Chủ nhật, 06/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Người xây dựng 'Bản đồ trái cây Việt Nam'

Yến Hạ
- 17:45, 19/06/2021

(DNTO) - 'Bản đồ trái cây Việt Nam', nơi hệ thống hoá thông tin dữ liệu hình ảnh trái cây Việt theo chỉ dẫn địa lý và đặc hữu vùng miền, được thể hiện trên nền tảng thương mại điện tử đang được chị Nguyễn Ngọc Huyền, Giám đốc Công ty TNHH Mia Fruit hoàn tất, dự kiến trong khoảng 14 ngày nữa sẽ ra mắt.

Nhiều vị lãnh đạo, các vị đại biểu quốc hội đã tham quan Triển lãm

Nhiều vị lãnh đạo, các vị đại biểu quốc hội đã tham quan Triển lãm "Bản đồ trái cây Việt Nam" hồi cuối năm 2020. Ảnh: NH

Với dự án "Bản đồ trái cây Việt Nam", người sáng lập ra Miafruit mang ước vọng nâng tầm trái cây Việt, làm cho trái cây Việt được bán với giá cao giống như trái cây Nhật Bản.

Bản đồ trái cây Việt Nam hiện ra chỉ sau cú nhấp chuột

Dự án "Bản đồ trái cây Việt Nam" (bandotraicayvietnam.com) được Nguyễn Ngọc Huyền ấp ủ trong suốt 8 năm, sau hành trình 8 năm kinh doanh trái cây, sau những lần được trực tiếp tới các vùng trái cây nổi tiếng trên thế giới như Nhật Bản, được tham gia vào những triển lãm và hội chợ trái cây quốc tế.

"Khi dự những hội chợ đó, tôi được đặt rất nhiều câu hỏi về trái cây Việt Nam hay các sản phẩm đặc hữu vùng miền của Việt Nam, họ rất quan tâm và mong muốn được tôi giới thiệu, bởi vì khi truy cập những trang dữ liệu đều chưa có những thông tin đầy đủ về trái cây Việt Nam. Tôi cho rằng, việc hệ thống hóa cơ sở dữ liệu từng đặc hữu vùng miền, chỉ dẫn địa lý của từng địa phương, cũng như việc quảng bá hình ảnh trái cây Việt Nam tới sân chơi quốc tế là vô cùng quan trọng, để cho những doanh nghiệp, đơn vị phân phối bán sỉ trên toàn thế giới nhìn thấy, nhận ra và hiểu được chất lượng, hình ảnh trái cây, nông sản của đất nước mình", chị Nguyễn Ngọc Huyền chia sẻ.

Năm 2020, Ngọc Huyền cùng đội ngũ của mình bắt tay thực hiện ấp ủ bấy lâu. Và tới tháng 11/2020, Miafruit là công ty được tổ chức triển lãm "Bản đồ trái cây Việt Nam" tại Nhà Quốc hội. Tại đây, Ngọc Huyền đã có cơ hội gặp gỡ, trình bày dự án "Bản đồ trái cây Việt Nam" với nhiều vị lãnh đạo, các vị đại biểu quốc hội, với hi vọng nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ để cùng chung sức tìm hướng đi mới cho trái cây Việt Nam vươn xa hơn.

Theo Ngọc Huyền, bản đồ trái cây Việt Nam này không phải bản đồ 2D, bản đồ trên giấy, mà là bản đồ công nghệ, bản đồ số hóa, nên khi sử dụng bằng bất cứ phương tiện điện tử nào như máy tính, điện thoại… đều có thể truy cập. Khi truy cập sẽ thấy được bức tranh toàn cảnh của trái cây Việt Nam. 63 tỉnh thành, mỗi một địa phương có đặc sản gì, chỉ dẫn địa lý gì, vùng trồng như thế nào, sản lượng bao nhiêu từ Bắc, Trung, Nam, đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Đông Nam bộ, Tây Nam bộ… đều được hiện ra trên bản đồ.

Như vậy bức tranh khái quát về trái cây Việt Nam sẽ hiện ra, chỉ với một lần nhấp chuột.

Nâng tầm trái cây trong nước

Nguyễn Ngọc Huyền và mận Ruby Sơn La. Ảnh: NVCC

Nguyễn Ngọc Huyền và mận Ruby Sơn La. Ảnh: NVCC

Tám năm trước, khi bản thân có nhu cầu sử dụng nhiều trái cây sạch, trong khi nguồn trong nước chưa tìm được, nên Ngọc Huyền chọn mua trái cây nhập khẩu từ Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc... 

Lúc đầu, chỉ mua vài thùng về sử dụng và biếu tặng người thân, bạn bè, sau nhận thấy rất nhiều người có nhu cầu giống mình nên Ngọc Huyền đã mở một website để bán trái cây online.

Rồi nhu cầu của khách hàng nhiều hơn, cô quyết định mở công ty Công ty TNHH Mia Fruit và gắn nghiệp dài lâu với trái cây.

