Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Nhà đầu tư bức xúc, Ủy ban Chứng khoán cam kết khắc phục nghẽn lệnh trong tháng 7

Anh Minh
- 06:30, 11/06/2021

(DNTO) - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tái khẳng định, sẽ triển khai quyết liệt các giải pháp để bảo đảm hệ thống giao dịch được thông suốt, đồng thời phải đưa bằng được hệ thống do FPT xây dựng vào sử dụng vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 tới để giải quyết dứt điểm tình trạng nghẽn lệnh tại HOSE.

Nghẽn lệnh như trường hợp của HOSE thời gian qua gây thiệt hại cho các nhà đầu tư. Ảnh: T.L

Nghẽn lệnh như trường hợp của HOSE thời gian qua gây thiệt hại cho các nhà đầu tư. Ảnh: T.L

Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu nhận định, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam còn non trẻ, đi sau, hạ tầng kỹ thuật vẫn không hiện đại, còn nhiều bất cập, nên số giao dịch tăng cao dễ bị quá tải, nghẽn lệnh như trường hợp của HOSE, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư. Việc này cần khắc phục bằng giải pháp dài hạn, không chỉ tình thế.

Đồng thời, để bảo đảm công bằng hơn, cần có cơ chế giảm thiểu thiệt hại cho nhà đầu tư, ví dụ có thể nhà đầu tư được bổ sung huỷ lệnh kịp thời. “Đây không phải là một vài lần, mà tình trạng này đã kéo dài. Trong trường hợp nhà đầu tư bị thiệt hại, có bằng chứng do nghẽn lệnh, phải có cơ chế san sẻ thiệt hại giữa các bên, phải có người chịu trách nhiệm”, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu nói.

Bình luận về các sự cố nghẽn lệnh vừa qua trên hệ thống giao dịch tại HOSE, ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch UBCKNN cho biết, hiện tượng nghẽn lệnh trên hệ thống giao dịch tại HOSE đã xảy ra từ cuối tháng 12/2020. Nguyên nhân chính là do thanh khoản của thị trường tăng trưởng quá nhanh ngoài dự báo. Số lượng lệnh giao dịch trung bình hàng ngày trong tháng 12/2020 tăng khoảng 4 lần so với năm 2019, và tiếp tục tăng rất mạnh trong năm 2021.

 Nhiều giải pháp cấp bách đã được Bộ Tài chính, UBCKNN đã chỉ đạo HOSE triển khai, như tăng lô từ 10 lên 100, chuyển giao dịch tự nguyện, dừng giao dịch cổ phiếu niêm yết mới trên HOSE và nhất là cải tiến kỹ thuật… đã giúp hệ thống giao dịch hoạt động tương đối ổn định trong thời gian qua.

Tuy nhiên, cuối tháng 5, đầu tháng 6 này, khi thanh khoản và lượng lệnh vào thị trường tiếp tục tăng đột biến, đã khiến hiện tượng nghẽn lệnh tái diễn, thậm chí xuất hiện rủi ro lớn đối với hệ thống giao dịch, buộc HOSE phải chủ động ngừng giao dịch phiên chiều 1/6 để đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống. Đến nay hệ thống đã trở lại hoạt động bình thường và có tiến triển tốt khi HOSE và các thành viên công ty chứng khoán cũng nỗ lực đưa ra giải pháp mới.

Song song công việc đối với hệ thống hiện tại, HOSE và các đơn vị liên quan cũng đã tích cực triển khai đồng thời hệ thống giao dịch phối hợp với Tập đoàn FPT và hệ thống công nghệ thông tin cho toàn thị trường do  phía Hàn Quốc xây dựng (KRX). Tất cả công tác vẫn tiến hành khẩn trương, bảo đảm đúng tiến độ, lộ trình. Theo báo cáo của HOSE, đến cuối tháng 6, đầu tháng 7 tới, sự cố nghẽn lệnh sẽ được xử lý tương đối triệt để.

