Thứ bảy, 23/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chuyển hướng từ 'zero Covid' sang thích ứng an toàn là bước ngoặt

Ngọc Thành
- 13:00, 21/10/2021

(DNTO) - Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo theo tinh thần của Trung ương rất nhanh, chuyển hướng rất kịp thời. Nếu vẫn theo tư duy trước đây thì chắc chắn khó khăn hơn nhiều.

 Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh điều này khi thảo luận tại tổ sáng 21/10 về Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.

Cần cách làm cụ thể chứ không chung chung

Đại biểu Nguyễn Xuân Thắng (đoàn Quảng Ninh) - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương thì nhấn mạnh, việc thay đổi phương châm phòng, chống dịch chuyển từ “zero COVID” sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19, vừa phòng, chống dịch, vừa khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội là bước ngoặt về nhận thức và sự đúc kết kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ kép.

“Thời gian qua Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo theo tinh thần của Trung ương là rất nhanh, chuyển hướng rất kịp thời. Nếu vẫn theo tư duy trước đây thì chắc chắn khó khăn hơn nhiều” – ông Nguyễn Xuân Thắng cho rằng việc bố trí Quốc hội thảo luận kinh tế xã hội gắn với tình hình phòng, chống dịch bệnh là rất phù hợp.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Xuân Thắng thảo luận tại tổ sáng 21/10.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Xuân Thắng thảo luận tại tổ sáng 21/10.

Nhấn mạnh cần có biện pháp, cách làm cụ thể chứ không chung chung, đại biểu Nguyễn Xuân Thắng đặt vấn đề: Muốn phục hồi sản xuất thì cần lao động, vậy giờ đưa lao động trở lại bằng cách nào, sự phối hợp của các địa phương, doanh nghiệp ra sao? Nói vận tải phải thông suốt là rất đúng nhưng đầu này mở mà đầu kia đóng thì làm sao thông? Bên cạnh đó giải quyết vấn đề tâm lý của người dân sau đợt dịch cũng không hề đơn giản. Do đó cần nhìn nhận toàn diện để có giải pháp đúng và thực hiện cụ thể để thực thi mang lại hiệu quả trong thực tế.

“Dịch còn phức tạp nhưng Trung ương cũng chỉ rõ là không vì thế mà mất bình tĩnh. Quan tâm vấn đề vaccine, biện pháp 5K, sử dụng công nghệ tầm soát rồi truyền thông nâng cao ý thức người dân. Trung ương chỉ đạo và Chính phủ thực hiện vừa qua tôi cho là tốt. Biện pháp cho vấn đề Covid-19 không chỉ cho dịch bệnh mà cho cả phát triển kinh tế” – ông Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh.

Bên cạnh cần tổng kết những bài học vừa qua, đại biểu đoàn Quảng Ninh cũng đề nghị cần phân tích cụ thể dư địa chính sách cho phát triển thời gian tới, trong đó phải giữ được những “trận địa” đang có sự thu hút đầu tư, phát triển kinh tế tốt, tạo điểm sáng môi trường đầu tư kinh doanh nhằm lan tỏa sang địa phương khác, để “anh mạnh lo cho anh yếu chứ cả nhà 63 anh ốm cả thì ai lo cho ai”.

Khẳng định Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến người lao động và doanh nghiệp, huy động nhiều nguồn để hỗ trợ, nhưng ông Nguyễn Xuân Thắng cũng chỉ rõ phải tiết giảm nhiều hơn nữa thủ tục hành chính không cần thiết để hỗ trợ một cách nhanh nhất vì “một miếng khi đói bằng một gói khi no”.

“Chính sách có đến với người dân hay không, người dân có niềm tin với quyết sách hay không là ở tổ chức triển khai thực hiện. Đây vẫn là khâu yếu nên phải khắc phục bằng những giải pháp cụ thể” – ông Nguyễn Xuân Thắng nói.

Chống dịch nhưng không quên tháo gỡ vướng mắc thể chế

Đại biểu Phạm Thị Thanh Trà – Bộ trưởng Bộ Nội vụ bày tỏ thống nhất cao và đánh giá các báo cáo của Chính phủ và cơ quan của Quốc hội khách quan, đầy đủ, toàn diện, đúng bối cảnh tình hình đất nước và thẳng thắn.

“Dịch bệnh tác động khốc liệt, nhất là làn sóng thứ 4 ảnh hưởng tiêu cực mọi mặt, gây tổn thất lớn về tính mạng, sức khoẻ, vật chất, tinh thần và tâm lý của người dân, nhất là tác động nặng nề đến kinh tế -xã hội, để lại hệ luỵ. Trong bối cảnh khó khăn như vậy đã thấy rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ với những quyết định kịp thời, “dĩ bất biến ứng vạn biến”, chuyển trạng thái rất nhanh. Những kết quả đã đạt được trong điều kiện muôn vàn khó khăn như vừa qua là không phải dễ” – bà Phạm Thị Thanh Trà phân tích.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà (giữa) phát biểu thảo luận tổ.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà (giữa) phát biểu thảo luận tổ.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ nêu điểm sáng rất rõ là sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn, một số khu vực vẫn đảm bảo tăng trưởng và dự kiến tổng thu ngân sách vẫn đạt kế hoạch. Bên cạnh đó, Đảng, Nhà nước thực sự quan tâm chăm lo an sinh, phúc lợi xã hội, đảm bảo an dân trong điều kiện chưa có tiền lệ.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng cho biết, trong bối cảnh phải căng mình thực hiện nhiệm vụ kép, nhưng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tập trung rất cao cho việc tháo gỡ vướng mắc về thể chế để tạo nguồn ực, gỡ “điểm nghẽn” để phát triển. Bước đầu có kết quả tốt về phân cấp phân quyền, nhất là cải cách thủ tục hành chính, tận dụng được cơ hội phát triển số.

Bên cạnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết tâm thực hiện tinh giản biên chế với những kết quả ấn tượng: Giảm 561 xã, hơn 10% biên chế công chức, hơn 11% biên chế viên chức ăn lương từ ngân sách, đẩy mạnh tự chủ khu vực công trên 12%.

Các địa phương cũng quyết liệt sắp xếp tổ chức bộ máy và hiện giảm được 7 sở, 2.171 phòng thuộc sở và cơ quan chuyên. Chính phủ cũng đang tập trung rà soát để sắp xếp bộ máy bên trong các bộ và cơ quan ngang bộ và hiện Bộ Nội vụ đang tham mưu rà soát.

“Bộ máy bên trong còn lớn, chồng chéo, trùng lắp nên có tới 39 tổng cục nhưng số tổng cục, vụ không đủ tiêu chí còn nhiều, đơn vị sự nghiệp rất lớn. Do đó cần tập trung chỉ đạo sắp xếp để tránh chồng chéo, làm sao tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao vai trò quản lý Nhà nước của bộ và cơ quan ngang bộ” – bà Phạm Thị Thanh Trà đồng thời cho biết tinh thần tiếp tục phân cấp phân quyền triệt để nhằm phát huy tối đa tiềm năng lợi thế, sự năng động sáng tạo của địa phương.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thu thuế với các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng tại Việt Nam.
20 giờ
Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo đại biểu Quốc hội, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực phát triển của đất nước. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia, giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, nội địa hóa tối đa, giảm phụ thuộc vào nước ngoài...
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Mặc dù Hoa Kỳ là thị trường lớn và tiềm năng nhưng việc phụ thuộc phần lớn vào thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp cần hướng tới mở rộng thị trường cùng khu vực như Peru, Colombia hay Trung Mỹ...
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”, tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
GS. Andreas Hauskrecht của Đại học Indiana, cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân và tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước. Bởi việc dựa vào khối FDI như những năm qua sẽ không bền vững.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 13/11, với 100% số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ chủ trương: Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay, 13/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải tập trung huy động nguồn lực để đầu tư cho các công trình lớn tầm quốc gia, phải tạo ra sự đột phá về hạ tầng chiến lược, những công trình mang tính chiến lược, xoay chuyển tình thế, xoay chuyển trạng thái...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, cho biết tin giả ảnh hưởng tới phát triển kinh tế rất lớn, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán, tài chính, bất động sản. Có những thông tin gây thiệt hại vốn hoá nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, khi sửa Luật Báo chí sẽ cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, về truyền thông.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết chính sách kinh tế dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ hướng tới tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại. Vì vậy hàng Việt vào Mỹ cần minh bạch nguồn gốc xuất xứ, tăng kiểm định chất lượng sản phẩm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
1 tuần
Xem thêm