Thứ tư, 02/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Giá tăng trên toàn cầu, Việt Nam đứng trước nhiều nỗi lo

Lương Bằng
- 10:00, 17/05/2021

(DNTO) - Việc giá thép trong nước tăng cao phần nào chịu nhiều ảnh hưởng từ thị trường thế giới và cung cầu trên thị trường. Do vậy, muốn giảm được giá thép thì phải giảm được giá thành sản xuất, muốn giảm được giá thành thì cần bàn tay Nhà nước.

Biến động từ Trung Quốc, giá quặng sắt và thép nhảy múa

Bộ Công Thương vừa có văn bản đề nghị Hiệp hội Thép Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thép rà soát, xem xét các vấn đề liên quan đến nguyên liệu đầu vào, tiết giảm các chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm, có biện pháp tăng công suất sản xuất thép để đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước, hạn chế xuất khẩu các mặt hàng, sản phẩm thép trong nước đang có nhu cầu.

Bộ cũng đề nghị thực hiện việc rà soát các đại lý phân phối trong việc cung cấp hàng đến các hộ tiêu thụ, người tiêu dùng, tránh các hiện tượng găm hàng, đẩy giá và cạnh tranh không lành mạnh.

Giá thép toàn cầu tăng mạnh, trong đó có Việt Nam. Ảnh: Lương Bằng

Giá thép toàn cầu tăng mạnh, trong đó có Việt Nam. Ảnh: Lương Bằng

Phân tích lý do giá thép tăng cao, Hiệp hội Thép đánh giá nguyên nhân đầu tiên do ảnh hưởng của thị trường nguyên liệu và sản phẩm thép thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, thị trường chiếm gần 60% sản lượng thép thô toàn cầu. Các yếu tố chính chi phối thị trường này, khiến giá thép toàn cầu biến động là: Nguồn cung thép thắt chặt theo chính sách của Chính phủ Trung Quốc về kiểm soát ô nhiễm; nhu cầu tiêu thụ thép nội địa của nước này tăng cao do kinh tế phục hồi và kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 2021-2025.

Ngoài ra, Trung Quốc còn có chính sách giảm hoàn thuế xuất khẩu từ 13% xuống 9%, thậm chí 0% để giảm sản lượng xuất khẩu thép; chi phí sản xuất thép của Trung Quốc năm 2020 cao hơn so với các quốc gia làm nhập khẩu bán thành phẩm (thép thô), lên mức cao nhất trong lịch sử vào quý 3/2020.

Một yếu tố khác khiến giá thép tăng cao là do nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi, điều này đồng nghĩa nhu cầu về thép của thế giới tăng, trong khi dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và các tổ chức quốc tế đều khẳng định công suất thép toàn cầu năm nay chưa thể phục hồi như trước đại dịch.

“Điều đó có nghĩa, giá thép sẽ có khả năng còn tăng”, Hiệp hội Thép Việt Nam lưu ý.

Chưa kể, giá thép tăng còn do tác động của cước phí vận chuyển tăng cao, thiếu container tàu biển. Nguyên liệu (quặng sắt, phế thép), nhiên liệu và vật liệu tiêu hao thường xuyên (than mỡ, coke, điện cực, trục cán, vật liệu chịu lửa,... ), thiết bị dự phòng cho sản xuất thép hầu hết được nhập khẩu, nên thị trường thép Việt Nam chịu chi phối bởi thị trường toàn cầu.

“Diễn biến tăng giá gần đây là theo quy luật thị trường khi giá nguyên vật liệu để sản xuất thép toàn cầu tăng bất thường, giá thép thô và thép thành phẩm trên thế giới tăng và diễn biến phức tạp, khó lường”, Hiệp hội Thép nhận định.

Chưa thiếu thép, nhưng lường trước rủi ro

Chia sẻ với PV, đại diện Bộ Công Thương cho biết các doanh nghiệp hiện đều đảm bảo nguồn cung thép trên thị trường, chưa có hiện tượng thiếu thép. Việc điều hành quản lý của nhà nước cũng không thể cấm doanh nghiệp xuất khẩu thép mà chỉ đề nghị hạn chế.