Hạn chế sửa, hủy lệnh trong các khung giờ cao điểm

Hệ thống do FPT xây dựng và sử dụng vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7 tới để giải quyết dứt điểm tình trạng nghẽn lệnh tại HOSE. Ảnh: T.L

Hệ thống do FPT xây dựng và sử dụng vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7 tới để giải quyết dứt điểm tình trạng nghẽn lệnh tại HOSE. Ảnh: T.L

Trước đó, Tổng Giám đốc HOSE Lê Hải Trà cho hay, chỉ trong tháng 5, tính bình quân phiên, giá trị giao dịch trên HOSE đã đạt mức khoảng 22,4 nghìn tỷ đồng/phiên. Đây là con số rất lớn trên HOSE kể từ ngày thành lập và mang tính đột biến khi so sánh với thời gian gần đây.

Cụ thể, tháng 12/2020  giá trị giao dịch bình quân phiên là 12,7 nghìn tỷ đồng/phiên; từ tháng 1-4/2021 con số này là 16,6 nghìn tỷ đồng/phiên. Phiên sáng 1/6, giá trị giao dịch trên HOSE đã vượt mức 21,7 nghìn tỷ đồng, dẫn tới tình trạng báo động đối với an toàn của hệ thống. Đây là con số kỷ lục, cao nhất từ trước tới nay.

Để khắc phục tình trạng nghẽn lệnh trước mắt, chiều 10/6, ông Lê Hải Trà vừa ký văn bản gửi tất cả các công ty chứng khoán thành viên về việc kiểm soát lỗi 2G (các lỗi kỹ thuật vi phạm quy định giao dịch) và quản lý việc sửa, hủy lệnh.

Theo văn bản này, được sự chấp thuận của UBCKNN, để đảm bảo an toàn cho hệ thống giao dịch, HOSE lưu ý các công ty chứng khoán thành viên hai vấn đề.

Thứ nhất, các công ty chứng khoán kiểm soát lỗi 2G, tránh gây ảnh hưởng đến an toàn hệ thống chung của hệ thống giao dịch của HOSE.

Thứ hai, các công ty chứng khoán quản lý việc sửa, hủy lệnh giao dịch trong các khung giờ sau để tránh gây áp lực quá tải xử lý đối với hệ thống giao dịch: Từ 9h15-9h25, từ 11h15-13h10 và từ 14h20- 14h30 các ngày giao dịch.

Như vậy, đây là giải pháp “nới lỏng” hơn so với việc một số phiên gần đây các công ty chứng khoán áp dụng biện pháp tạm ngừng hủy, sửa lệnh trong toàn phiên giao dịch.

Điều này cũng đã nhận được sự đồng thuận cao của 20 công ty chứng khoán có thị phần cao nhất trong cuộc họp với UBCKNN và HOSE.

“Trong giai đoạn này phải ưu tiên giữ thị trường hoạt động liên tục hết phiên không bị dừng hoạt động. Các công ty chứng khoán cần phối hợp với cơ quan quản lý và HOSE để cùng giữ an toàn chung của hệ thống, nhưng tạo điều kiện tối đa cho nhà đầu tư giao dịch”, đại diện UBCKNN cho hay.

Lãnh đạo UBCKNN cũng khẳng định, Bộ Tài chính, UBCKNN đang tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp để đảm bảo hệ thống giao dịch được thông suốt, đồng thời phải đưa bằng được hệ thống do FPT xây dựng và sử dụng vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7 tới để giải quyết dứt điểm tình trạng nghẽn lệnh tại HOSE.

