Chủ nhật, 08/09/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Khó thẩm định, khoảng trống tài chính 24 tỷ USD cho SME bị bỏ ngỏ

Hồng Gấm
- 17:40, 25/07/2024

(DNTO) - Khoảng trống tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) ở Việt Nam ước tính khoảng 24 tỷ USD - gấp 2,11 lần mức cho vay doanh nghiệp SME hiện tại.

Tỷ lệ gặp khó khăn tài chính theo quy mô doanh nghiệp. Ảnh: TL.

Tỷ lệ gặp khó khăn tài chính theo quy mô doanh nghiệp. Ảnh: TL.

Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có báo cáo chuyên đề về tình hình phát triển doanh nghiệp 6 tháng đầu năm nay. Trong đó ghi nhận tốc độ doanh nghiệp rút khỏi thị trường (10,29%) đang nhanh hơn tốc độ gia nhập (5,34%).

"Đây là tín hiệu không mấy tích cực, phần nào phản ánh thực tế là các doanh nghiệp tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Vốn đăng ký bình quân của doanh nghiệp mới thành lập đã có năm thứ ba liên tiếp sụt giảm, chỉ đạt 9,25 tỷ đồng/doanh nghiệp.

 Quy mô doanh nghiệp thành lập mới tiếp tục bị thu hẹp, xét theo yếu tố vốn. Trong bối cảnh quốc tế bất định như hiện nay, thị trường vàng lại trở nên sôi động những tháng đầu năm đã khiến nguồn vốn từ doanh nghiệp thiếu tích cực so với những năm trước đây”, VCCI nhận định.

Vừa qua, kết quả khảo sát 30.000 doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho thấy, phần lớn doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đều gặp khó khăn ở cả đầu vào và đầu ra, đặc biệt là thị trường đầu ra. Gần một nửa doanh nghiệp xây dựng được hỏi cho biết gặp khó khăn do không có hợp đồng xây dựng mới. Mong muốn lớn nhất của các doanh nghiệp là giảm lãi suất cho vay với tỷ lệ doanh nghiệp kiến nghị là 47%; 29% doanh nghiệp kiến nghị cần tiếp tục cắt giảm điều kiện và thủ tục vay vốn.

Chỉ rõ tại hội thảo “Đổi mới dịch vụ và sản phẩm tài chính ngân hàng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam”, ngày 24/7, ông Nguyễn Minh Tú, Giám đốc Điều hành khối Thông tin doanh nghiệp FiinGroup cho biết, các doanh nghiệp SME đang đối mặt với rất nhiều khó khăn.

"Tiếp cận tài chính là khó khăn lớn nhất là, sau đó là tiếp cận khách hàng mới, cũng như thiếu công cụ quản trị rủi ro, và môi trường kinh doanh, chính sách", ông Tú cho hay.

Nhấn mạnh về khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, vị chuyên gia dẫn chứng số liệu của FiinGroup: Khoảng 62% tổng nhu cầu tài chính của SME vẫn chưa được đáp ứng, tương đương với khoảng trống tài chính khoảng 24 tỷ USD. Khoảng trống về tài chính của SME tại Việt Nam gấp khoảng 2,11 lần mức cho vay doanh nghiệp khối này hiện tại. Trong khi con số này tại các nước đang phát triển chỉ cao hơn 1,23 lần.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp SME chiếm gần 85% số doanh nghiệp cả nước, nhưng khả năng vay vốn còn rất thấp. Tổng nợ vay ngân hàng của các doanh nghiệp SME chỉ chiếm hơn 9% tổng nợ vay của toàn bộ doanh nghiệp Việt Nam, thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp lớn - nhóm chỉ chiếm chưa tới 20% số doanh nghiệp cả nước, nhưng tổng nợ vay chiếm tới hơn 90%.

Chuyên gia đề xuất nâng cao giá trị vay dành cho doanh nghiệp SME. Ảnh: TL.

Chuyên gia đề xuất nâng cao giá trị vay dành cho doanh nghiệp SME. Ảnh: TL.

