Mô hình cây đa tầng, đa lợi ích, thu lợi nhuận cao của ông Trịnh Tấn Vinh
(DNTO) - Suốt 14 năm làm nông nghiệp với mô hình cây đa tầng, dùng cây lạc dại phủ nguyên vườn cà phê, giảm hẳn lượng phân bón, nước tưới cũng như giảm sâu bệnh hại, đó là công trình của ông Trịnh Tấn Vinh, xã Ðinh Lạc, huyện Di Linh.
Ông Trịnh Tấn Vinh cho biết, vào năm 2018, khi nhận thấy được tiềm năng cũng như lợi ích của việc trồng thảm lạc dại từ Trưởng bộ môn giống cây trồng Wasi Đắk Lắk, nên ông quyết định nghiên cứu sâu hơn về nó.
Theo đó, ông Vinh tiến hành trồng lạc dại phủ đất với mong mỏi về một công nghệ sản xuất cà phê bền vững. Thăm vườn của gia đình ông Trịnh Tấn Vinh, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, rất nhiều nông dân trồng cà phê phải ngỡ ngàng. Vì khác hẳn quan niệm phải làm vườn cà phê sạch cỏ, nguyên hơn một ha cà phê đều phủ xanh mướt lạc dại.
Ông Vinh cho biết, qua phương tiện thông tin đại chúng và giới thiệu của một số nhà khoa học, ông thử trồng cây lạc dại tại một số vị trí trong vườn. Vì vậy, ông đã nhân giống lạc dại ra khắp vườn và sau 3 năm, lạc dại đã bao phủ, tạo nên một tấm thảm xanh dưới chân cà phê. Hiện ông đã trồng lạc dại dưới tán cà phê được gần chục năm và kết quả thu được thực sự hiệu quả.
“Cây lạc dại phủ đất khiến đất luôn luôn ẩm, rễ lạc lại cung cấp dinh dưỡng cho cà phê nên lượng nước tưới, lượng phân bón giảm 30 tới 40%. Thêm vào nữa, vườn nhà tôi gần như không có sâu bệnh nên mặc dù trồng cà phê theo hướng hữu cơ, không sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật nhưng vẫn thu được 3 tấn nhân/ha, năng suất khá cao và mức đầu tư khá thấp”, ông Vinh chia sẻ.
Ở vùng cà phê Đinh Lạc, Di Linh, ông Trịnh Tấn Vinh chính là người đi đầu trong trồng lạc dại dưới tán cà phê và hăng hái cổ vũ, động viên bà con trồng lạc dại trong vườn cà phê của mình.
Bằng chính thực tế của gia đình, nhiều người đã theo ông để nâng cao chất lượng hạt cà phê. Ông Vinh cũng phân tích rõ, cây lạc dại hay còn gọi là cỏ lá lạc, là loài cây thuộc họ đậu, có khả năng cố định đạm bằng các nốt rễ sần. Vì vậy, trồng lạc dại cà phê không bị cạnh tranh dinh dưỡng mà còn hiệu quả hơn do các chất khó tiêu đã được lạc dại chuyển hóa thành dinh dưỡng dễ hấp thu.
Tổng kết của năm 2022, ông Vinh cho biết, trên 1 ha, trồng 1 thảm cỏ lạc dại - cây cà phê - cây mắc ca - cây sầu riêng, gia đình ông còn dư lại 1 tấn cà phê. Chi phí giảm dần, đầu ra cao nên dẫn đến năng suất không tăng nhưng lợi nhuận lại nhiều đáng kể. Với mô hình cây đa tầng này, ông Vinh còn đạt được thành tựu với cà phê mật ong được chứng nhận OCOP 4 sao, đến nay sản phẩm đã được người dân cả nước tiếp nhận và tin dùng.
Nhờ thảm cỏ lạc dại phủ khắp cà phê, nông dân Trịnh Tấn Vinh Vinh đã đạt được hai yếu tố: Không phân bón vô cơ - Không thuốc bảo vệ thực vật. Sống giữa khu vườn đầy chất thơ, gia đình ông còn được hưởng thụ không khí của thiên nhiên, trong lành và mát mẻ. Thêm một điều nữa, với mô hình này, ông giảm thiểu được lượng phân bón, nước tưới và sâu bệnh hại, cùng sản lượng 4 tấn/ năm.