Trước đó, chỉ trong cuối giờ sáng ngày 9/6, địa chỉ trụ sở của HOSE trên Google Map đã bị hơn 1.500 lượt đánh giá 1 sao, hạ mức điểm trung bình còn 1,1, chủ yếu đánh giá đến từ những nhà đầu tư cá nhân trên một diễn đàn về chứng khoán. Theo các chuyên gia, những giải pháp tạm thời, như chặn hủy/sửa lệnh trong những khung giờ nhất định, chỉ mang tính tình thế. Trên thế giới, sàn chứng khoán nếu có bị nghẽn lệnh nhưng chỉ trong khoảng thời gian ngắn chứ không để lặp lại kéo dài vài tháng như ở Việt Nam.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu giảm từ 60-100 đồng mỗi lít, riêng dầu mazut tăng giá nhưng không đáng kể.
19 giờ
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia trong ngành cho biết thị trường M&A (mua bán và sáp nhập) trong nước gần đây ghi nhận sự tham gia của nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đến tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp hay sản xuất.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo giới phân tích, trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ đủ mạnh và chưa có dấu hiệu cho thấy mặt bằng lãi suất liên ngân hàng và tỷ giá hạ nhiệt một cách bền vững, tôi cho rằng nhà đầu tư nên ưu tiên quản trị rủi ro danh mục ở thời điểm này.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thặng dư thương mại Việt Nam và Mỹ là thành tựu nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro khi nước này đang tăng cường bảo hộ hàng nội địa và sẽ duy trì chính sách thương mại cân bằng với các đối tác.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Quy định chống phá rừng (EUDR) đang đặt ngành cà phê Việt Nam vào nhiều thách thức, trong đó là phần xác minh nguồn gốc đất trồng và truy xuất nguồn gốc.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia cho rằng sở dĩ các nhà đầu tư cầm chừng trong các giao dịch M&A trong thời gian qua là do thăm dò chính sách từ phía Việt Nam, chờ kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ hoặc chờ mua dự án với giá tốt hơn. Khi những yếu tố này được giải tỏa, sự trở lại của các giao dịch sẽ mạnh mẽ hơn.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Các loại xăng dầu đồng loạt giảm giá trong kì điều hành hôm nay 14/11. Ảnh: T.L.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Kỷ niệm 6 năm thành lập Trung tâm thương mại Satra Củ Chi (1239 Tỉnh lộ 8, ấp Thạnh An, xã Trung An, huyện Củ Chi, TP.HCM) nhiều hoạt động tặng quà, rút thăm trúng thưởng, khuyến mại lên đến 100%, diễn ra từ ngày 15/11 đến 12h00 ngày 28/11/2024.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 13/11, các ngân hàng đồng loạt niêm yết giá bán mỗi USD ở mức 25.502 đồng - mức cao nhất lịch sử. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, đồng Việt Nam đã mất giá khoảng 4,5%.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thông qua việc kiến tạo một diễn đàn trao đổi, thảo luận trực tiếp giữa những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực, chuỗi tọa đàm trực tuyến InnovaTalk do Quỹ VinFuture tổ chức xuyên suốt 3 năm qua đã trở thành cầu nối vững chắc cho cộng đồng khoa học Việt Nam vươn tới thế giới, góp phần thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trên toàn cầu.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Động lực trong nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang thay đổi kể từ cuối năm 2023, rõ ràng hơn vào năm 2024. Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi của sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và chuỗi cung ứng. "Sóng" đầu tư mới sẽ hỗ trợ Việt Nam tiến cao hơn trong thang giá trị gia tăng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 12/11, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố doanh số bán xe của các đơn vị thành viên VAMA. Theo đó, trong tháng 10/2024, doanh số đạt 38.761 xe, tăng 6% so với tháng trước và tăng 53% so với tháng 10/2023.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thông tin trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đánh giá chính sách tiền tệ, tài khóa vừa qua đã được điều hành hiệu quả, hợp lý. "Chúng ta chuẩn bị xử lý tiếp ngân hàng 0 đồng nữa, ổn định hệ thống".
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thừa nhận, cho vay đang vào kỳ tăng mạnh, song ngân hàng thương mại khó giảm thêm lãi suất vì rủi ro của nền kinh tế đang ở mức cao và tỷ giá có thể diễn biến phức tạp.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trả lời chất vấn của ĐBQH về lý do tại sao ngân hàng chỉ bán vàng ra mà không mua lại của người dân, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, trước biến động giá vàng rất cao nên các ngân hàng, doanh nghiệp phải cân nhắc việc mua bán để phòng ngừa rủi ro.
1 tuần
Xem thêm