảm khoảng 160 tỷ đồng tính từ đầu năm. Vay ngân hàng, tính cả ngắn hạn và dài hạn, còn gần 2,9 ngàn tỷ đồng, trong đó vay ngắn hạn còn 2,3 ngàn tỷ đồng. Đây sẽ là gánh nặng lớn của doanh nghiệp trong thời gian tới.

Đáng nói, cách đây vài ngày APH bất ngờ thông báo về ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền tham dự ĐHĐCĐ bất thường năm 2024. Phía doanh nghiệp cho biết, nội dung nhằm thông báo về thay đổi ngành nghề kinh doanh của công ty, sửa đổi, bổ sung điều lệ và các nội dung khác thuộc thẩm quyền của đại hội.

Tin khác

Xu thế
Tập đoàn Amazon đã yêu cầu các nhân viên trở lại đi làm toàn thời gian tại công ty 5 ngày trong tuần, theo CEO của công ty - ông Andy Jassy.
14 giờ
Tài chính - Thị Trường
Theo ông Dominic Scriven, Chủ tịch quỹ Dragon Capital, hai năm qua là giai đoạn khó khăn của thị trường chứng khoán, tuy nhiên thách thức đang giảm dần, nhiều yếu tố tích cực bắt đầu lộ diện.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Việc nhà điều hành vừa giảm lãi suất OMO xuống 4%/năm, cho thấy định hướng hỗ trợ thanh khoản hệ thống ngân hàng, qua đó thiết lập một mặt bằng lãi suất liên ngân hàng thấp hơn trong thời gian tới thông qua kênh thị trường mở, cũng như có điều kiện để bổ sung dự trữ ngoại hối vào giai đoạn cuối năm nay.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Kỳ vọng Fed và nhiều ngân hàng trung ương giảm lãi suất sẽ giúp giảm áp lực lên tỷ giá và đà rút ròng của khối ngoại. Nhiều cổ phiếu được đánh giá cao như nhóm ngành xuất khẩu hàng hoá, bất động sản...
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong tuần giao dịch mới, giới phân tích cho rằng VN-Index đang ở trong giai đoạn tích lũy cho sóng tăng cuối năm, và nhà đầu tư nên tận dụng giai đoạn này để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu quanh vùng hỗ trợ 1.250 điểm của VN-Index, ưu tiên những nhóm ngành có câu chuyện tăng trưởng tích cực cuối năm.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Khó khăn từ vốn và chi phí chưa chưa qua, "cú bồi" từ siêu bão Yagi đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều doanh nghiệp khắp cả nước. Bên cạnh cơ cấu nợ, giảm lãi suất, ưu đãi các khoản vay mới, các chuyên gia đề xuất cần các giải pháp hỗ trợ toàn diện hơn để dồn tổng lực cho doanh nghiệp phục hồi.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giá các loại xăng dầu tiếp tục giảm trên dưới 1.000 đồng mỗi lít trong chiều nay 12/9.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Những kế hoạch tăng vốn đầy tham vọng đã và sắp được hoàn tất sẽ làm thay đổi chóng mặt thứ hạng vốn điều lệ của các ngân hàng. Nhóm Big 4 có vốn nhà nước đã mất các vị trí dẫn đầu trong làn sóng tăng vốn ồ ạt của ngân hàng tư nhân. 
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trong khi thị trường rơi vào trạng thái giằng co, thanh khoản đi xuống, nhóm cổ phiếu chăn nuôi hút dòng tiền và dành được sự quan tâm của nhà đầu tư.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thị giá cổ phiếu VNZ đã mất hơn 13% trong phiên, chỉ còn 392.500 đồng/cp, mức giá thấp của cổ phiếu này kể từ thời điểm lên sàn đến nay.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 9/9, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các tổ chức tín dụng rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng đang vay vốn để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng sau bão Yagi.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Sau giai đoạn nổi sóng, giá USD tại các ngân hàng hiện "bốc hơi" 870 đồng, tương ứng giảm 3,3%, khi thủng mốc 25.000 đồng/USD. Có ngân hàng hạ tới 260 đồng ở chiều mua, về mức thấp nhất gần 6 tháng. Đây là điểm sáng trên thị trường tiền tệ góp phần giảm bớt các áp lực đầu cơ lên tỷ giá. 
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trong sáng 8/9, ngay sau khi cơn bão Yagi đi qua Hà Nội, từ siêu thị cho đến chợ và các cơ sở kinh doanh ẩm thực tấp nập mở cửa trở lại phục vụ nhu cầu người dân.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trong bối cảnh duy trì lãi suất thấp, nếu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) không tăng đáng kể, cho thấy người tiêu dùng và doanh nghiệp không tăng chi tiêu. Nếu kéo dài, có thể dẫn đến giảm phát hoặc đình lạm, cả hai đều có thể phản ánh hoạt động kém hiệu quả trong tăng trưởng kinh tế
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Từ ngày 05/09/2024, Sacombank phát hành 5.000 tỷ đồng Chứng chỉ tiền gửi dài hạn có ghi danh với lãi suất hấp dẫn dành cho Khách hàng cá nhân và tổ chức, thêm một kênh đầu tư dài hạn an toàn, giúp tối ưu dòng tiền nhàn rỗi với tỷ suất sinh lời cao hơn so với gửi tiết kiệm truyền thống.
1 tuần
Xem thêm