Thứ hai, 06/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Doanh nghiệp muốn đồng hành cùng Chính phủ tìm nguồn vaccine Covid-19

Văn Hưng
- 09:05, 30/05/2021

(DNTO) - Các hiệp hội, doanh nghiệp đã đưa ra ý kiến liên quan đến nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine và vai trò của cộng đồng doanh nghiệp trong việc đồng hành cùng Chính phủ.

Mới đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng đại diện các hiệp hội doanh nghiệp trên cả nước tham gia họp trực tuyến xoay quanh vấn đề xã hội hóa vaccine.

Theo tính toán của Bộ Y tế, dự kiến Việt Nam mua 150 triệu liều vaccine phòng Covid-19 để tiêm phòng cho khoảng 75 triệu người, tổng kinh phí ước khoảng 25.200 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách trung ương dự kiến bố trí khoảng 16.000 tỷ đồng, ngân sách địa phương chi và huy động đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức là 9.200 tỷ.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Hồng Uy, Giám đốc đăng kiểm và Ngoại vụ Abbot Việt Nam, cho rằng sau 9 đối tượng ưu tiên ở tuyến đầu của Bộ Y tế, cần xác định 3 mức độ ưu tiên tiêm vaccine tại Việt Nam theo quản lý rủi ro, cả về nguy cơ dịch bệnh và nguy cơ kinh tế theo các mức độ cao, trung bình, thấp.

Với nguy cơ mắc bệnh cao là các địa phương đang bùng phát dịch, với nguy cơ mắc bệnh trung bình là các địa phương có dịch nhưng đã được kiểm soát, hoặc mật độ dân cư cao. Và vùng nguy cơ mắc bệnh thấp là các địa phương còn lại.

Với nguy cơ kinh tế cao là các khu công nghiệp lớn, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng thiết yếu, vận tải, điện, nước, doanh nghiệp lớn. Với nguy cơ kinh tế trung bình là khu công nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp cỡ trung 100-500 nhân viên không trong khu công nghiệp. Và nguy cơ kinh tế thấp là các doanh nghiệp nhỏ lẻ, hộ gia đình.

Đại diện VCCI nhìn nhận nếu chỉ dựa vào nguồn ngân sách Nhà nước để mua vaccine sẽ khó đáp ứng mục tiêu phòng dịch cho toàn dân. Ảnh: PV

Đại diện VCCI nhìn nhận nếu chỉ dựa vào nguồn ngân sách Nhà nước để mua vaccine sẽ khó đáp ứng mục tiêu phòng dịch cho toàn dân. Ảnh: PV

Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam bà Nguyễn Thị Hương thì đề xuất đưa doanh nghiệp vào đối tượng ưu tiên ngay sau lực lượng tuyến đầu chống dịch. Đồng thời, đề nghị Chính phủ thống nhất quản lý tiêm theo thứ tự ưu tiên và cấp giấy chứng nhận tiêm vaccine thống nhất cả nước đế giúp các doanh nghiệp có thể giao thương dễ dàng.

Trong khi đó, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas), cho rằng thách thức hiện nay là phải bảo quản, lưu trữ lượng vaccine nhập về như thế nào? Vấn đề này Bộ Y tế cần phải làm rõ, bởi nếu cứ ào ạt đưa vaccine về thì lưu trữ, bảo quản cũng như khả năng đáp ứng tiêm chủng của lực lượng y tế ra sao?

Thứ hai, về khả năng tài chính, các doanh nghiệp tầm trung và lớn khả năng chủ động tài chính để mua vaccine tiêm miến phí cho người lao động là điều khả thi. Ngược lại, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng tài chính không đảm bảo, Nhà nước và Chính phủ cần cân nhắc làm sao để tiêm được cho người lao động một cách đồng bộ.

Thứ ba, vấn đề nếu đến tháng 7-8/2021, toàn lao động ngành dệt may chưa được tiêm vaccine sẽ là thách thức rất lớn cho mục tiêu bền vững của ngành.

Đáng chú ý, người đứng đầu Vitas cho rằng, ngành may hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp FDI có mối quan hệ và uy tín với chính phủ các nước châu Âu, châu Mỹ, có thể kết nối để giới thiệu việc nhập khẩu vaccine thuận lợi hơn.

Cũng tại buổi họp, ông Cao Hoàng Nam, Giám đốc đối ngoại và Truyền thông Pepsi Co, dẫn ra bài học từ mô hình chương trình “Hỗ trợ song hành vaccine” của Indonesia.

Cụ thể, Chính phủ cho phép doanh nghiệp đóng góp mua vaccine, với chi phí để tiêm cho người lao động và gia đình khoảng 1,6 triệu đồng. Chương trình do Phòng Thương mại Indonesia (KADIN) và các hiệp hội doanh nghiệp phố hợp cùng Bộ Y tế triển khai.