 'Không có công ty nào tập trung cho vay các SME'

Tại tháng 6/2024, dữ liệu và mô hình đánh giá rủi ro của FiinGroup ghi nhận tổng 31,773 SME chưa được tiếp cận vốn vay mặc dù mức độ rủi ro là thấp và rất thấp. Bà Phạm Thị Thanh Huyền, chuyên gia tới từ tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), những khoảng trống này một phần đến từ việc Việt Nam đang thiếu rất nhiều các tổ chức tín dụng chuyên cho vay doanh nghiệp.

Nói rõ hơn, đại diện từ IFC nhắc đến loại hình tổ chức cho vay không nhận tiền gửi (NDTL) phổ biến tại nước ngoài. Những tổ chức này do không phải nhận tiền gửi của người dân nên sẽ có các quy định an toàn thoải mái hơn.

Chẳng hạn, tại Mỹ có 5.177 tổ chức nhận tiền gửi vào cuối năm 2019 nhưng có tới 40.000 NDTL. Còn tại Trung Quốc, có 4.044 ngân hàng và ngân hàng hợp tác xã, trong khi có khoảng 42.000 NDTL. Ở Mông Cổ chỉ có 12 ngân hàng nhưng lại có tới 530 NDTL; tương tự, Nam Phi có 18 ngân hàng nhưng lại có ít nhất 6.500 NDTL. 

"Việt Nam có 43 ngân hàng nhưng lại chỉ có 26 công ty tài chính tiêu dùng và cho thuê tài chính, trong khi đó, không công ty nào tập trung cho vay SME”, chuyên gia IFC nói.

Đặc biệt, các doanh nghiệp cho thuê tài chính đang gặp một điểm nghẽn từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đó là khi cho vay doanh nghiệp SME thì không được vượt quá 30% tổng dư nợ. 

"Đối với một số công ty tài chính tại Việt Nam thì 30% là quá nhỏ. Tệp khách hàng của họ tham gia vào chuỗi cung ứng trong ngành cần hạn mức lớn hơn nhiều", bà Huyền khẳng định dư địa tăng trưởng dư nợ tín dụng ở phân khúc SME còn lớn. Theo đó, IFC kết hợp với World Bank Group đã đưa ra ý kiến với NHNN nhằm nâng cao hạn mức dư nợ lên và đang được xem xét.

"Hy vọng tới đây, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng tại Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Chúng tôi sẽ có những buổi trao đổi chính sách với NHNN để giúp các công ty tài chính phát triển tại Việt Nam, nâng cao giá trị vay dành cho doanh nghiệp SME", bà Huyền cho biết. 

Về vấn đề huy động của các công ty tài chính, đại diện IFC cho biết thực tiễn trên thế giới các doanh nghiệp này sẽ có được nguồn cho vay từ thị trường vốn, thông qua phát hành trái phiếu hoặc chứng khoán hóa (với khoản phải thu).  

"Kiến nghị Bộ Tài chính và NHNN có những trao đổi, nghiên cứu để có quy định cho phép các tổ chức tín dụng có thể chứng khoán hóa các khoản phải thu. Ngoài hỗ trợ cho công ty tài chính, những quy định này còn có thể giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong việc mua bán nợ", bà Huyền đề xuất.  

Về phía doanh nghiệp, cần đa dạng hoá các sản phẩm tài chính cho doanh nghiệp SME, đồng thời, cần nâng cao chất lượng dữ liệu cho thẩm định khách hàng. Khi có dữ liệu đầy đủ, doanh nghiệp sẽ thuận lợi trong giải quyết nhu cầu tài chính. Dữ liệu và phân tích dữ liệu là yếu tố không thể thiếu trong tài chính số.  

