Thứ năm, 02/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Nghĩ về thói quen tặng quà thầy cô giáo ngày 20/11

Lương Gia Cát Tường
- 14:04, 18/11/2023

(DNTO) - Chuyện học sinh thăm hỏi và tặng quà cho thầy cô giáo để tỏ lòng tri ân và tôn kính là chuyện đã trở thành truyền thống từ lâu đời của người Việt. Thời gian gần đây do bị biến tướng tiêu cực, người ta bắt đầu đem chuyện này ra mổ xẻ, bàn luận: Nên hay không nên?

Tiếp theo tuyên bố sẽ không tổ chức tiếp khách và nhận hoa, quà chúc mừng Ngày Nhà giáo năm nay của các Sở GD&ĐT ở một số tỉnh thành, Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (xã Ea Huar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) vừa qua cũng đã ra thông báo đề nghị phụ huynh, học sinh và người lao động không tặng quà cho giáo viên và lãnh đạo trường nhân ngày 20/11 sắp tới. Việc này đã tạo ra nhiều luồng dư luận trái chiều.

Thăm hỏi, tặng quà để tỏ lòng tri ân thầy cô là một mỹ tục có từ lâu đời

Năm nay, nước ta chọn chủ đề “Tôn sư trọng đạo” để thực hiện chuỗi hành động Kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2023). “Tôn sư trọng đạo” là một trong những mỹ tục được xem là truyền thống của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.

“Tôn sư trọng đạo” là truyền thống của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. Ảnh: Internet

“Tôn sư trọng đạo” là truyền thống của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. Ảnh: Internet

Ngày xưa, mỗi khi dắt con đến gửi cho thầy đồ để xin chữ, bao giờ phụ huynh cũng mang theo phẩm vật cung kính ra mắt thầy. Phẩm vật đó thường là một con gà, một đấu gạo, hay các loại rau củ, hoa quả trong vườn nhà… đã được chọn lựa cẩn thận, kỹ lưỡng.

Cũng xuất phát từ đạo lý uống nước nhớ nguồn và tỏ lòng tôn kính tri ân thầy cô, dân ta còn có phong tục “Mồng Một tết cha,mồng Ba tết thầy”. Trong chuỗi đi thăm thú, chúc mừng trong ba ngày Tết, người dân luôn dành buổi sáng mồng Ba để đến thăm thầy – thầy hiện đang theo học và cả thầy cô giáo cũ.

Bao giờ kèm theo lời chúc an khang cũng có một món quà học trò mang đến biếu thầy. Phẩm vật biếu thầy vào ngày mồng Ba tết của người miền Nam thông thường là một phong bánh in hảo hạng được bọc trong giấy kiếng màu đỏ và một gói trà sen hạng nhứt. Người sản xuất bánh, mỗi tết cho ra lò một số lượng lớn bánh in hầu như để phục vụ cho nhu cầu này.

Bắt đầu từ khi Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) ra đời vào năm 1982, người dân có thêm một ngày mang ý nghĩa trùng với ngày mùng Ba tết, nhưng được tổ chức tập trung, trọng thể với nhiều nội dung phong phú hơn, được gọi nôm na là “Tết thầy cô”.

Ngày 20/11 hằng năm là dịp để các thế hệ học sinh và toàn xã hội tri ân thầy cô giáo. Ảnh: internet

Ngày 20/11 hằng năm là dịp để các thế hệ học sinh và toàn xã hội tri ân thầy cô giáo. Ảnh: internet

Từ khi có ngày Nhà giáo, mồng Ba tết dần dần không còn mang sứ mệnh là ngày “Tết thầy” nữa. Thay vào đó, cứ tới ngày 20/11, nhà trường tổ chức sinh hoạt vui chơi, trong đó có phần tặng quà cho thầy cô giáo. Món quà là một cành hoa hồng, một cây viết, cuốn sổ tay, cái nón lá, hộp bánh tây hoặc mớ trái cây hay chục trứng gà. Những năm tháng đó, không bao giờ có chuyện lời ra tiếng vào về quà tặng thầy cô giáo.

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống kinh tế và văn hóa của con người cũng phát triển theo. Quà tặng cho thầy cô giáo cũng nâng cao giá trị hơn cả về vật chất lẫn tinh thần, trở thành niềm kiêu hãnh của người giàu và nỗi lo lắng cho người nghèo.