"Điểm khác biệt mà tôi làm được cho Mia Fruit là không phụ thuộc nguồn hàng từ nhà nhập khẩu, mà chủ động ra nước ngoài tìm nguồn hàng độc, lạ mang về. Tôi là người đầu tiên đem nho mẫu đơn về Việt Nam vào năm 2015 và làm thị trường cho dòng sản phẩm này. Sau đó, thương vụ Đại sứ quán Úc, Nhật, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam đã chủ động liên hệ với tôi đề nghị nhập trái cây và thường mời tôi tham quan các nông trại, quy trình đóng gói, quy trình đấu giá trái cây ở đất nước họ. Trong một thị trường trái cây vàng thau lẫn lộn, ngay cả trái cây nhập cũng có mấy chục loại và giá rất khác nhau, đặc biệt, người dùng lại đang khủng hoảng niềm tin thì việc chọn phân khúc trái cây nào, loại nào để kinh doanh là quan trọng nhất. Khi có sản phẩm rồi phải tỉnh táo để nhìn được rủi ro thị trường, chú trọng việc quản trị nhân sự bán hàng, giao hàng và chăm sóc thật tốt khách hàng của mình", chị Ngọc Huyền nhớ lại.

Là người thành công đưa những loại trái cây cao cấp nhất trên thế giới về Việt Nam, đặt tên lại và viết nên câu chuyện để mọi người biết đến. Huyền chia sẻ rằng, lý do cô bán trái cây Nhật Bản cao cấp chính là để học cách bán lại trái cây Việt Nam cho họ!

Và trong những ngày tháng rong ruổi từ sàn đấu giá này sang sàn đấu giá khác, bà chủ Mia Fruit đã nảy ra ý định đưa mô hình sàn đấu nông sản của Nhật và Hàn về Việt Nam, và cả ý định thành lập sàn giao dịch nông sản trực tuyến.

Thông qua các sàn này, mong muốn của Nguyễn Ngọc Huyền là góp phần cho thế giới thấy, nông sản đặc sản Việt Nam thật ra không hề thua kém bất kỳ nông sản của đất nước nào. Ngoài ra, cô muốn khuyến khích một bộ phận nông dân Việt quay sang làm hàng đặc sản cao cấp thay vì làm hàng hóa chất thấp cấp - vừa phải bán với giá rẻ vừa có hại cho sức khỏe của chính họ.

"Việt Nam vẫn có những giống trái cây đặc sản mà nếu canh tác đúng và kỹ càng, chất lượng không thua gì những trái cây đặc sản của Hàn Quốc hay Nhật. Nhưng, vấn đề là đa phần người nông dân ngày càng chạy theo năng suất và số lượng, chuyển qua nhiều giống mới kiểu cao sản mà bỏ qua những loại giống trái cây đặc sản mình có mà người khác không có, hoặc của mình ngon hơn người khác".

Nguyễn Ngọc Huyền

Vì vậy, con đường đúng chính là tập trung phát triển những loại trái cây đặc sản, ngoài canh tác sạch, còn phải chăm sóc sao cho chúng vừa to đẹp lại vừa thơm ngon, tức là nâng cấp nông sản, đặc sản và bán với giá cao, như người Nhật Bản, Hàn Quốc đang làm; chứ không phải thay đổi giống mới trồng lấy số lượng và bán với giá rẻ.

Và một điều quan trọng không kém, theo Ngọc Huyền, khi đã có trái cây chất lượng thì cần xây dựng thương hiệu cho trái cây ấy. Việc nâng tầm sẽ giúp đưa trái cây Việt vươn ra thế giới, và bản đồ trái cây Việt Nam mà cô đang xây dựng chính là một trong những kênh để giúp trái cây trong nước có tên trên bản đồ trái cây thế giới.

Điều này, Ngọc Huyền đang dần thực hiện với sự hỗ trợ của một số tỉnh, mà bước đầu là tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 của dự án "Bản đồ trái cây Việt Nam", với chương trình “Nâng tầm thương hiệu và Thúc đẩy tiêu thụ mận hậu Sơn La”, do công ty Miafruit phối hợp với tỉnh Sơn La thực hiện.

Với chương trình này, ngày 2/6 vừa qua, tỉnh Sơn La đã chính thức ra mắt thương hiệu mận hậu Ruby Sơn La. Đây là loại mận được tuyển chọn từ những vườn mận được chăm sóc kỹ lưỡng hơn cả để cho trái ngọt và kích thước đồng đều. Và loại mận Ruby Sơn La đặc biệt hiện đang có giá bán là 230.000 đồng/kg, cao hơn thị trường từ 5 – 6 lần.

Ngọc Huyền hi vọng mận Ruby Sơn La là “tiền đề” để người dân Việt Nam tin tưởng rằng trái cây Việt Nam trong tương lai không cần phải đi giải cứu nữa. Bởi theo cô, thực trạng giải cứu nông sản đánh vào lòng thương hại” chính là nguyên nhân khiến trái cây Việt Nam dần dần mất đi giá trị vốn có của mình.

