Thứ bảy, 30/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Dòng tiền Nhà nước đầu tư đến đâu phải quản lý đến đó

Thạch Hương
- 08:04, 30/11/2024

(DNTO) - Đại biểu Quốc hội đề nghị cần mở rộng phạm vi quản lý đối với doanh nghiệp có dưới 50% vốn Nhà nước và quy định về nguyên tắc quản lý: Dòng tiền Nhà nước đi tới đâu thì Nhà nước theo dõi, quản lý tới đó, và chỉ quản lý dựa theo tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần.

Chiều 29/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

291120240512-dsc_0168

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn ĐBQH TP Hà Nội) khẳng định: "Doanh nghiệp Nhà nước đang nắm giữ một khối lượng tiền, tài sản rất lớn trong các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động thì kém hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp tư nhân. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trên là cơ chế quản lý đối với doanh nghiệp Nhà nước hiện nay còn chưa phù hợp, chồng chéo và trói buộc. Nguồn vốn đầu tư vào doanh nghiệp Nhà nước bị thất thoát vẫn không được phát hiện kịp thời. Khi phát hiện thì cũng không quy được trách nhiệm và khi có quy trách nhiệm xử lý được cá nhân thì tiền cũng đã bị thất thoát".

Vì vậy, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng cần thiết phải sửa căn bản Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp để tạo ra một cơ chế quản lý mới, phân định rõ quyền, trách nhiệm giữa quản lý của cơ quan đại diện chủ sở hữu với quản trị của doanh nghiệp để tạo một cơ chế thông thoáng cho các doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời tạo một cơ chế phù hợp để quản lý có hiệu quả vốn của Nhà nước đã đầu tư vào doanh nghiệp.

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, phải có cơ chế quản lý và theo dõi nguồn vốn tại doanh nghiệp. Theo đó, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng chỉ đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ là chưa phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu là tiền Nhà nước đầu tư đến đâu thì phải quản lý đến đó. Do vậy, đại biểu đề nghị cần mở rộng đối tượng, đưa các yêu cầu có tính nguyên tắc và quản lý, giám sát với cả các doanh nghiệp có được vốn đầu tư dưới 50% và cả những doanh nghiệp F2, F3 là những doanh nghiệp mà do doanh nghiệp Nhà nước đầu tư vốn.

Ngoài ra, tại khoản 9, Điều 4 quy định người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp gồm một nhóm người là chưa phù hợp. Vì như thế sẽ không phát huy được vai trò của người đứng đầu; đồng thời cũng không xác định được trách nhiệm cá nhân nếu như tiền vốn đầu tư vào doanh nghiệp bị thất thoát. Do vậy, đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ nên là một người.

Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ (Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh) lấy ví dụ minh chứng cho thấy việc quy định "phạm vi áp dụng cho các đối tượng có vốn Nhà nước nắm giữ trên 50%" chưa phù hợp. Cụ thể, nếu 1 công ty cổ phần có phần vốn Nhà nước chiếm 49%, số còn lại chia cho 5 cổ đông lớn khác, mỗi người sở hữu chưa đến 10% cổ phần. Như vậy vốn Nhà nước sẽ chiếm ưu thế, nếu không quy định sẽ không rõ ai sẽ chịu trách nhiệm quản lý, thi hành, theo dõi. Phần vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp này sẽ được quản lý, sử dụng như thế nào; phần lợi nhuận thu được từ đầu tư vốn sẽ được xử lý hay chế tài xử lý vi phạm sẽ ra sao?.

Do vậy, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ đề nghị cần mở rộng phạm vi quản lý đối với doanh nghiệp có dưới 50% vốn Nhà nước và quy định về nguyên tắc quản lý: Dòng tiền Nhà nước đi tới đâu thì Nhà nước theo dõi và quản lý tới đó, và chỉ quản lý dựa theo tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần. Có như vậy, mới đảm bảo được nguyên tắc quản trị tài chính.

Ngoài việc quản lý nguồn vốn của Nhà nước, dự án Luật cũng quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của doanh nghiệp quy định tại Điều 12. Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ cho biết, dự án luật liệt kê 15 nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của doanh nghiệp trong quản lý điều hành, tuân thủ các quy định của pháp luật và một số nhiệm vụ về công tác thực thi. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, cần bổ sung quy định về doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về đầu ra từ việc sử dụng vốn Nhà nước để kinh doanh.

"Theo đó, loại trừ doanh nghiệp thực hiện mục tiêu công ích của Nhà nước thì các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng hiệu quả vốn Nhà nước, đảm bảo đạt lợi ích kinh tế (có loại trừ trường hợp rủi ro do nguyên nhân khách quan như thiên tai, địch hoạ, hay cú sốc từ kinh tế, chính trị, xã hội). Nếu không có quy định về trách nhiệm này thì doanh nghiệp chỉ cần bảo toàn đủ vốn là đạt yêu cầu", đại biểu nói.