Dần dần việc tặng quà cho thầy cô nảy sinh sự “biến tướng” tiêu cực. Quà tặng mang hơi hướng vụ lợi ngày càng rõ rệt. Nhiều phụ huynh dùng quà tặng như một món “lót tay” để con mình không “bị đì” (họ nghĩ như vậy), để nâng điểm, thậm chí giải quyết nhiều vấn đề tế nhị khác. Quà có giá trị vật chất lớn tạo nên sự lệch lạc trong việc đánh giá học sinh, tạo nên sự phân biệt đối xử của thầy cô giáo với học sinh, làm mất đi hình ảnh cao quý của người thầy  

Thay vì “cấm”, việc nên làm là khôi phục lại đúng giá trị ý nghĩa của việc tặng quà

Ở một diễn biến khác, Trường THCS Nguyễn Văn Luông (quận 6, TP.HCM) vừa có thư ngỏ xin không nhận hoa, quà chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Nhưng lại kêu gọi nhà hảo tâm, phụ huynh học sinh ủng hộ thẻ bảo hiểm y tế cho học sinh. Với giá trị mỗi thẻ bảo hiểm y tế là 680.400 đồng, qua hai ngày kêu gọi  nhà trường đã nhận được 200 thẻ ủng hộ.

Việc gì ra việc đó. Biến ý nghĩa việc làm tôn sư trọng đạo trong ngày tết thầy cô giáo bằng một việc làm mang ý nghĩa từ thiện, đây có được xem là một sự “biến tướng” không? Kêu gọi quyên góp khác với quà tặng tri ân. Quyên góp mua thẻ bảo hiểm cho học sinh nghèo là việc làm chính đáng nhưng nên tổ chức vào một ngày khác, một dịp khác phù hợp hơn.

Thay vì “cấm”, việc nên làm là khôi phục lại đúng giá trị ý nghĩa của việc tặng quà. Ảnh: Internet

Thay vì “cấm”, việc nên làm là khôi phục lại đúng giá trị ý nghĩa của việc tặng quà. Ảnh: Internet

Ngày 20/11 hằng năm là dịp để các thế hệ học sinh và toàn xã hội tri ân thầy cô giáo, trong đó có việc tặng quà. Đây là truyền thống tôn sư trọng đạo tốt đẹp từ xưa đến nay của dân tộc Việt Nam. Không vì lẽ gì chúng ta làm cho mai một.

Đội ngũ các thầy cô giáo và những người làm công tác giáo dục chính là nhân tố quan trọng quyết định trả lại giá trị tinh thần cao đẹp cho món quà tặng như từ xưa vốn có. Bởi suy cho cùng, nhận hay không, và không nhận quà của ai đó nếu thấy không phù hợp là quyền của thầy cô. Cách thức nhận quà của thầy cô thay đổi, sẽ làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của phụ huynh.

Tóm lại, vấn đề không phải là “cấm” hay hủy bỏ một mỹ tục đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà việc nên làm là hãy khôi phục lại đúng giá trị ý nghĩa của nó. Cái gì không quản được thì cấm là thái độ phòng thủ trong bất lực vậy.  