 Việt Nam mới có Formosa và Hòa Phát sản xuất được thép cán nóng, loại thép chất lượng cao. Ảnh: Lương Bằng

 Việt Nam mới có Formosa và Hòa Phát sản xuất được thép cán nóng, loại thép chất lượng cao. Ảnh: Lương Bằng

Hiệp hội Thép cũng khẳng định: Năm 2021, nhu cầu thép của Việt Nam sẽ tăng khoảng 7-10% so với năm 2020. Sản xuất thép của Việt Nam đáp ứng đủ nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu một phần ra nước ngoài.

Để đáp ứng cho sản xuất, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu nhiều loại nguyên vật liệu. Bên cạnh đó, các sản phẩm thép xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải đối diện với chủ nghĩa bảo hộ ngày càng gia tăng của các quốc gia trên toàn cầu. Do đó, thị trường thép Việt Nam sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng của thị trường thép thế giới.

Trước tình hình đó, Hiệp hội Thép Việt Nam đã có văn bản khuyến nghị các doanh nghiệp thành viên thực hiện một số giải pháp nhằm góp phần bình ổn thị trường trong nước như, tiếp tục phát huy công suất, đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm thép, tổ chức hệ thống phân phối hợp lý để ổn định nguồn cung trong nước, đáp ứng đủ nhu cầu thị trường; tăng cường hợp tác phối hợp, ưu tiên nguồn nguyên liệu và thép thô cho thị trường trong nước; tiết giảm chi phí sản xuất, đồng thời bảo đảm giá bán hợp lý.

Từ tháng 2, khi giá thép tăng cao, Bộ Công Thương đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề xuất một loạt giải pháp. Cơ quan này cũng chỉ ra, giá thép tăng do nhu cầu từ thị trường Trung Quốc tăng mạnh.

Theo Bộ Công Thương, trong năm 2021, Việt Nam tiếp tục phải nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu để sản xuất thép như quặng sắt khoảng hơn 18 triệu tấn, thép phế liệu khoảng 6-6,5 triệu tấn, than mỡ luyện cốc khoảng 6,5 triệu tấn và điện cực graphite khoảng 10.000 tấn.

Việc giá quặng sắt, thép phế liệu, quặng nguyên liệu thô và than mỡ luyện cốc,... vẫn duy trì ở mức cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất thép và thị trường thép trong nước. Như vậy, cán cân thương mại đối với sản phẩm thép sẽ tiếp tục bị thâm hụt trong năm 2021 (trong năm 2020 thâm hụt hơn 6,4 tỷ USD).

Bộ Công Thương khi đó đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính có chính sách điều tiết thuế thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng thép có biến động lớn về giá; nghiên cứu, áp dụng thuế xuất khẩu đổi với mặt hàng phôi thép cuộn cán nóng và thép xây dựng khi nguồn cung trong nước bị thiếu hụt.

Góp ý về giá thép, Tổng cục Thống kê khi đó cũng đề nghị Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất thép giảm các chi phí đầu vào do Nhà nước quản lý giá.

Đối với thép cuộn cán nóng, hiện chỉ có Formosa và Hòa Phát sản xuất được, còn phần lớn vẫn phải nhập khẩu. Bộ Công Thương dự báo thép cuộn cán nóng thời gian tới sẽ vẫn mất cân đối cung - cầu (sẽ càng tăng) do nhu cầu thép phục vụ ngành cơ khí chế tạo và công nghiệp hỗ trợ ngày càng tăng.