Theo các đại biểu Quốc hội, dòng tiền Nhà nước đi tới đâu thì Nhà nước theo dõi và quản lý tới đó. Ảnh minh hoạ

Theo các đại biểu Quốc hội, dòng tiền Nhà nước đi tới đâu thì Nhà nước theo dõi và quản lý tới đó. Ảnh minh hoạ

Giải trình, làm rõ ý kiến của các ĐBQH, Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng khẳng định: Trong phiên thảo luận, một số ĐBQH đề nghị bổ sung các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước từ 50% vốn điều lệ trở xuống và việc đầu tư vốn tại các doanh nghiệp khác có vốn đầu tư F2, F3 để quy định nguyên tắc quản lý. Với biện pháp, mức độ phù hợp, Bộ Tài chính xin tiếp thu ý kiến của các ĐBQH để nghiên cứu, đề xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bổ sung vào đối tượng áp dụng và quy định nguyên tắc, nội dung quản lý cho phù hợp với phần vốn góp cũng như là tính chất, quy mô vốn của doanh nghiệp.

Phát biểu kết luận Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh: Qua thảo luận, các ĐBQH nhất trí về sự cần thiết sửa đổi, ban hành Luật Quản lý đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để khắc phục bất cập của Luật hiện hành, thể chế hóa chủ trương của Đảng, đảm bảo nguyên tắc Nhà nước là chủ sở hữu vốn, đầu tư vốn nhưng không can thiệp hành chính vào hoạt động kinh doanh, quản trị của doanh nghiệp. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo chủ động phát huy tính năng động, sáng tạo của doanh nghiệp Nhà nước, cùng với việc có cơ chế quản lý chặt chẽ, tránh lạm dụng làm thất thoát tài sản Nhà nước. Gắn trách nhiệm của đơn vị, người đại diện vốn Nhà nước, tăng cường tính công khai, minh bạch về thực trạng tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn Nhà nước để đảm bảo việc kiểm tra, giám sát, kiểm toán của Nhà nước và của Nhân dân đối với vốn của Nhà nước.

Hôm nay (30/11), Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8 với việc biểu quyết thông qua hàng loạt dự án luật, nghị quyết, trong đó có chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.

Buổi sáng, Quốc hội làm việc tại hội trường để biểu quyết thông qua: Luật Tư pháp người chưa thành niên; Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương; Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hải Phòng; Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TP.HCM, TP Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.

Các đại biểu thảo luận hội trường về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.

Buổi chiều, Quốc hội tiếp tục biểu quyết thông qua: Luật Dữ liệu, Luật Điện lực (sửa đổi); Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất; Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Tại phiên bế mạc, Quốc hội biểu quyết thông qua: Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn; Nghị quyết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Nghị quyết kỳ họp sẽ bao gồm các nội dung về: chủ trương đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam; điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại Nghị quyết số 94 của Quốc hội; các giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 để Tổng công ty Hàng không Việt Nam sớm phục hồi và phát triển bền vững; về giảm thuế giá trị gia tăng.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Đại biểu Quốc hội đề nghị cần mở rộng phạm vi quản lý đối với doanh nghiệp có dưới 50% vốn Nhà nước và quy định về nguyên tắc quản lý: Dòng tiền Nhà nước đi tới đâu thì Nhà nước theo dõi, quản lý tới đó, và chỉ quản lý dựa theo tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần.
24 phút
Thời sự - Chính trị
Luật được Quốc hội thông qua bổ sung quy định xác định rõ 6 hành vi được coi là thao túng thị trường chứng khoán.
16 giờ
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh đặc biệt của thế giới và trong nước vừa tạo công cuộc đổi mới, sáng tạo, phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam những triển vọng mới đầy hứa hẹn, vừa đặt ra những nhiệm vụ mới hết sức nặng nề.
18 giờ
Thời sự - Chính trị
Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất áp dụng mức thuế suất ưu đãi 10% hoặc có thể thấp hơn với các cơ quan báo chí.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Đại biểu Quốc hội đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm các quốc gia theo hướng tăng, có thể là 20%, thay vì 10% như dự thảo và xây dựng lộ trình tăng thuế phù hợp đến năm 2030.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 27/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Trước đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật phòng không nhân dân; thông qua Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035...
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 26/11, tiếp tục kỳ họp 8 Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 (kỳ báo cáo 1/10/2023 - 1/10/2024).
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Học hỏi và chọn lọc kinh nghiệm từ quốc tế, nghiên cứu kĩ lưỡng địa điểm đặt nhà máy điện hạt nhân và tuân thủ đầy đủ hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) sẽ giúp việc phát triển điện hạt nhân đi đúng hướng.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhằm đảm bảo doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, tôn trọng và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp Nhà nước...
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thu thuế với các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng tại Việt Nam.
1 tuần
Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo đại biểu Quốc hội, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực phát triển của đất nước. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia, giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, nội địa hóa tối đa, giảm phụ thuộc vào nước ngoài...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Mặc dù Hoa Kỳ là thị trường lớn và tiềm năng nhưng việc phụ thuộc phần lớn vào thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp cần hướng tới mở rộng thị trường cùng khu vực như Peru, Colombia hay Trung Mỹ...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tối 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”, tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
GS. Andreas Hauskrecht của Đại học Indiana, cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân và tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước. Bởi việc dựa vào khối FDI như những năm qua sẽ không bền vững.
1 tuần
Xem thêm