Tin khác

Văn hoá - Xã hội
70 năm đã trôi qua nhưng nhắc lại những tháng ngày tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, với ông – người chiến sĩ áo trắng Nguyễn Văn Minh luôn là những ký ức không bao giờ quên của một thời gian khổ nhưng rất đỗi tự hào.
2 giờ
Văn hoá - Xã hội
Đây là tự truyện về cuộc đời đầy chông chênh trên sợi dây số phận của cậu bé Lưu Đình Triều cho đến vai trò nhà báo có tiếng trong làng báo. Sách được ấn hành nhân dịp kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975 - 30/04/2024),
16 giờ
Văn hoá - Xã hội
Móng vuốt là dự án điện ảnh mà đạo diễn Lê Thanh Sơn đã dành 7 năm để phát triển và hoàn thiện kịch bản. Khi dự án được công bố, Móng vuốt gây chú ý với nội dung sinh tồn độc lạ, gần như chưa được bất kỳ nhà làm phim Việt Nam nào khai thác.
16 giờ
Văn hoá - Xã hội
Cấu trúc gia đình trong xã hội hiện đại đang trở nên đa dạng và cá nhân hóa hơn bao giờ hết. Mặc dù gia đình truyền thống vẫn mang lại nhiều ưu thế, nhưng ngày nay, việc trở thành cha hoặc mẹ đơn thân không còn là điều hiếm gặp.
23 giờ
Văn hoá - Xã hội
Trong dịp lễ 30/4 và 01/5/2024, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Du lịch, UBND Thành phố Thủ Đức, UBND 21 quận/huyện và các doanh nghiệp du lịch đã mang lại kết quả đáng mừng.
1 ngày
Văn hoá - Xã hội
Là founder, đồng thời là người đứng ra trực tiếp giảng dạy tại Học viện Đào tạo phong thái và nghi thức (Gina Academy), người đẹp doanh nhân Trần Bích Ngọc cho biết sẽ dành nhiều điều kiện để các nữ doanh nhân tham gia chương trình học, nhằm thay đổi bản thân, tự tin khi giao tiếp.
1 ngày
Văn hoá - Xã hội
Hoàng Yến Chibi bất ngờ tung poster MV mang tên 'Sốc nhiệt'. Lấy gam màu nóng làm chủ đạo, đặc biệt tấm poster khiến nhiều người liên tưởng ngay đến cái nóng gay gắt những ngày này ở TP.HCM và các tỉnh Nam bộ.
4 ngày
Văn hoá - Xã hội
Mọi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em là trái pháp luật và phải chịu sự trừng phạt nghiêm minh của pháp luật, theo luật sư Đinh Thị Nguyên, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đại Đông Á, Đoàn Luật sư TP Hà Nội.
4 ngày
Văn hoá - Xã hội
Bác sĩ, người mẫu Huỳnh Võ Hoàng Sơn sẽ có mặt để dự thi tại Ayuttaya, Bangkok, Thái Lan từ ngày 18 - 27/5. Anh được đơn vị nắm bản quyền lựa chọn tại chương trình Road to Manhunt Vietnam 2024 với sự tranh tài của hơn 50 hồ sơ gửi về.
4 ngày
Bất động sản
Vincom Shophouse Royal Park (TP Đông Hà, Quảng Trị) sẽ khởi động mùa hè rực rỡ với loạt hoạt động giải trí hấp dẫn, hoành tráng trong sự kiện “Hello Summer - Lễ hội chào hè vạn trải nghiệm”. Đây sẽ là điểm đến vui chơi giải trí không thể bỏ lỡ của người dân Quảng Trị và khu vực dịp lễ 30/4 – 1/5 sắp tới.
5 ngày
Văn hoá - Xã hội
Với tiêu chí "giả -trí-tuệ", chương trình Kilowat -Học sinh chung tay sử dụng điện an toàn, tiết kiệm là một gameshow dành cho học sinh lứa tuổi từ lớp 8 - 9 với chủ đề xoay quanh tiết kiệm năng lượng, giáo dục an toàn điện và phát triển môi trường xanh.
6 ngày
Văn hoá - Xã hội
Từ vẻ đẹp nhân sinh trong bài thơ do Nhà thơ Lâm Xuân Thi sáng tác, Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện đã nối dài cảm xúc để viết nên ca khúc “Xin” với giai điệu nhẹ nhàng và sâu lắng, nhận được sự tham gia đông đảo của nhiều nghệ sĩ để trở thành dự án âm nhạc cộng đồng.
6 ngày
Văn hoá - Xã hội
Mùa phim dịp lễ 30/4 và 1/5 này có hai phim Việt cùng về chủ đề tình cảm gia đình, cùng được đầu tư chỉn chu, tâm huyết phục vụ khán giả là "Cái giá của hạnh phúc” do Nguyễn Ngọc Lâm đạo diễn và "Lật mặt 7: Một điều ước" do Lý Hải đạo diễn.
6 ngày
Văn hoá - Xã hội
Chỉ còn vài tuần nữa là các trường phổ thông sẽ tổ chức tổng kết năm học và học sinh sẽ nghỉ hè. Với các gia đình, nhất là các gia đình trẻ thành thị, việc con được nghỉ học trong khi bố mẹ vẫn phải đi làm, thật là nan giải. Dựa trên thực tế này, những năm gần đây, các trại hè rầm rộ ra đời và ngày càng trở nên phổ biến.
1 tuần
Văn hoá - Xã hội
Là một trong số ít gương mặt thanh niên tiêu biểu được chọn tham gia hành trình 'Điện Biên Phủ-Khát vọng non sông' do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức, người đẹp Nguyễn Vĩnh Hà Phương bày tỏ niềm tự hào, cảm kích khi có dịp hiểu thêm về truyền thống hào hùng của dân tộc.
1 tuần
Xem thêm