Thứ bảy, 19/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Mùa du lịch hè chưa bao giờ... tàn khốc đến thế

Hồ Hạ
- 11:30, 08/07/2021

(DNTO) - Những gì đang diễn ra trong mùa vàng du lịch hè 2021 này đã thực sự lên đến đỉnh điểm của sự tàn khốc đối với những người làm trong ngành kinh tế xanh.

Tất cả các di tích, danh thắng, khu du lịch tại Hà Nội vẫn chưa được phép mở cửa trở lại - Ảnh: Hồ Hạ

Tất cả các di tích, danh thắng, khu du lịch tại Hà Nội vẫn chưa được phép mở cửa trở lại - Ảnh: Hồ Hạ

Cơn ác mộng

Những ngày này, CEO, người lao động ngành du lịch còn cố gắng bám trụ với nghề không giấu nổi ánh mắt đầy lo lắng và khuôn mặt bần thần. Mùa vàng du lịch hè mà họ ngóng đợi, dồn hết tâm huyết, nguồn lực cuối cùng, thậm chí vay mượn, bán nhà để đầu tư thì nay hóa cơn ác mộng.

Covid-19 đợt thứ tư đã khiến du lịch nội địa đóng băng cùng du lịch quốc tế. Toàn bộ hoạt động du lịch trong tháng 5 và tháng 6 buộc phải ngưng trệ để phòng, chống dịch. Ngay cả 2 trung tâm du lịch, 2 thị trường khách lớn nhất cả nước là Hà Nội và TP.HCM cũng “cửa đóng then cài”.

Đợt bùng phát thứ tư của đại dịch Covid-19 thật tàn khốc, vượt xa ngưỡng giới hạn chịu đựng của những doanh nghiệp kiên gan nhất ngành kinh tế xanh còn đang trụ lại. Hơn 95% doanh nghiệp lữ hành đã phải chuyển đổi mô hình kinh doanh, hoặc đầu tư sang lĩnh vực khác để tồn tại, song đây cũng chỉ là những giải pháp tình thế. Còn gần 5% các doanh nghiệp bám trụ với nghề cũng đã kiệt sức.

Bà Trịnh Thị Mỹ Nghệ, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hà Nội

Ở nhiều địa phương đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh cũng chỉ “mở hé cửa” trở lại cho du lịch, nhằm giúp doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ “công nghiệp không khói” phần nào vơi bớt khó khăn. Dù đã tái khởi động, nhưng các điểm đến vốn tấp nập như Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hội An, Phú Quốc… vẫn rất đìu hiu.

Tại Thanh Hóa, nổi tiếng với khu du lịch biển Sầm Sơn, đã cho mở lại các hoạt động du lịch, dịch vụ từ giữa tháng 6, đúng đợt cao điểm của du lịch biển, nhưng trước diễn biến phức tạp của Covid-19, nhiều nhà hàng, khách sạn tại TP. Sầm Sơn vẫn chưa hẹn ngày mở lại. Những trục đường ven biển vẫn yên lặng đến xót xa. Thỉnh thoảng vào buổi chiều mới có một lượng khách nhỏ, song chủ yếu là các nhóm khách lẻ nội tỉnh đến để tắm biển.

Nhằm từng bước khôi phục hoạt động du lịch, TP. Sầm Sơn tập trung đẩy mạnh kích cầu du lịch với chủ đề “Người Thanh Hóa đi du lịch Thanh Hóa”, huy động sự vào cuộc của đông đảo đơn vị kinh doanh dịch vụ, mang đến cho du khách mức giá ưu đãi nhất, chất lượng dịch vụ đảm bảo, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Nhưng thực tế, mở cửa du lịch nội tỉnh sẽ chẳng thể vực dậy ngành kinh tế xanh nơi đây. 6 tháng đầu năm 2021, lượng khách đến Thanh Hóa chỉ bằng 29% kế hoạch năm, với tổng thu du lịch ước đạt 1.345 tỷ đồng, giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2020.

Ông chủ của một khách sạn có tiếng ở Sầm Sơn trải lòng: “Du lịch là xê dịch và khám phá, du khách địa phương, “trong làng” ngày nào cũng trải nghiệm các dịch vụ của quê mình thì sẽ nhanh ngán và cũng không đông. Vì thế, dịch vụ du lịch không thể mở lại hay phát triển, vì thu không đủ bù chi. Nếu không có khách liên tỉnh và khách quốc tế thì ngành du lịch coi như chưa mở cửa”.

Đề xuất thí điểm đón khách ngoại tỉnh

Ngày 1/7, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Theo đó, thực hiện 12 chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn.

Với ngành du lịch, hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ hành nghề hướng dẫn du lịch bị ảnh hưởng của Covid-19 trong thời gian từ ngày 1/5 đến hết ngày 31/12/2021 sẽ được hỗ trợ một lần 3,71 triệu đồng/người.

Trong bối cảnh khó khăn chồng chất, các doanh nghiệp du lịch vui mừng trước sự quan tâm của Chính phủ, nhưng hơn bao giờ hết, họ mong ngóng những địa phương đã kiểm soát được dịch bệnh có thể mở cửa du lịch liên tỉnh, liên vùng. Bởi chỉ khi có du khách, các doanh nghiệp mới có thể tồn tại.

Ông Hoàng Nhân Chính, Tổng thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB) cho biết: “Cuộc khảo sát các doanh nghiệp du lịch mới đây của TAB cho thấy, các doanh nghiệp quan tâm nhất đến việc hỗ trợ người lao động là được tiêm vắc-xin ngay, cần hơn cả sự hỗ trợ bằng tiền. Nếu được tiêm vắc-xin thì người lao động sẽ yên tâm phục vụ đón khách du lịch và khách du lịch yên tâm đi du lịch hơn. Như vậy là cho cần câu chứ không phải là cho con cá”.

