Thứ hai, 06/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Hàng giả, hàng nhái và kém chất lượng được coi là “căn bệnh ung thư” của sàn thương mại điện tử và ngày càng diễn biến phức tạp. Thế nhưng, hiện vẫn chưa có phương án căn cơ để giải quyết triệt để tình trạng này.
Những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu dùng tăng cao, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, tiêu thụ, hàng giả, hàng nhái trên thị trường theo đó cũng tăng cao đột biến, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người tiêu dùng, thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước.
Trong khi giá thép tăng cao, nhiều vụ việc làm thép giả cũng đã được phát hiện. Việc xử lý tình trạng làm thép giả cần phải được thực hiện nghiêm vì liên quan đến chất lượng các công trình xây dựng.
Việc sử dụng mạng xã hội để buôn lậu, kinh doanh hàng giả, hàng hóa không rõ nguồn gốc đã và đang trở nên nhức nhối, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống người dân.
Trên 2.000 can nước giặt nhãn D-nee, trên 400 can nước giặt nhãn Comfort cũng hàng nghìn vỏ thùng carton, vỏ can nhựa bán thành phẩm trong một kho hàng tại thôn Chợ Nga, xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội vừa bị lực lượng chức năng bắt quả tang khi đang thực hiện hoạt động pha chế sản phẩm.
Trần Mĩ Sĩ (sinh năm 1996) đã nhiều lần đổi vị trí kho hàng chứa các sản phẩm giả nhãn hiệu LV, Gucci, Nike để che mắt cơ quan chức năng.
Theo ông Đoàn Tử Tích Phước, trưởng đại diện ví điện tử Momo, dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử có chiều hướng siết lại so với trước đây. Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn kéo dài, thương mại điện tử cần quan tâm đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch.