Thứ sáu, 29/03/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chuyên gia Nhật Bản: Việt Nam nên có công ty thương mại chuyên biệt cho ngành công nghiệp phụ trợ

Huyền Trang
- 14:30, 10/06/2021

(DNTO) - Việc hình thành các công ty thương mại chuyên biệt có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam tìm nguồn nguyên vật liệu tốt, có sức cạnh tranh và đảm bảo cung ứng liên tục cho các ngành công nghiệp khác, theo ông Akutsu Michio (Hiệp hội Các nhà tư vấn kinh doanh quốc tế Nhật Bản).

Ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam ngày càng phát triển, đóng vai trò quan trọng cho phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo. Ảnh: T.L.

Ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam ngày càng phát triển, đóng vai trò quan trọng cho phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo. Ảnh: T.L.

Trao đổi trong Hội nghị Giao thương trực tuyến "Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản" sáng 10/6, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương) cho biết, dù ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng Việt Nam vẫn có nhiều điểm sáng trong phát triển kinh tế, nhờ tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương đã ký kết.

Quý 1/2021, xuất nhập khẩu Việt Nam khởi sắc, ước đạt 152,6 tỷ USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu các sản phẩm điện thoại, linh kiện, điện máy, điện tử, máy móc thiết bị, phụ tùng… đạt trên 35 tỷ USD, chiếm 45,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, đây là con số rất ấn tượng, có sự đóng góp tích cực của công nghiệp phụ trợ Việt Nam.

Những năm qua, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đã phát triển cả về số lượng và chất lượng, cải thiện năng lực sản xuất và tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp hỗ trợ chiếm gần 4,5% tổng số doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo; tạo việc làm cho trên 600 nghìn lao động, chiếm 8% lao động toàn ngành; doanh thu sản xuất kinh doanh đạt trên 900 nghìn tỷ đồng, đóng góp trên 11% doanh thu toàn ngành.

Một số doanh nghiệp sản xuất Việt Nam có năng lực khá tốt tại các lĩnh vực như sản xuất khuôn mẫu các loại, linh kiện xe đạp, xe máy, linh kiện cơ khí tiêu chuẩn, dây cáp điện, linh kiện nhựa, cao su, xăm lốp các loại… đã đáp ứng được nhu cầu trong nước và được xuất khẩu tới các quốc gia trên thế giới, trong đó có Nhật Bản.

Đánh giá cao những nỗ lực từ Chính phủ và các bộ ngành Việt Nam trong việc hỗ trợ công nghiệp phụ trợ phát triển, tuy nhiên ông Akutsu Michio, đại diện Hiệp hội Các nhà tư vấn kinh doanh quốc tế Nhật Bản cho biết, ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam vẫn đối diện với nhiều thách thức.

Hiện tại, nhiều doanh nghiệp lớn của Nhật Bản như Canon, Panasonic, Toyota, Honda, Yamaha, Uniqlo… đã đầu tư vào Việt Nam và mong muốn đẩy mạnh xây dựng các nhà máy sản xuất tại Việt Nam.

Vào tháng 6/2020, Bộ Công thương Việt Nam đã xây dựng cơ sở dữ liệu của các ngành công nghiệp hỗ trợ và chế tạo Việt Nam, cung cấp thông tin của hơn 3000 công ty Việt Nam trong 5 lĩnh vực: cơ khí, điện máy, ô tô, da giày, may mặc, điện tử.

Mặc dù có rất nhiều biện pháp để hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nhưng hiện tại, năng suất lao động của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp nên cần phải nâng cao năng lực kỹ thuật, cũng như nâng cao chất lượng và năng lực sản xuất của các doanh nghiêp.

Trong khi đó, công nghiệp hỗ trợ là ngành công nghiệp tạo ra các sản phẩm bán dẫn cũng như các vật liệu, nguyên liệu để hỗ trợ cho ngành công nghiệp (chế tạo máy, các ngành thông tin, điện tử, các ngành lắp ráp linh kiện xe ô tô, dệt may, da giày và các ngành công nghệ cao… ) chế tạo ra các sản phẩm hoàn chỉnh.

“Một sản phẩm công nghiệp có đến hàng nghìn linh kiện, nếu chỉ thiếu một linh kiện thì dây chuyền sản xuất cũng phải dừng lại. Vì vậy, điểm quan trọng đối với một doanh nghiệp hỗ trợ là không được để dừng dây chuyền cung cấp linh kiện và phải đảm bảo sự cung cấp thường xuyên đến ngành công nghiệp chế tạo” - ông Akutsu Michio cho hay.

Để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, theo chuyên gia Nhật Bản, Việt Nam nên nghiên cứu phương án hình thành các công ty thương mại chuyên biệt cho ngành để làm cầu nối với các nhà cung ứng nguyên vật liệu trên khắp thế giới, tăng sức cạnh tranh. Ảnh: T.L.

Để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, theo chuyên gia Nhật Bản, Việt Nam nên nghiên cứu phương án hình thành các công ty thương mại chuyên biệt cho ngành để làm cầu nối với các nhà cung ứng nguyên vật liệu trên khắp thế giới, tăng sức cạnh tranh. Ảnh: T.L.