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sau 1 năm thử nghiệm tại AEON Tân Phú và AEON Long Biên, từ tháng 7/2024, AEON Việt Nam, hợp tác cùng Viện Chiến lược chính sách Tài nguyên & Môi trường, chính thức mở rộng và triển khai chương trình “Ngày không túi nylon” trong toàn hệ thống Trung tâm Bách hóa tổng hợp và siêu thị trên toàn quốc.
9 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 6/9/2024, tại Hà Nội, thực hiện quyết định của Quân ủy Trung ương về việc tuyển dụng Quân nhân chuyên nghiệp đối với cá nhân có thành tích xuất sắc khi dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhân dân, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel đã tổ chức trao quyết định đối với đồng chí Nguyễn Đức Tài vì hành động quả cảm cứu bé gái trong vụ sạt lở đất tại Hà Giang vào tháng 7 vừa qua.
9 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Viettel phối hợp các doanh nghiệp viễn thông khác triển khai dịch vụ chuyển vùng di động (roaming) miễn phí, giúp chính quyền, người dân đảm bảo thông tin liên lạc tại những vùng bị cô lập khi mạng viễn thông đang sử dụng gặp sự cố và không có sóng.
9 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tiết kiệm cho người dùng hơn 70 triệu đồng nhờ chương trình ưu đãi đặc biệt, sở hữu sức mạnh và các trang bị an toàn, công nghệ thông minh vượt xa đối thủ, VinFast VF 7 được đánh giá là “kèo thơm” bậc nhất phân khúc C-SUV.
12 giờ
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Theo Ban Tổ chức triển khai Cuộc vận động xây dựng Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam, “Ngày văn hoá doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài” với chủ đề “Văn hóa kinh doanh Việt Nam và châu Âu: Góc nhìn đan xen”, sẽ diễn ra lần đầu tiên tại Pháp, vào ngày 13/9 tới.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 3/9, Getfit Gym & Yoga bất ngờ thông báo tạm ngưng hoạt động của tất cả chi nhánh cho đến khi có thông báo mới. Nhiều hội viên bức xúc khi đã lỡ đóng khoản phí lớn, thời hạn các gói dịch vụ vẫn còn nhiều nhưng phía trung tâm hoàn toàn “im lặng”, không đưa ra hướng giải quyết nào.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sản lượng ngành sản xuất tăng trưởng trở lại trong tháng 8, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng còn yếu, chưa kể biên lợi nhuận gộp còn mỏng do chi phí nhân công tăng. Cần hỗ trợ tài chính và ưu đãi tín dụng cho các doanh nghiệp hoàn thành các hợp đồng đã ký kết và mở rộng hoạt động xuất khẩu.  
2 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Thiếu người bán và kẻ mua dẫn tới việc Việt Nam tới nay chưa có các trung tâm nguyên phụ liệu dệt may, da giày phục vụ sản xuất trong nước.
2 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Việc Trung tâm Phân phối Satra (TTPP Satra) tiếp nhận thêm kho hàng Bình Đường (Bình Dương) từ đầu năm nay đã giúp doanh nghiệp có thể đáp ứng nhanh nhất nguồn hàng cho toàn bộ hệ thống bán buôn và bán lẻ, đồng thời góp phần phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
2 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Với lợi thế bán hàng trên nhiều nền tảng trực tuyến, thành phố Sơn La đã triển khai hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất, kinh doanh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xúc tiến thương mại, đưa các sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử, các trang mạng xã hội.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Không chỉ đóng góp tích cực cho hiệu quả kinh doanh, mảng kinh doanh quốc tế của Vinamilk cũng đang đưa niềm tự hào “thương hiệu Việt” ra thế giới. Liên tiếp gia tăng thị trường xuất khẩu, sản phẩm xuất hiện ngày càng đa dạng, sở hữu nhiều tiêu chuẩn cao của thế giới, Vinamilk đang khẳng định sữa “made in Vietnam” hoàn toàn có chỗ đứng trên thị trường quốc tế.
3 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Doanh nghiệp trong những ngành phát thải lớn như xi măng hiện nay đã không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải nỗ lực giảm lượng phát thải ra môi trường.
3 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Từng mua lại 15 công ty trong 6 năm, Byju's nhanh chóng gặp khó khăn về tài chính khi những khoản nợ tăng dần nhưng định giá đi theo chiều ngược lại. Kì lân Ấn Độ đã để lại bài học sâu sắc về cách quản trị doanh nghiệp.
4 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Thực hiện quản trị sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, nhiều doanh nghiệp Việt đã tăng năng suất và giảm tồn kho tới hàng chục %, bước chân vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Không phải công nghệ, yếu tố con người mới đóng vai trò quan trọng nhất giúp chuyển đổi số tại các doanh nghiệp thành công.
1 tuần
Xem thêm