Thứ năm, 28/03/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Đất đai ngổn ngang sai phạm

Phan Dương
- 15:00, 05/07/2021

(DNTO) - Đất đai là lĩnh vực hội tụ nhiều cái nhất: phức tạp nhất, nhiều khiếu nại, tố cáo nhất và tham nhũng lớn nhất. Mặc dù có giảm nhưng từ năm 2013 đến nay, đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến đất đai vẫn chiếm trên 60% trong tổng số các đơn thư...

Tình trạng vi phạm pháp luật trong quản lý đất đai xảy ra phổ biến trong các hoạt động giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Ảnh: T.L

Tình trạng vi phạm pháp luật trong quản lý đất đai xảy ra phổ biến trong các hoạt động giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Ảnh: T.L

Cũng trong khoảng thời gian này, số lượng thụ lý, giải quyết các vụ án dân sự, kinh doanh thương mại liên quan đến đất đai chiếm 75% tổng số các vụ án Toà án Nhân dân Tối cao thụ lý, giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Các vụ án hình sự liên quan đến đất đai diễn ra rất đa dạng, động cơ, mục đích phạm tội rất phức tạp. Có nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, liên quan đến nhiều tổ chức, nhiều người, trong đó có cả cán bộ có chức vụ cao, gây thiệt hại lớn đối với tài sản của Nhà nước, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức và niềm tin của xã hội đối với Đảng và Nhà nước.

Vì sao vi phạm xảy ra phổ biến?

Trên đây là những thông tin được đưa ra tại hội thảo “Thực trạng vi phạm pháp luật về đất đai và kiến nghị sửa đổi chính sách, pháp luật về đất đai” vừa diễn ra tại Hà Nội. Tại hội thảo, các đại biểu cho biết, tình trạng vi phạm pháp luật trong quản lý đất đai xảy ra phổ biến trong các hoạt động giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất như: không đúng mục đích, không qua đấu giá quyền sử dụng đất, không theo quy hoạch đã được phê duyệt… Thu hồi, giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không đảm bảo quyền lợi của Nhà nước, người sử dụng đất có đất bị thu hồi, nhà đầu tư; chậm chễ trong trả tiền đền bù…

“Chỉ nói về công tác quy hoạch thì trên thực tế, Luật Đất đai 2013 và các luật chuyên ngành chưa thực sự đảm bảo tính liên kết, đồng bộ giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch ngành quốc gia có sử dụng đất. Các quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Luật Đất đai 2013 và các quy định về quy hoạch có sử dụng đất của các ngành quốc gia theo các luật chuyên ngành chưa thật sự đảm bảo được định hướng của Nghị quyết 19/TƯ”.

Ông Lê Hoàng ChâuChủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA).

Quản lý đất đai trước và sau khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, gồm: vi phạm trong việc xác định giá trị đất đai trước khi cổ phần hoá; chuyển mục đích sử dụng đất sau khi cổ phần hoá; cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng trình tự thủ tục, không đúng thẩm quyền; Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất không tương thích với các quy hoạch khác; thường xuyên bị điều chỉnh… Gần đây thực tế này đã được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ trong các kết luận thanh tra về sử dụng đất tại nhiều địa phương, bao gồm: Tp.HCM, Huế, Bến Tre…

Nói về nguyên nhân của tình trạng trên, nhiều chuyên gia cho rằng một phần không nhỏ là do những hạn chế, bất cập trong chính sách, pháp luật về đất đai cũng như sự chồng chéo, chưa thống nhất trong một số quy định giữa Luật Đất đai 2013 với các hướng dẫn thi hành luật và với một số luật khác (Bộ Luật Dân sự, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở…). Từ đó, dẫn đến sự lúng túng trong quản lý và tạo ra những khe hở của luật pháp để một số cá nhân và tổ chức lợi dụng để tham nhũng và trục lợi, gây lãng phí, thất thoát tài sản của Nhà nước. Thêm vào đó là năng lực của bộ máy quản lý nhà nước về đất đai còn chưa cao, nhất là chất lượng nguồn nhân lực. Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về đất đai còn sơ sài, thiếu thống nhất…

Hoàn thiện Luật theo hướng rõ ràng, dễ thực thi

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA) cho biết: Để đảm bảo tính khả thi của Luật Quy hoạch 2017, Quốc hội đã ban hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan về quy hoạch năm 2018, bao gồm cả Luật Đất đai 2013, trong đó đã điều chỉnh một phần, nhưng vẫn chưa thực sự đảm bảo được tính đồng bộ, liên kết giữa các văn bản luật. 

