Thứ tư, 15/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Đại biểu Quốc hội: Covid-19 có thể không biến mất, phải có chiến lược 'sống chung'

Nhóm PV
- 16:30, 25/07/2021

(DNTO) - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu chững lại, việc ứng phó với dịch bệnh không thể ngắn hạn, cần phải có các giải pháp lâu dài để có thể sống chung với dịch bệnh.

 Áp dụng gói 26.000 tỷ đồng: Khẩn trương, đúng đối tượng, tránh phô trương

Thảo luận về tình hình kinh tế xã hội sáng 25/7 tại hội trường, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai, đoàn thành phố Hà Nội cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, cử tri đồng tình với sự đổi mới của Chính phủ trong việc xây dựng gói cứu trợ 26.000 tỷ đồng “trên tinh thần hết sức thông thoáng”, rút kinh nghiệm từ gói 62.000 tỷ được thực hiện chưa kịp thời, và chỉ thực hiện được 36% tổng mức dự kiến.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai.

Ở gói cứu trợ thứ hai này, đại biểu cho rằng, khẩn trương là cần thiết nhưng nhất định phải đúng đối tượng không phô trương, không hình thức và cần cân nhắc việc áp dụng cơ chế hậu kiểm đối với gói cứu trợ.

Theo nữ đại biểu của Hà Nội, không như một số lĩnh vực như thuế hải quan, khi áp dụng cơ chế hậu kiểm, trường hợp kê khai không đúng sẽ truy thu xuất toán. Nhưng đối với gói cứu trợ thì khác, khi kê khai, người dân chỉ biết nộp hồ sơ và việc xác nhận tính đúng đắn là trách nhiệm quản lý nhà nước của cơ quan công quyền trong thi hành công vụ. Khi đã xuất tiền cho người dân thì mặc nhiên là công nhận tính đúng đắn.

Nhấn mạnh, chính sách hỗ trợ là thể hiện tính nhân văn cao cả, là hình ảnh Chính phủ đưa tay để cùng người dân đi qua khó khăn, do vậy đại biểu cho rằng “việc hành xử cũng cần hết sức nhân văn”.

Đề cập dự thảo nghị quyết về các biện pháp phòng, chống Covid-19 của Chính phủ trình Quốc hội chiều 24/7, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nhấn mạnh, trong bối cảnh đặc biệt, những nội dung Chính phủ trình là đúng đắn, cần thiết phải có những biện pháp để đảm bảo tính linh hoạt.

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng có 3 điểm cần phải xác định rất cụ thể. Thứ nhất, là phạm vi điều chỉnh chỉ áp dụng đối với các biện pháp phòng chống dịch; thứ hai, cần khống chế thời hạn nhất định. Thứ ba, cần xác định cụ thể trách nhiệm, đặc biệt là có giải pháp để không lợi dụng chính sách trục lợi gây thất thoát cho ngân sách nhà nước.

Cách ly chống dịch nhưng không được gây đứt gãy kinh tế

Nhất trí về các chỉ tiêu, nhiệm vụ giải pháp cho 6 tháng cuối năm mà Chính phủ đề ra, đại biểu Nguyễn Minh Tâm, đoàn Quảng Bình, đề nghị Quốc hội, Chính phủ cần quan tâm một số vấn đề trong đối phó với dịch bệnh Covid-19.

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm.

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm.

Đại biểu nhấn mạnh, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn kéo dài vẫn chưa có dấu hiệu chững lại, việc ứng phó với dịch bệnh không thể ngắn hạn, cần phải có các giải pháp lâu dài khi Covid-19 có thể sẽ không bao giờ biến mất và phải có chiến lược sống chung với dịch bệnh này, hướng tới trạng thái bình thường mới.

Đó là cần có các kịch bản cụ thể để đảm bảo hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước trong điều kiện dịch bệnh, trong đó chú trọng đến các cơ quan hoạt động có tính chất đặc thù như Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội, đặc biệt đối với Tòa án, Viện kiểm sát, công an làm sao để hoạt động xét xử giam giữ tiến hành phù hợp không để tồn đọng án và vẫn phòng ngừa được dịch bệnh.

Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh một trong hai hoạt động chủ yếu để thực hiện mục tiêu kép, đại biểu cho rằng, bên cạnh các vấn đề về hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ người lao động, bảo đảm chuỗi cung ứng sản xuất không bị đứt gãy trong trường hợp xảy ra tại các khu công nghiệp thì cũng cần quan tâm đến quyền của người lao động trong khu công nghiệp bị cách ly để họ được bảo đảm quyền lợi về ăn nghỉ, vui chơi, giải trí, đời sống gia đình.

Về nguồn lực tài chính cho công tác phục vụ dịch bệnh, cần đảm bảo nguồn lực lâu dài cho công tác phòng chống đại dịch khi nguồn ngân sách nhà nước còn khó khăn, phải huy động đóng góp của nhân dân, doanh nghiệp và Quỹ vaccine, các cơ quan nhà nước cần hết sức tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí để tạo nguồn kinh phí.

Đại biểu Nguyễn Trường Giang.

Đại biểu Nguyễn Trường Giang.