Tính đến ngày 22/5, đã có 22.000 doanh nghiệp tham gia chương trình này với hai mục tiêu chính: sẽ có khoảng 80-80 triệu người được tiêm chủng vào tháng 8-9/2021; đạt 2/3 dân số tiêm chủng vào 3/2022.

Về cách thức triển khai chương trình, Bộ Y tế chỉ định đầu mối là công ty và cơ sở y tế được ủy quyền để nhập khẩu và tiêm chủng. KADIN và các hiệp hội nộp danh sách tiêm cho Bộ Y tế, Bộ Y tế sẽ có cơ sở dữ liệu quốc gia để đưa người được đăng ký sang danh sách khác tránh việc trùng lặp. Cuối cùng, doanh nghiệp đăng ký mua và tiêm vaccine.

Indonesia cũng đề ra một số quy đinh khác như: chương trình này phải áp dụng các loại vaccine khác với chương trình của Chính phủ, các vaccine theo quy định là của được WHO, Bộ Y tế chấp thuận và chỉ định hệ thống bệnh viện tư nhân tham gia.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sản xuất công nghiệp trong tháng 4 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực. Tuy nhiên, đi cùng với những cơ hội là rủi ro được đánh giá ở thế cân bằng, đòi hỏi những lực đẩy mới mạnh mẽ, toàn diện hơn tạo cơ hội để doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi giá trị. 
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Với số kinh phí hơn 600 triệu đồng vận động bước đầu, trước mắt Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam xây dựng kế hoạch vận chuyển nước uống, nước sinh hoạt đến 4 tỉnh đầu tiên: Bến tre, Long An, Tiền Giang, Cà Mau để hỗ trợ kịp thời cho bà con đang thiếu nguồn nước uống và nước sinh hoạt.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Bức tranh kinh doanh ngành ngân hàng trong quý 1/2024 đã khá hoàn chỉnh khi phần lớn các nhà băng công bố báo cáo tài chính.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội Doanh nghiệp trẻ Hải Dương vừa tổ chức chương trình xúc tiến thương mại, kết nối với một số doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh Hoà Bình - Sơn La - Điện Biên.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Chuyên gia kinh tế bày tỏ sự lạc quan về dòng tiền sản xuất, kinh doanh sẽ không bị trì trệ như 2023 vì nhiều tín hiệu tích cực của nền kinh tế.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo đó, các đoàn viên, thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hoá, được Hội Doanh nhân trẻ Thanh Hoá chia sẻ về những hạn chế đang gặp phải khi khởi nghiệp, đồng thời đưa ra những lời khuyên để các bạn trẻ có sự chuẩn bị tốt trong quá trình khởi nghiệp.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hoàn thành đề án tái cơ cấu và gia tăng năng lực cạnh tranh là “mục tiêu kép” của Sacombank trong 7 năm qua. Nay đang ở chặng cuối của lộ trình tái cơ cấu, cùng nội lực vững vàng, nhà băng này đã chuẩn bị cho mình một hành trang khác biệt khi bước chân vào hành trình phát triển bền vững sau tái cơ cấu.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trên thị trường xuất hiện nhiều chứng nhận nghiêm ngặt hơn cả chứng nhận hữu cơ, đồng nghĩa với việc rào cản dành cho hàng hóa xuất khẩu ngày càng dày hơn. 
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội Doanh nhân trẻ Long An, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Long An và Hội Công thương Okayama (Nhật Bản), đã ký biên bản ghi nhớ về mở rộng quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực lao động, công nghiệp, du lịch, giáo dục, văn hóa, với kỳ vọng tạo khởi đầu cho những hợp tác, thành công mới trong tương lai.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dù Ngân hàng Nhà nước mới đây đã phát đi thông báo sẵn sàng bán ngoại tệ để can thiệp tỷ giá, song tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và thị trường tự do vẫn nóng. Áp lực tỷ giá đang tác động trực tiếp đến chi phí đầu vào của nhiều doanh nghiệp trong nước.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Phía ngân hàng mong nhận được sự thấu hiểu của cổ đông, đồng thời đang nỗ lực giải quyết những vướng mắc cuối cùng liên quan đến khoản nợ của ông Trầm Bê trước khi tính đến phương án chia cổ tức.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Yêu cầu chống phá rừng, giảm phát thải và các tiêu chí bền vững khác đang đánh thẳng vào chi phí, lợi nhuận và doanh thu của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu đạt 3.570 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt trên 141 tỷ đồng, sản lượng thực phẩm chế biến trên 23 ngàn tấn, tăng gần 9% so với kết quả thực hiện năm 2023.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội Doanh nhân trẻ Đồng Nai luôn chú trọng hoạt động thăm doanh nghiệp hội viên và kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua đó đẩy mạnh quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế của doanh nghiệp và địa phương.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Công trình “Trường Sa xanh 2024” nhằm xây dựng và trao tặng các công trình xanh cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đang sinh sống, công tác trên Quần đảo Trường Sa, với tổng nguồn lực huy động dự kiến đạt hơn 3 tỷ đồng.
1 tuần
Xem thêm