Hãng hàng không Ấn Độ, Air India, nhắm đến vị thế thế giới - Bài 1: Đơn hàng kỷ lục
(DNTO) - Tata Group, chủ sở hữu mới của Hãng hàng không Air India đang bỏ ra hàng tỷ đô la để mua máy bay từ Airbus và Boeing để nâng cao vị thế của họ trên thị trường thế giới.
Ấn Độ đã đạt một cột mốc đáng nể trong năm 2022 để trở thành quốc gia có dân số đông nhất thế giới, vượt qua cả Trung Quốc. Nhưng tốc độ tăng trưởng dân số của nước này đã không được phản ánh bằng kích cỡ “hạm đội” máy bay họ đang sở hữu.
Ngày nay, toàn Ấn Độ chỉ có khoảng 700 phi cơ, trong đó chỉ có 50 phản lực thân rộng, để phục vụ cho dân số 1,41 người và sẽ còn tăng.
Để so sánh, các hãng hàng không Trung Quốc đang vận hành hơn 480 phi cơ thân rộng; trong khi Emirates, hãng hàng không Dubai, với lượng khách chỉ bằng một phần nhỏ so với dân số của Mumbai, tự hào với một “hạm đội” 260 phi cơ phản lực - theo dữ liệu từ Cirium.
Thương vụ khổng lồ này quan trọng đến mức ba quan chức cao cấp đã đồng loạt tham gia công bố: Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Mỹ, Joe Biden và Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron.
Chính vì thế, hãng hàng không Ấn Độ, Air India, đang tiến hành một nỗ lực đắt giá để nâng cấp các máy bay của họ và nâng cao vị thế trên thị trường thế giới.
Đơn hàng kỷ lục
Một năm trước đó, Tập đoàn tài chính Tata Group mua lại Air India từ chính phủ Ấn Độ, với giá 2,2 tỷ đô la.
Vào ngày 14/02 vừa qua, Air India công bố họ đã đặt mua 470 phi cơ, với chi phí vượt hơn 60 tỷ đô la, một thương vụ được xem là lớn nhất trong lịch sử hàng không.
Thương vụ khổng lồ này quan trọng đến mức ba quan chức cao cấp đã đồng loạt tham gia công bố: Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Mỹ, Joe Biden và Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron.
Đơn đặt hàng của Air India được chia đều giữa hai hãng hàng không hàng đầu thế giới là Airbus SE và Boeing Co., trong đó bao gồm 400 phi cơ A320 và các loại máy bay trong dòng 737, kèm theo đó là 70 phi cơ thân rộng và nhiều loại phi cơ khác từ cả hai hãng.
“Hạm đội” máy bay mới này sẽ tăng khả năng cạnh tranh cho Air India trên thị trường hàng không thế giới, vốn đã được “ăn chia” bởi các hãng hàng không ngoài Ấn Độ.
Lợi thế hiếm có
Air India đã phải trải qua hàng thập kỷ dậm chân tại chỗ dưới sự điều hành của chính phủ Ấn Độ, nay trở thành một kẻ “sinh sau đẻ muộn” cho ngành hàng không.
Tuy nhiên, hãng này sở hữu một lợi thế lớn: Tiết kiệm thời gian.
Hãng hàng không Ấn Độ này vận hành một loạt các tuyến hàng không di chuyển trực tiếp qua các địa điểm quan trọng trên thế giới. Các chuyến bay có thể đi từ Mỹ sang châu Âu mà không phải trung chuyển tại vùng Trung Đông.
Air India cũng sở hữu nhiều vị trí tại các phi trường chủ đạo, trong đó có sân bay John F. Kennedy tại New York và Heathrow tại Luân Đôn.
Air India sở hữu một lợi thế lớn: Tiết kiệm thời gian.
Một chuyến bay trực tiếp từ Mumbai đến New York chỉ mất 16 tiếng đồng hồ, thay vì 20 tiếng đồng hồ nếu đi từ Dubai.
Dịch vụ bay không ngừng nghỉ của Air India đến San Francisco, Mỹ, chỉ tốn thời gian bằng một nửa so với các lựa chọn khác - theo dữ liệu của Skyscanner.
Shashank Nigam, Giám đốc điều hành của công ty chiến lược thương hiệu SimpliFlying, cho biết: “Khả năng bay không ngừng nghỉ đến và đi từ Ấn Độ mang lại cho Air India lợi thế cạnh tranh so với các hãng hàng không vùng Vịnh”.