Thứ năm, 02/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Làm sao để trái cây Việt có giá cao ngay tại 'sân nhà"?

Yến Hạ
- 13:00, 19/10/2021

(DNTO) - Mận hậu Ruby Sơn La có giá 230.000 đồng/kg, hồng giòn Fuji, na dai Nữ hoàng và dâu Rẻ quạt Mộc Châu lần lượt có giá 180.000 đồng, 280.000 đồng và 780.000 đồng/kg... Giá bán của một số loại đặc sản Sơn La tại hệ thống cửa hàng trái cây cao cấp khiến không ít đơn vị kinh doanh trái cây mong muốn.

Na dai Nữ hoàng của Sơn La được bán tại hệ thống cửa hàng Mia Fruit với giá 280.000 đồng/kg. Ảnh: NH

Na dai Nữ hoàng của Sơn La được bán tại hệ thống cửa hàng Mia Fruit với giá 280.000 đồng/kg. Ảnh: NH

Tại sao nhiều loại trái cây Việt Nam ngon, chất lượng nhưng chưa được giá? Làm sao để nhiều loại trái cây trong nước cũng lên kệ với giá bán như vậy?

Chất lượng và thương hiệu tạo nên giá trị

Chị Nguyễn Ngọc Huyền, Giám đốc Công ty TNHH Mia Fruit, đơn vị đang phối hợp với UBND tỉnh Sơn La xây dựng kế hoạch thúc đẩy tiêu thụ và nâng cao giá trị thương mại hàng loạt các loại trái cây đặc sản, cho biết thổ nhưỡng và khí hậu Việt Nam là một lợi thế rất lớn cho cây ăn trái, hương vị và mùi vị của trái cây Việt Nam thật sự rất ngon, không hề thua kém trái cây của bất kì nước nào trên thế giới, hoàn toàn có thể được bán tại thị trường trong nước với giá cao.

Theo chị Ngọc Huyền, để nâng cấp nông sản, đặc sản, và bán chúng với giá cao giống như cách người Nhật Bản, người Hàn Quốc làm với trái cây của họ thì con đường đúng chính là tập trung phát triển những loại trái cây đặc sản, ngoài canh tác sạch, còn phải chăm sóc sao cho chúng vừa to đẹp lại vừa thơm ngon.

Và một điều quan trọng không kém, theo chị Ngọc Huyền, khi đã có trái cây chất lượng thì cần xây dựng thương hiệu cho trái cây ấy. Việc làm ấy sẽ giúp trái cây Việt không chỉ có giá bán cao ngay tại thị trường trong nước mà còn góp phần đưa trái cây Việt vươn ra thế giới.

“Những năm trước, nông dân trong nước chưa biết cách canh tác trái cây sao cho vừa ngon mà lại an toàn đảm bảo sức khoẻ, từ đó dẫn đến mất niềm tin với khách hàng - điều này vô tình mở ra cơ hội cho các loại trái cây nhập với chất lượng tốt hơn và tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng. Những năm gần đây, người nông dân đã thay đổi suy nghĩ và hướng canh tác của mình, họ tập trung cho chất lượng hơn là số lượng, bắt đầu tìm tòi và học hỏi cách trồng sao cho đúng quy chuẩn của Vietgap, thậm chí là Globalgap để nâng cao được chất lượng, niềm tin của người tiêu dùng đối với trái cây Việt Nam. Vấn đề không bán được giá cao nằm ở chỗ tiêu chuẩn và kiểm định chất lượng của mình chưa dược chuẩn chỉnh, hình ảnh sản phẩm - đóng gói bao bì và câu chuyện thương hiệu chưa được chăm chút. Trong 9 năm kinh doanh trong lĩnh vực trái cây, tôi học được cách kể câu chuyện và làm thương hiệu cho trái cây cao cấp, nâng được giá trị của sản phẩm lên, vấn đề còn lại chính là bộ tiêu chuẩn chất lượng được quốc tế công nhận, và đó cũng là mục tiêu sắp tới của tôi. Chúng tôi hi vọng sẽ xây dựng được một tiêu chuẩn thống nhất cho việc kiểm định chất lượng và độ an toàn của trái cây phù hợp với tiêu chí xuất khẩu của các nước trên thế giới và nhu cầu của thị trường trong nước để đưa trái cây Việt Nam lên một “vị thế” mới”, chị Huyền chia sẻ.

Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Vina T&T (TP.HCM), đơn vị chuyên xuất, nhập khẩu trái cây cho rằng, người tiêu dùng Việt Nam thường không tiếc tiền chi số tiền lớn cho các loại trái cây mà họ nghĩ là ngon, chất lượng. Tiền đôi khi không phải là vấn đề đầu tiên họ nghĩ tới khi lựa chọn trái cây (sử dụng và nhất là biếu tặng). Nên tiềm năng của thị trường trái cây cao cấp, giá bán cao là rất lớn. Nhu cầu, đòi hỏi về chất lượng sản phẩm của họ ngày càng cao hơn. Theo đó, vấn đề cốt lõi chính là nằm ở người trồng. Người trồng cần phải thay đổi phương pháp canh tác sao cho ra được sản phẩm chất lượng, đẹp, an toàn cho sức khỏe.

Khi có sản phẩm chất lượng rồi thì việc tiếp theo là xây dựng thương hiệu. Thương hiệu chính là chứng nhận chứng minh chất lượng sản phẩm.

“Cũng giống như chuyện người tiêu dùng sẵn sàng chi ra số tiền lớn để mua nho Nhật Bản hay cherry Mỹ vậy. Vì họ tin vào người Nhật, người Mỹ”, ông Tùng nói.

Về vấn đề này, chị Trần Thị Tuyến, chủ một trang trại 3 héc ta trồng cam, quýt tại Quỳ Hợp, Nghệ An cho rằng, thực tế, không phải không bán được trái cây trong nước với giá cao vì bên cạnh lựa chọn trái cây nhập khẩu thì nhiều người tiêu dùng vẫn ưu tiên lựa chọn trái cây trong nước. Điều gì khiến họ chọn, chính là chất lượng trái cây. Chất lượng ở đây không chỉ là to, bóng, đẹp, ngon mà còn là an toàn cho sức khỏe. Mà muốn đạt những yếu tố trên thì yếu tố quan trọng chính là người trồng.

“Năm 2018 tôi rời TP.HCM về quê, bắt đầu cải tạo trang trại, trồng cam, quýt theo hướng không hóa chất. Để ra được những sản phẩm đúng như mong muốn là cả quá trình dài, nhưng sản lượng 7-8 tấn cam/năm như hiện nay, bán vào hệ thống các cửa hàng thực phẩm online và cửa hàng thực phẩm Organica với giá 50.000-60.000 đồng/kg cam tùy thời điểm, đã là một chút thành công của tôi”, chị Tuyến chia sẻ.

Cái gốc của vấn đề

Chị Ngọc Huyền của Mia cho rằng, khó khăn của việc kinh doanh trái cây địa phương với giá cao chính là chất lượng đầu vào. Bởi, tuy trái cây Việt Nam rất ngon nhưng thực tế phải nghiêm túc nhìn nhận là chất lượng trái chưa đồng đều, việc bảo quản chưa tốt, chưa biết cách quy hoạch các vùng trồng, áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến vào việc trồng trọt từ đó dẫn đến quy mô nhỏ lẻ và cạnh tranh lẫn nhau. Vì vậy, theo chị Ngọc Huyền, rất cần có sự chung tay, kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng trái cây Việt Nam.

Ông Nguyễn Đình Tùng cũng cho rằng, vai trò của Nhà nước, cơ quan quản lý về nông nghiệp là rất lớn. Phải làm sao xây dựng, quy hoạch vùng trồng để tạo thành vùng trồng lớn. Phải làm sao tạo nên chất lượng trái cây đồng đều, trái cây bán cho người tiêu dùng trong nước cũng chất lượng như trái cây xuất khẩu. Có như thế, mới nâng giá trị trái cây trong nước và bán được giá tốt, mang lại giá trị cho cả người trồng lẫn người kinh doanh, người tiêu dùng.