Thấu hiểu sự khốn khó của các doanh nghiệp du lịch, ngày 1/7, Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh đã gửi Văn bản số 56/CV-HHDL về việc tiêm vắc-xin và thí điểm đón khách tỉnh ngoài tới các cấp có thẩm quyền.

Bà Nguyễn Thị Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh cho biết, việc phục vụ khách du lịch “Người Quảng Ninh đi du lịch Quảng Ninh” số lượng không được nhiều, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đang lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn. Xác định Quảng Ninh vẫn đang là điểm đến an toàn, thân thiện với những gói kích cầu hấp dẫn, rất nhiều du khách tỉnh ngoài có nguyện vọng muốn được đến Quảng Ninh.

Từ thực tế trên và để thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh đề xuất Tỉnh ủy và UBND tỉnh Quảng Ninh ưu tiên cho các đối tượng thuộc các doanh nghiệp phục vụ du lịch như khách sạn, nhà hàng, lữ hành, tàu du lịch, hướng dẫn viên được tiêm trước vắc-xin Covid-19 trong thời gian sớm nhất có thể. Đồng thời, cho phép các doanh nghiệp dịch vụ du lịch được thí điểm đón khách tỉnh ngoài có chọn lọc với 2 nhóm khách: nhóm khách đã được tiêm vắc-xin Covid-19, có giấy xác nhận và nhóm khách có xét nghiệm âm tính với Covid-19, trong thời gian 7 ngày.

Các doanh nghiệp du lịch Quảng Ninh nói riêng, doanh nghiệp lữ hành cả nước nói chung đang rất mong đợi các địa phương, Chính phủ cho thử nghiệm “hộ chiếu vắc-xin”, mà thực chất là “Chứng nhận đã tiêm vắc-xin Covid-19” tại thị trường nội địa, cho du lịch nội địa. Theo đó, du khách có chứng nhận tiêm đủ 2 mũi vắc-xin, khi đến từ các vùng, địa phương an toàn trong nước, sẽ được miễn hoặc giảm các biện pháp cách ly, xét nghiệm...

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Hơn 156 triệu cổ phiếu SHB được trao tay trong một phiên trong khi chiều bán hoàn toàn trắng bảng đã tạo nên phiên giao dịch bất ngờ của cổ phiếu này.
11 giờ
Tài chính - Thị Trường
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), lực bán tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên giao dịch ngày hôm qua (15/4). Đóng cửa, chỉ số MXV-Index giảm nhẹ 0,1% về mức 2.161 điểm.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sự kiện bên ngoài tác động và làm thay đổi về giá cổ phiếu, nhưng câu hỏi nhà đầu tư cần phải đặt ra lúc này là liệu giá trị của doanh nghiệp có thay đổi hay không? Có hay không sự nhầm lẫn giữa giá trị và giá cả trên thị trường chứng khoán?
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Hạn chế thâm hụt thương mại với các nước, giảm chi phí đáo hạn trái phiếu được cho là một trong những nguyên nhân khiến đồng đô la Mỹ khó mạnh lên, theo chuyên gia.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Hành động quay ngắt đột ngột của Tổng thống Donald Trump, tạm hoãn 90 ngày cho thuế nhập khẩu đối với hàng chục quốc gia, đã khiến các doanh nghiệp, nhà đầu tư và các đối tác thương mại của Hoa Kỳ rối loạn về định hướng chính sách của Mỹ.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chính sách thuế của ông Trump nhanh chóng quay đầu, chứng khoán tụt sâu rồi bất ngờ tăng chóng mặt đang cho thấy sự bất định ngày càng rõ nét.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Động thái tích cực từ chính quyền Tổng thống Donald Trump khi giảm và hoãn áp chính sách thuế đối ứng lên tới 90 ngày với Việt Nam và những quốc gia được cho "không trả đũa", đã giúp thị trường tích cực ngay từ đầu phiên sáng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Kịch bản đàm phám thuế quan của Việt Nam với Mỹ đi theo tháo gỡ hay xấu nhất cũng là bài học để các doanh nghiệp “tỉnh giấc”, không thể bỏ trứng vào một giỏ. Doanh nghiệp cần chủ động, linh hoạt cơ cấu lại ngành nghề, chuyển hướng thị trường phù hợp.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Sau khi đạt kỷ lục thanh khoản hơn 45 ngàn tỷ đồng, dòng tiền yếu dần, thể hiện sự cẩn trọng, đợi chờ của nhà đầu tư về những thay đổi từ chính sách thuế của ông Trump.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Mức thuế chống bán phá giá đưa ra với nhiều doanh nghiệp cụ thể dao động từ 39,84 đến 59%, trong khi các đơn vị còn lại, không được xác định đơn lẻ, khả năng chịu mức cao nhất lên tới 88%.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Vn-Index đã giảm chậm lại khi chỉ còn mất 19 điểm trong phiên. Nhà đầu tư chứng khoán đứng trước nhiều cơ hội giải ngân và cũng không ít thách thức.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chỉ số Vn-Index lao dốc, có thời điểm chỉ số mất gần 90 điểm, con số lịch sử của chỉ số này. Giá trị giao dịch tăng vọt hơn 44 ngàn tỷ đồng trên cả ba sàn sau khi chính sách thuế của Tổng thống Donald Trump được ban bố.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
2 tuần
Xem thêm