Tình huống chưa từng có cần biện pháp mạnh và khẩn cấp

Theo đại biểu Nguyễn Trường Giang, đoàn Đắk Nông, bảo vệ sức khỏe tính mạng của người dân là yếu tố quan trọng, có vai trò quyết định tới sự ổn định và phục hồi kinh tế, thực hiện thành công “mục tiêu kép” trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp khó lường như hiện nay và có thể phức tạp khó lường hơn nữa trong thời gian tới.

Cả hệ thống chính trị, nhân dân, cử tri cả nước cần đồng hành, đồng lòng chung tay phòng, chống dịch bệnh, trong đó Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần thực hiện các biện pháp mạnh hơn nữa, trong đó có thể có những biện pháp chưa có luật hoặc khác với quy định của luật hiện hành.

“Để tạo thế chủ động linh hoạt, tôi cho rằng việc Quốc hội giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyền chủ động quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp khẩn cấp mà pháp luật quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, một đại dịch chưa từng có trên thế giới là rất cần thiết và cần được thực hiện ngay tại kỳ họp này”, đại biểu Nguyễn Trường Giang nhấn mạnh.

6 tháng cuối năm, diễn biến dịch Covid-19 còn rất phức tạp và khó tiên đoán thời điểm kết thúc, trong khi số lượng doanh nghiệp của nước ta nếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, điều kiện để đảm bảo an toàn cho sản xuất là một thách thức không nhỏ.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé, đoàn Kiên Giang cũng đề nghị cần có thêm các phương án cụ thể để xử lý kịp thời các tình huống xảy ra khi có biến động bất ổn và môi trường sản xuất kinh doanh diễn biến phức tạp do tác động của dịch bệnh và nhiều rủi ro khác để hoàn thành các mục tiêu mà Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra.

Theo nữ đại biểu, trong điều kiện khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, kinh tế Việt Nam đứng trước nhiều thử thách nhưng cũng có những lĩnh vực có thể biến nguy thành cơ, để tạo điều kiện phát triển kinh tế thích hợp với từng thời điểm, thời vụ như lĩnh vực công nghệ thông tin.

“Đề nghị Chính phủ có giải pháp ưu tiên phát triển và nâng cao năng lực công nghệ, tạo hạ tầng số để phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong tình hình mới”, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé nêu ý kiến.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Tại sự kiện dành cho các nhà phát triển I/O 2024 được diễn ra vào rạng sáng 15/5 theo giờ Việt Nam, Google thông báo việc nâng cấp chatbot Gemini cũng như lần đầu giới thiệu về những AI mới.
7 giờ
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng hợp tác, tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực Trung Quốc có thế mạnh, Việt Nam nhu cầu và ưu tiên cao, như đổi mới sáng tạo, tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, năng lượng tái tạo...
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhiều quy định về kinh doanh xăng dầu còn bất cập khiến doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nhỏ trên thị trường luôn trong tình trạng “nằm trên giường bệnh”, thậm chí “nín thở” mỗi lần điều chỉnh xăng dầu.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện gửi các bộ, ngành, địa phương yêu cầu tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng nhà nước kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh vàng miếng, nhất là các hành vi đầu cơ, thao túng, đẩy giá…; trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật kịp thời chuyển ngay hồ sơ đến Bộ Công an xử lý theo quy định.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Chi phí đầu tư một suất điện mặt trời mái nhà tại các nhà xưởng rất lớn, có thể lên tới hàng tỷ đồng nhưng không phải lúc nào điện sản xuất ra cũng tiêu thụ hết. Chuyên gia cho rằng nên tạo điều kiện cho doanh nghiệp bán điện cho đối tác để thu hồi vốn và khuyến khích thị trường này phát triển.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Ban lãnh đạo Hội Doanh nhân trẻ Gia Lai đã đồng hành chương trình "Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Gia Lai 2024", ủng hộ và trao tặng 20 suất quà (200.000 đồng/suất) và 10 suất quà trị giá 200.000đồng/suất, cho gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại xã Ia Lang, huyện Đức Cơ, Gia Lai.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Nền kinh tế châu Âu cho thấy dấu hiệu triển vọng tích cực, với mức tăng trưởng 0,3% trong quý 1/2024, lạm phát và vấn đề năng lượng có phần thuyên giảm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Các mặt hàng Việt Nam bị điều tra phòng vệ thương mại đa dạng, từ mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, như tủ gỗ, tôm, cá tra-basa…, đến các mặt hàng có kim ngạch nhỏ hơn như đệm mút, máy cắt cỏ, mật ong...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Việc duy trì ổn định lưới điện vẫn là yêu cầu quan trọng hàng đầu, vì vậy, theo chuyên gia, quy định “giá 0 đồng” hay “không mua bán điện mặt trời” là cách tiếp cận thận trọng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Các doanh nghiệp tại Việt Nam đang tìm kiếm một tiêu chuẩn chung cho chính sách bảo vệ môi trường để đảm bảo tính cạnh tranh công bằng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, liên quan đến vụ án Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, đến nay cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố và bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với kỳ họp vào tháng trước.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
70 năm đã trôi qua càng cho ta thấy chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là thiên sử vàng, là mốc son tô thắm lịch sử hào hùng của dân tộc ta, mà còn là một kỳ tích lịch sử mang tầm vóc thời đại.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo tăng cường quản lý giá, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng thời điểm, đồng thời yêu cầu xử nghiêm vi phạm về thị trường chứng khoán, vàng, bất động sản.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
1 tuần
Xem thêm