Do vậy, để tăng nguồn cung các loại thép phục vụ ngành cơ khí, chế biến chế tạo, Chính phủ cần có những chính sách thuế, ưu đãi đầu tư để thu hút các nhà đầu tư sản xuất mở rộng sản xuất hoặc thu hút các nhà đầu tư mới có tiềm năng phát triển các dự án sản xuất thép cán nóng.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) vừa công bố chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) chính thức của ngành sản xuất trong tháng 6 đạt 49,7 điểm. Mặc dù con số này cho thấy sự cải thiện nhẹ so với mức 49,5 của tháng 5 và 49,0 của tháng 4, đây vẫn là tháng thứ ba liên tiếp chỉ số này nằm dưới ngưỡng 50 điểm.
16 giờ
Thời sự - Chính trị
Bước ngoặt 1/7/2025 không chỉ là dấu mốc hành chính, đó là cột mốc đánh dấu bản lĩnh chính trị, đạo đức công vụ và sự kiên định vì nhân dân của cả hệ thống.
21 giờ
Trung ương hội
Chiều 30/6, tại Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Họp báo công bố Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 (VPSF 2025), với sự tham dự của đại diện các đơn vị chỉ đạo, phối hợp tổ chức, các chuyên gia, thành viên Ban Tổ chức, Ban Cố vấn Diễn đàn và đông đảo các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Sau ngày 1/7, người dân có thể đăng ký xe tại bất kỳ công an xã nào trong tỉnh. Biển số xe sẽ được cấp theo danh sách mã số của các địa phương sáp nhập, ưu tiên từ số thấp đến cao.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 30/6, tại TP.HCM, Thành ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ TP.HCM đã long trọng tổ chức Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, cũng như thành lập các tổ chức Đảng và chỉ định nhân sự cho các cấp chính quyền và đoàn thể mới.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Hôm nay (30/6), từ 8h sáng, trên cả nước sẽ đồng loạt diễn ra Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Cuộc chiến thương mại và các chính sách thuế quan mới do Hoa Kỳ khởi xướng đang tạo ra những tác động sâu sắc và đa chiều lên chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong đó, ngành kho bãi tại Mỹ đang đứng trước những thách thức và sự thay đổi cấu trúc chưa từng có, đồng thời mở ra cả cơ hội và thách thức cho các quốc gia sản xuất như Việt Nam.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Từ ngày 1/7/2025, Bộ Công Thương sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền cấp 31 mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi và không ưu đãi cho địa phương.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong một động thái bất ngờ, Tổng thống Mỹ Donald Trump, ngày 26/6 (giờ Mỹ) đã làm dậy sóng chính trường quốc tế với tuyên bố "chúng tôi vừa ký với Trung Quốc ngày hôm qua", ngay sau đó lại hé lộ về một thỏa thuận thương mại "rất lớn" sắp đạt được với Ấn Độ.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 26/6, Cục Thuế cho biết vừa có thông báo về việc tạm dừng các hệ thống thuế điện tử để triển khai nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu sắp xếp cơ quan thuế theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp, thời gian từ 18h ngày 27/6 đến 8h ngày 1/7.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia VPBankS đã chỉ ra các nguyên nhân khiến tỷ giá tiếp tục tăng trong bối cảnh đồng đô la tiếp tục giảm.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhân dịp dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới và làm việc tại Trung Quốc, ngày 25/6, tại thành phố Thiên Tân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo Tập đoàn Siemens (Đức).
6 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Phù Yên (Sơn La) hiện có khoảng 22.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và tạo được hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của nông dân.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong hơn một năm qua, thế giới đã chứng kiến nỗ lực không mệt mỏi của Fed nhằm kìm hãm con "quái vật" lạm phát, vốn đã leo lên mức cao nhất trong bốn thập kỷ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Mở đầu phiên giao dịch sáng 24/6, thị trường tài chính toàn cầu chứng kiến một sự đảo chiều đột ngột. Giá vàng, vốn được coi là "hầm trú ẩn an toàn", mất hơn 30 USD mỗi ounce, trong khi giá dầu thô Brent lần đầu tiên trong nhiều tháng rơi xuống dưới ngưỡng 70 USD/thùng.
1 tuần
Xem thêm