Quy hoạch sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 chưa thể hiện đầy đủ các không gian quy hoạch, mới tập trung chủ yếu vào việc quy hoạch sử dụng đất đối với không gian bề mặt của đất đai, chưa quy định quy hoạch sử dụng đất đối với không gian bên trên mặt đất; chưa quy định quy hoạch sử dụng đất đối với không gian ngầm (Điều 178 Luật Đất đai 2013 chỉ quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được thuê đất để xây dựng công trình ngầm); chưa quy định quy hoạch sử dụng đất theo tuyến, ví như quy hoạch sử dụng đất các tuyến đường giao thông qua nhiều đơn vị hành chính, nhất là đường giao thông liên tỉnh.

Luật Đất đai phải tạo ra hành lang pháp lý chống được vi phạm, đặc biệt là tội phạm tham nhũng, đấu giá, đấu thầu, đặc biệt, phải bảo đảm quyền, lợi ích người dân theo nguyên tắc thị trường...

Bên cạnh đó, khoản 5 điều 40 Luật Đất đai 2013 quy định đối với quận đã có quy hoạch đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì không lập quy hoạch sử dụng đất nhưng phải lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm, đã giới hạn phạm vi quy hoạch sử dụng đất cấp huyện làm cho hệ thống quy hoạch sử dụng đất không còn là một chỉnh thể. Quy định này chưa thật chuẩn xác, mà lẽ ra với quan điểm tích hợp, liên kết các loại quy hoạch, tất cả các thông tin quy hoạch trên được tích hợp trong một bản đồ quy hoạch thống nhất. Như vậy, sẽ tiết kiệm được nguồn lực và không trùng lắp trong hoạt động lập quy hoạch của ngành đất đai và ngành xây dựng, ông Châu nhận định.

Ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư cán sự đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao cũng nhìn nhận, về thực thi, thực hiện Luật Đất đai, có nơi, có lúc chưa nghiêm, có tiêu cực, tham nhũng, sai phạm, lãng phí nguồn lực. Hệ thống pháp luật không đồng bộ, không thống nhất, chưa rõ ràng, có khoảng trống, mâu thuẫn, xung đột lẫn nhau.

Do vậy, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao kiến nghị: phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, chủ đạo là Luật Đất đai và hệ thống pháp luật liên quan theo hướng đơn giản, tiện ích, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực thi; đồng bộ, thống nhất với Hiến pháp, với các đạo luật, khắc phục xung đột, chồng chéo; bổ sung những khoảng trống chưa được điều chỉnh.

Luật Đất đai phải tạo ra hành lang pháp lý chống được vi phạm, đặc biệt là tội phạm tham nhũng, đấu giá, đấu thầu, đặc biệt, phải bảo đảm quyền, lợi ích người dân theo nguyên tắc thị trường; Tổ chức thực hiện các luật hiện hành, đặc biệt là thực thi Luật Đất đai phải bảo đảm đầy đủ, nghiêm chỉnh hơn, tránh dự án giao rồi thành dự án treo, làm lãng phí nguồn lực; tăng cường thanh tra, kiểm soát xử lý nghiêm các vi phạm, tội phạm.

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, tổ chức lại các cơ quan thực thi pháp luật về đất đai một cách chuyên nghiệp hơn, đồng bộ hơn, trong đó có tòa án về đất đai, cơ quan thanh tra về đất đai. Đồng thời, tăng cường công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng đất đai về đăng ký, kiểm soát tài sản, cơ sở dữ liệu quốc gia...

“Ý thức chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật về đất đai của một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân chưa đầy đủ, chưa nghiêm”, “vẫn còn tình trạng cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức lợi dụng chức quyền tham ô, tham nhũng, sách nhiễu, lợi ích nhóm". Kết luận số 36-KL/TW ngày 6/9/2018 của Bộ Chính trị.

Tin khác

Bất động sản
Dù hưởng lợi vượt trội hơn hầu hết các loại tài sản khác trong thời gian gần đây trong việc hút vốn ngoại, phân khúc bất động sản công nghiệp trong những năm tới đòi hỏi phải nhanh chóng chuyển dịch chuỗi cung ứng để không bỏ lỡ dòng vốn đầu tư xanh. 
1 ngày
Bất động sản
Phân khúc đất nền dần hồi phục, ghi nhận 2 tháng đầu năm 2024 tại Hà Nội, đất nền dân cư và đất dự án có mức độ quan tâm tăng 110%. Theo chuyên gia, "cơn sốt" đất nền năm nay khác biệt các năm trước khi chủ yếu diễn ra tại Hà Nội và các tỉnh có khu công nghiệp giáp Hà Nội. 
3 ngày
Bất động sản
Hàng loạt dự án bất động sản "trùm mền", khiến nhà thầu xây dựng chưa hết cảnh điêu đứng, càng làm càng lỗ. Việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại với đất không phải là đất ở, được kỳ vọng là "sợi dây chính sách" giúp khơi thông pháp lý, tăng nguồn cung cho thị trường, để doanh nghiệp sớm phục hồi. 
4 ngày
Bất động sản
Các dự án Royal City, The Pride, Khu đô thị Mỹ Đình Sông Đà – Sudico, Sun Grand City có giá tăng 33%, nhiều dự án tăng trên 20% so với cùng kỳ.
1 tuần
Bất động sản
Trung tâm thương mại Vincom Plaza Đông Hà sắp đi vào vận hành tại khu đô thị đáng sống nhất Quảng Trị, hứa hẹn mở ra không gian thương mại giải trí đẳng cấp của khu vực miền Trung, góp phần trở thành “thỏi nam châm” hút nhà đầu tư cho khu đô thị Vincom Shophouse Royal Park.
1 tuần
Bất động sản
Bước sang năm 2024, thị trường bất động sản được kỳ vọng có bước chuyển mình mạnh mẽ hơn từ mức nền thấp của năm 2023. Doanh nghiệp kỳ vọng có nhiều yếu tố tác động tích cực tới thị trường. Trong đó, nguồn vốn, tài nguyên đất đai và khung chính sách là 3 trụ cột "xương sống". 
1 tuần
Bất động sản
Phân khúc căn hộ đang trở thành kênh đầu tư "nóng" của đông đảo nhà đầu tư, khi giá bán và giá thuê   liên tục tăng suốt từ năm 2023 đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, đặc biệt phân khúc căn hộ bình dân với mức tăng đỉnh điểm tới 80% chỉ trong 4 năm.
1 tuần
Bất động sản
Khát vốn trong khi điều kiện tiếp cận tín dụng còn khó khăn, lại thêm những quy định, Thông tư mới sắp có hiệu lực, lo ngại sẽ "làm khó" người mua nhà, khiến doanh nghiệp bất động sản lo lắng cho quá trình hồi phục. 
1 tuần
Bất động sản
Các chuyên gia cho rằng, cần xác định đúng hơn mục tiêu phát triển nhà ở xã hội. Cụ thể là giải quyết nhu cầu về chỗ ở cho những người có thu nhập thấp hay nhu cầu sở hữu nhà ở của người thu nhập thấp.
1 tuần
Bất động sản
Thủ tướng khẳng định, nhà ở xã hội phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, bảo đảm hạ tầng về y tế, giáo dục, xã hội và các dịch vụ khác, bảo đảm điện nước, nhưng điểm khác là có cơ chế, chính sách phù hợp cho người mua và người bán.
1 tuần
Bất động sản
Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ tăng trưởng mới, nhiều nhà đầu tư sành sỏi tiếp tục đặt niềm tin vào dòng sản phẩm căn hộ hạng sang, đặc biệt là tại các dự án có vị trí kim cương ở vùng lõi trung tâm với kỳ vọng sớm gia tăng giá trị bất động sản, đồng thời thu về lợi nhuận bền vững từ việc cho thuê đều đặn.
1 tuần
Bất động sản
Chuyên gia đề xuất, chính sách cần quy định tăng tỷ trọng 30-40% đối với nhà ở xã hội (NƠXH) là cho thuê, thay vì chỉ cho phép 20% cho thuê như hiện nay, để đảm bảo phần đông người dân có chỗ ở chứ không chỉ dành cho mục đích bán. 
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Những thách thức về nguồn cung mới, mất cân đối giữa các phân khúc, khó tiếp cận vốn vay, trong khi hàng loạt chi phí đầu vào tăng phi mã khiến doanh nghiệp khó càng chồng khó. Để thêm trợ lực phục hồi, Vingroup, Sungroup, Novaland, Hưng Thịnh, Taseco... kiến nghị được tiếp cận nguồn vốn tín dụng có chi phí thấp hơn. 
2 tuần
Bất động sản
Mất cân đối cung cầu tiếp tục là thách thức lớn với thị trường bất động sản nhà ở, khi đang tồn tại xu hướng thiếu hụt nguồn cung phân khúc tầm trung, dư thừa nhà ở tại phân khúc cao cấp. Chỉ khi nào khắc phục được tình trạng mất cân đối này, thị trường mới phát triển bền vững.
2 tuần
Bất động sản
Để giảm bớt khó khăn và hỗ trợ cho thị trường bất động sản, chủ tịch HoREA cho rằng, không nên khống chế chủ đầu tư huy động vốn. Đề nghị các địa phương xem xét cho phép doanh nghiệp được tiếp tục huy động vốn đối với 30-50% sản phẩm của dự án (còn lại) để tạo thanh khoản duy trì hoạt động. 
2 tuần
Xem thêm