“Với những thuận lợi về mặt thổ nhưỡng, khí hậu và nguồn nước, tôi tin nếu chúng ta đồng lòng thì trái cây Việt Nam sẽ có chỗ đứng nhất định ở “sân chơi trái cây” trên thế giới. Để làm được điều này, cần sự phối hợp nhịp nhàng của 5 nhà, bao gồm: Nhà nước – có những định hướng, chỉ đạo kịp thời và chính sách thông thương dễ dàng; Nhà khoa học – hỗ trợ người nông dân trong việc canh tác để trái cây đạt chất lượng tốt nhất và đồng đều; Nhà nông – tư duy đổi mới, chăm sóc và canh tác bền vững để tạo ra những sản phẩm tốt nhất; Nhà thương mại – định hướng thị trường kinh doanh trái cây, xây dựng được thương hiệu trái cây trong nước và nước ngoài và Người tiêu dùng – quyết định chất lượng sản phẩm và định hướng xu hướng sử dụng sản phẩm cần chất lượng, an toàn và vệ sinh”, cô nhấn mạnh.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 ước đạt 11,72 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức cao nhất 6 tháng đầu năm từ năm 2021 đến nay.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vừa qua, Techcombank đã phối hợp cùng các đối tác toàn cầu như Arton Capital và SI Group tổ chức thành công chuỗi Hội thảo Quản lý Gia sản với sự tham dự của những doanh nhân, nhà đầu tư sở hữu doanh nghiệp có doanh thu hàng đầu Việt Nam.
3 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Tại Diễn đàn Thương mại Xanh 2025 diễn ra ngày 1/7, Tập đoàn SCG đã giới thiệu chiến lược ESG 4 Plus và mô hình Thành phố Carbon thấp Saraburi từ Thái Lan, được chứng minh hiệu quả trong việc thúc đẩy chuyển đổi xanh.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sacombank tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng khi lần thứ 4 liên tiếp được Tạp chí tài chính quốc tế The Asset bình chọn là “Ngân hàng có hoạt động ngoại hối và thị trường vốn tốt nhất Việt Nam 2025” (Best in Treasury and Working Capital SMEs Vietnam) trong khuôn khổ giải thưởng The Asset Triple A Award 2025.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Anh Đỗ Tấn Quy đề cao yếu tố chất lượng và an toàn khi mua chiếc ô tô đầu tiên. Sau một thời gian sở hữu, trải nghiệm VinFast VF 6 với nhiều kỷ niệm khó quên, chủ xe này càng khẳng định quyết định đó là đúng đắn.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ba doanh nhân trẻ đại diện cho lực lượng khởi nghiệp nông nghiệp Việt Nam vừa có chuyến công tác và học tập tại Hàn Quốc trong khuôn khổ chương trình đào tạo nông nghiệp tiên tiến và giao lưu thanh niên hai nước do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức. Đoàn công tác do ông Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam làm Trưởng đoàn.
4 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Sàn thương mại điệu tử EcoHub chính thức ra mắt dành riêng cho các doanh nghiệp Xanh, sản phẩm Xanh trong nước. Tuy nhiên, làm sao để sàn hoạt động hiệu quả, thực chất là điều được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay?
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Khu vực Cầu Giấy (Hà Nội) chính thức có trạm sạc siêu nhanh quy mô lớn đầu tiên của V-Green với 40 cổng sạc 120 kW, mở 24/7, đáp ứng nhu cầu sạc ngày càng cao của cộng đồng chủ xe điện VinFast.
6 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Phù Yên (Sơn La) hiện có khoảng 22.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và tạo được hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của nông dân.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
VinFast VF 7 đang là ngôi sao thu hút khách hàng trẻ bởi thiết kế “gây mê”, sức mạnh vượt xa xe xăng cùng phân khúc cùng chi phí sở hữu quá lời.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
VinFast VF 9 đang là “ngôi sao sáng” trong phân khúc SUV điện hạng E, với thiết kế sang trọng, công nghệ tiên tiến, chính sách giá cạnh tranh và khả năng tiết kiệm vượt trội.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Từng sở hữu nhiều xe tiền tỷ, anh Phạm Ngọc Dương (Hà Nội) “dừng lại” với VinFast VF 9 vì trải nghiệm vượt mong đợi về sản phẩm cũng như dịch vụ hậu mãi. Chiếc xe đã đồng hành với vị doanh nhân này trên hàng chục nghìn cây số dọc đất nước.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tại các nước châu Âu, một trong những nơi tiêu thụ thịt nhiều nhất trên thế giới, các công ty sản xuất thịt đã nghiên cứu và sử dụng các công nghệ hiện đại trong quy trình giết mổ - chế biến - bảo quản và vận chuyển để giúp thịt luôn tươi ngon.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sự bắt tay giữa SATRA, một tổng công ty thương mại hàng đầu và UEH, một trường đại học kinh tế có tiếng, được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng và đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của xã hội.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời với tầm nhìn chiến lược, xác định rõ kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngay sau đó, các nghị quyết hành động của Chính phủ, Quốc hội và các bộ ngành đã bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, trong dòng chảy thực tế, dòng vốn đến với doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thực sự “thông mạch”.
2 tuần
Xem thêm