Thứ hai, 07/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Nguồn lực nào để mua đủ vắc xin Covid-19?

Sông Hàn
- 12:05, 30/05/2021

(DNTO) - Danh sách những tỷ phú của Việt Nam càng ngày càng nhiều hơn, thì việc huy động nguồn lực xã hội để mua vắc xin Covid-19 hoàn toàn không quá khó khăn. Những diễn biến của dịch ngày càng phức tạp, tỉnh Bắc Giang đã thực sự trở thành tâm dịch mới của đợt lây nhiễm Covid-19 thứ 4 tại nước ta.

Bộ Y tế cho rằng, chủng virus ghi nhận hiện nay dễ dàng nhân đôi, lây qua không khí nên phát tán và lây mạnh hơn so với các chủng cũ trước đây. Nghĩa là, người Việt Nam ngoài việc dùng tinh thần kiên cường để tái chiến dài lâu với Covid-19, phải hướng đến giải pháp mọi công dân đều được tiêm vắc xin phòng ngừa.

Hiện nay, cả nước đã có khoảng 1,1 triệu người được tiêm vắc xin, sẽ có thêm khoảng 1,6 triệu người được tiêm vắc xin vào tháng 6/2021. Mục tiêu của Chính phủ là có đủ 150 triệu liều vắc xin cho nhóm dân số có chỉ định tiêm vắc xin. Rõ ràng, số lượng vắc xin mà chúng ta còn thiếu là rất lớn.

Theo kế hoạch, Việt Nam được tài trợ 38,9 triệu liều vắc xin và đàm phán mua thêm 10 triệu liều vắc xin với hình thức chia sẻ kinh phí từ COVAX. Cộng với việc chắc chắn mua được 30 triệu liều vắc xin AstraZeneca, Chính phủ cũng đã hoàn tất đàm phán để mua 31 triệu liều vắc xin của Pfizer. Như vậy, chúng ta cần kinh phí để mua thêm khoảng 50 triệu liều vắc xin.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao tiền ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao tiền ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19.

Mới đây, để huy động thêm nguồn lực ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19, ngày 27/5, Đoàn Chủ tịch Uỷ ban T.Ư MTTQ Việt Nam đã tổ chức lễ phát động đợt cao điểm quyên góp ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp, các tổ chức, kiều bào ta ở nước ngoài… tham gia đóng góp ủng hộ để toàn dân, toàn quân ta sớm chiến thắng dịch bệnh.

Chủ tịch nước cũng đề nghị các cấp, các ngành, kiều bào, nhân dân không được lơ là, chủ quan; nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh. Mỗi người luôn đề cao ý thức với bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội; không được chủ quan và quán triệt tinh thần chống dịch như chống giặc để sớm dập dịch.

Ở một diễn biến khác, Bộ Chính trị đã chỉ đạo huy động mọi nguồn lực trong xã hội, thúc đẩy việc tiếp cận vắc xin nhanh nhất, tiêm trên diện rộng nhất nhằm kiểm soát dịch bệnh, đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Chính phủ đã quyết định thành lập Quỹ vắc xin. Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp khẩn trương chuẩn bị phiếu xin ý kiến thành viên Chính phủ và Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ việc mua vắc xin phòng Covid-19 của Công ty Pfizer..

Phải nói rằng, dịch bệnh cũng nguy hiểm như thiên tai và chiến tranh. Khi sức khỏe cộng đồng bị đe dọa thì không ai có quyền thờ ơ, không ai có quyền ích kỷ. Danh sách những tỷ phú của Việt Nam càng ngày càng nhiều hơn, thì việc huy động nguồn lực xã hội để mua vắc xin hoàn toàn không quá khó khăn. 

Tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho cán bộ, nhân viên y tế tham gia công tác phòng chống dịch.

Tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho cán bộ, nhân viên y tế tham gia công tác phòng chống dịch.

Bối cảnh hiện nay, vắc xin là vũ khí hữu hiệu nhất để chống lại dịch bệnh Covid-19 và cạnh tranh phục hồi và phát triển kinh tế, không thể chậm chậm. Các hãng dược không chấp nhận đàm phán về giá cũng là khách quan. Các thiệt hại về kinh tế và xã hội khác khủng khiếp hơn rất nhiều lần. Cần đẩy nhanh việc nhập khẩu và hoàn thành tiêm chủng Covid-19 cho Việt Nam càng sớm càng tốt.

Trong điều kiện “chống dịch như chống giặc”, khan hiếm vắc xin phòng chống Covid-19 trên toàn cầu, theo Thủ tướng, đây là tình huống cấp bách, vì thế việc mua vắc xin phải được xử lý theo quy định của pháp luật về các trường hợp đặc biệt, cấp bách và phải được thực hiện ngay.

Vấn đề ở chỗ, nếu mua vắc xin từ nguồn ngân sách của Nhà nước không thôi thì đó là vấn đề nan giải. Vì thế cần phải huy động mọi nguồn lực đóng góp trong xã hội để mua cho kịp lượng vắc xin đã đàm phán. Cũng như việc một số địa phương xin xã hội hóa, tự huy động nguồn lực để mua vắc xin cho người dân địa phương cũng là một cách hay.

Thực tế, chúng ta có thể huy động nguồn lực từ xã hội để mua. Thời  gian chống dịch vừa qua là quãng thời gian dư luận chứng kiến rất nhiều những tổ chức, tập đoàn, doanh nhân, cho đến các cá nhân có tấm lòng hảo tâm,  thể hiện tinh thần đoàn kết, nhân ái trong công cuộc chống dịch.

GS.TS.Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế tiếp nhận hỗ trợ từ Tập đoàn Vingroup.

GS.TS.Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế tiếp nhận hỗ trợ từ Tập đoàn Vingroup.

Ví như, ngày 21/5 Bộ Y tế tiếp nhận hỗ trợ 160 tỉ đồng và 4 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 từ ngành ngân hàng, Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Sovico Group và HDBank… Đây cũng có thể được xem như nguồn vắc xin xã hội hóa từ việc đóng góp của doanh nghiệp.

Tất cả nhân dân đang mong chờ những thỏa thuận, hợp đồng ký kết vắc xin của Chính phủ với các đối tác sẽ được triển khai nhanh nhất có thể. Bởi vì, có đủ nguồn vắc xin tiêm chủng cho người dân là điều rất quan trọng để chuyển từ phòng ngự sang chủ động tấn công dịch bệnh, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Nỗ lực vươn lên, chủ động phản ứng chính sách kịp thời, đoàn kết thống nhất phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, tiền đề cơ bản để Việt Nam vượt qua thách thức, hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.
20 giờ
Thời sự - Chính trị
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính sách thuế mới này đã tạo ra làn sóng chấn động trên toàn cầu. Trong vài ngày qua, thị trường chứng khoán tại Mỹ, châu Âu và châu Á đều lao dốc liên tiếp do lo ngại lạm phát leo thang và nguy cơ suy thoái.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
  Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo. 
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. 
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo ước tính, tổng giá trị hàng hóa được miễn thuế lên tới 644 tỷ USD, trong đó 185 tỷ USD đến từ Canada và Mexico, còn 459 tỷ USD từ các đối tác thương mại khác.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46%, lo ngại thủy sản Việt mất thị trường, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi kiến nghị “khẩn” đến Thủ tướng và các bộ, ngành chức năng. 
3 ngày
Thời sự - Chính trị
“Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ. 
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
5 ngày
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Ba quốc gia Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại đầu tiên sau 5 năm tại Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến những biến động kinh tế toàn cầu.
1 tuần
Xem thêm