Theo dự thảo đề án “Phát triển cây ăn quả toàn quốc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, quản lý vùng trồng” của Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), những vùng có cây trái đặc sản địa phương sẽ được khoanh vùng, đưa ra quy trình thâm canh, sản xuất theo hướng an toàn. Đề án tập trung phát triển nền nông nghiệp “đại điền” nên cần có sự liên kết, xây dựng vùng nguyên liệu. Những “đại điền” này sản xuất theo tiêu chí, yêu cầu của nước nhập khẩu. Bên cạnh đó, địa phương cũng quản lý vùng trồng bằng số hóa, cấp mã vùng trồng và có chế tài đối với sản phẩm tự phát hoặc tăng diện tích. Sản phẩm thí điểm đầu tiên của đề án là mô hình trồng xoài tại huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Theo nhiều công ty chứng khoán, thị trường đang bước vào vùng trũng thông tin, nhà đầu tư cần linh hoạt ứng phó trước những biến động khó lường trong ngắn hạn.
17 giờ
Tài chính - Thị Trường
Trên nền xám của bức tranh kinh tế, việc hút gần 9,27 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm 2024 được đánh giá là rất thành công, đột phá cả về số lượng, quy mô vốn, chất lượng dự án. Đây là tín hiệu tích cực cho Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh để tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. 
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Mặc dù các doanh nghiệp và ngành chức năng đang tính toán lại các giải pháp kích cầu để giữ đà tăng trưởng tiêu dùng nội địa, song quý 1/2024, tăng trưởng bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ đạt 8,2%. Sức mua yếu đang là nỗi lo lớn của nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong điều kiện hiện nay, cân đối ngoại tệ trên thị trường có những gay gắt hơn trước, để tránh tạo thêm sức ép cho tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước sẽ tích cực trong hoạt động điều hành tỷ giá trung tâm phù hợp để chống đầu cơ tích trữ ngoại tệ của doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu quay đầu giảm trong kỳ điều hành chiều nay 25/4, chỉ riêng dầu mazut tăng.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp Châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhu cầu vay vốn là rất lớn, song hiện chỉ khoảng 2% hợp tác xã (HTX) tiếp cận được vốn từ các tổ chức tín dụng, 80% HTX phải vay ở hệ thống tín dụng đen với lãi suất cao. Phó Thống đốc Đào Minh Tú chỉ rõ, việc tín dụng chưa "chảy" vào HTX nguyên nhân đến từ cả 2 phía HTX và ngân hàng. 
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thị giá FPT chạm giá trần 120.100 đồng/cp, mức đỉnh cao nhất của cổ phiếu này kể từ khi chào sàn. Diễn biến trên cũng đã gây hiệu ứng tích cực dẫn dắt toàn nhóm cổ phiếu công nghệ tăng trung bình trên 6,68%, cao nhất thị trường.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, chất lượng tài sản trong khu vực tài chính tiếp tục xấu đi do thị trường bất động sản suy giảm có thể ảnh hưởng xấu đến triển vọng tăng trưởng khi vốn dự phòng đang tương đối mỏng, đặc biệt là với một số ngân hàng thương mại quốc doanh lớn.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Dù mức lợi nhuận hàng nghìn tỷ được các ngân hàng công bố, tuy nhiên diễn biến thị giá các cổ phiếu ngành ngân hàng lại khá trái chiều nhau.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam có nhiều sản phẩm thế mạnh, đã xuất khẩu thành công vào nhiều thị trường trong nhiều năm, nhưng vẫn chưa thể chiếm lĩnh được các thị trường này.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước tính đến 15/4 đạt 208,94 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 107,82 tỷ USD, tăng 16,34% so với cùng kỳ 2023, tương ứng tăng thêm 15 tỷ USD.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
"Mặt bằng lãi suất huy động của giảm nhanh, và dù nhà điều hành đã giảm lãi suất 4 lần mà mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường không giảm được là do cung tiền không tăng, thị trường 1 và thị trường 2 không thông nhau", TS. Phạm Xuân Hòe, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, nhận định.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Sản xuất công nghiệp đã phục hồi như kỳ vọng? Xuất khẩu trong nước đã thực sự tạo được bứt phá? Đâu là thuận lợi và thách thức mà nền kinh tế đang đối mặt?... TS Trần Đình Cung đã đưa ra những quan điểm riêng của mình về các vấn đề này.
1 tuần
Xem thêm