Vị chuyên gia Nhật Bản cũng tiếp tục chỉ ra những khó khăn đối với các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam như khó khăn trong thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn dẫn đến thiếu vốn để đầu tư trang thiết bị hiện đại. Hay việc thiếu thông tin của các nhà cung cấp ở nước ngoài gây khó khăn khi doanh nghiệp Việt Nam muốn tiếp cận nguồn cung cấp nguyên vật liệu giá rẻ, chất lượng tốt để tăng sức cạnh tranh.

Vì vậy, theo ông Akutsu Michio, ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam cần có các công ty thương mại chuyên biệt hóa để hỗ trợ doanh nghiệp hỗ trợ tìm nguồn cung nguyên vật liệu, máy móc tốt nhất, có giá cả hợp lý, tăng sức cạnh tranh.

Ông Akutsu Michio đưa ra ví dụ về nhiều công ty thương mại tại Nhật Bản hiện nay có chi nhánh ở tất cả nhà máy sản xuất ở các nơi trên thế giới, phủ mọi lĩnh vực như sắt thép, máy móc, ô tô, hóa chất, may mặc… nên họ có những thông tin nguồn cung hàng hóa, nguyên vật liệu mà bình thường không thể tìm thấy trên mạng Internet.

“Ví dụ, họ có thể tìm nguồn khuôn nhôm tốt từ Hàn Quốc mang đến Việt Nam, hoặc tìm các nhà cung cấp thiết bị máy móc có tính cạnh tranh cao từ Đài Loan sang Việt Nam. Ngoài ra, những công ty thương mại chuyên biệt cũng là cầu nối để các doanh nghiệp trong ASEAN có thể chia sẻ, bổ sung các sản phẩm lẫn nhau, hoặc có thể tìm nguồn kỹ sư từ các nước cho doanh nghiệp để có thể sản xuất các thiết bị. Họ cũng cập nhật nhanh những tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất để cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin đó” - ông Akutsu Michio nhấn mạnh.

Vì vậy, vị đại diện Hiệp hội Các nhà tư vấn kinh doanh quốc tế Nhật Bản góp ý Chính phủ và các bộ ngành Việt Nam có thể xem xét xây dựng các công ty thương mại chuyên biệt, hoặc xây dựng cơ chế hợp tác với các công ty thương mại ngoài nước để thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Bởi các công ty thương mại chuyên biệt cũng sẽ tham gia vào dây chuyền sản xuất, khi xảy ra vấn đề về nguyên vật liệu ở các nhà máy, họ sẽ đứng ra giải quyết, hạn chế việc phải dừng dây chuyền sản xuất.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Sau thông tin Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) sẽ tiến hành chia cổ tức khủng cho nhà đầu tư, cổ phiếu TCB bật mạnh, giá trị vốn hoá tăng hơn 10 ngàn tỷ đồng trong phiên giao dịch hôm nay, ngày 28/3.
14 giờ
Tài chính - Thị Trường
Ngược với đà tăng mạnh hồi giữa tháng 3, việc giảm hút ròng tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước gần đây là tín hiệu cho thấy quy mô của đợt hút ròng sớm đạt đến mức đỉnh điểm. Với kỳ vọng đồng USD giữ giá tăng, biên độ mất giá của đồng VND có thể nới rộng lên mức 3% trong nửa đầu năm 2024.
14 giờ
Tài chính - Thị Trường
Đã có nhiều công nghệ tốt để bảo quản nông sản, thực phẩm tươi lâu nhưng giá thành rất cao khiến chúng chưa thể thương mại hóa. 
15 giờ
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng Ron 95 tiếp tục tăng và chạm mốc 24.816 đồng/lít trong chiều nay 28/3.
15 giờ
Tài chính - Thị Trường
Liên quan đến sự cố hệ thống VNDirect bị "sập", trong thông cáo gửi đêm 27/3, VNDirect cho biết đang dự thảo các chính sách mới để chia sẻ và bù đắp với những bất tiện mà khách hàng gặp phải trong những ngày không thể giao dịch.
21 giờ
Tài chính - Thị Trường
Doanh nghiệp cung ứng nội địa đang nỗ lực tạo ra các loại nguyên vật liệu tốt để phục vụ cho doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, thay vì phải nhập ngoại. Điều này giúp Việt Nam từng bước xây dựng nền công nghiệp tự chủ, tự cường.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
VNDirect đã tiến tới bước đầu trong lộ trình khôi phục lại hệ thống, tuy nhiên lệnh bán trong phiên chiều ngày càng mạnh với hàng loạt lô lớn được trao tay đưa VND trở thành cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất trên thị trường.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Các khu công nghiệp, khu kinh tế tiếp tục là điểm sáng hấp dẫn đầu tư khi "hút" được 27,7 tỷ USD vốn FDI. Số dự án đầu tư mới, vốn đầu tư điều chỉnh và vốn FDI thực hiện đều tăng 37% so với cùng kỳ. Để tạo lợi thế cạnh tranh, việc "chuyển mình" sang khu công nghiệp sinh thái là xu hướng tất yếu.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sự cố tại Công ty VNDirect đang khiến nhà đầu tư có tài khoản chứng khoán tại công ty vô cùng lo lắng. Không ít nhà đầu tư đặt câu hỏi, liệu công ty này sẽ bồi thường thiệt hại như thế nào cho nhà đầu tư khi đã hai ngày qua họ không thể giao dịch?
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Đồng hành chiến lược đưa nguồn nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường tới các khu công nghiệp và đô thị trên cả nước, Công ty cổ phần Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam (PV GAS DISTR) tiếp tục đáp ứng nhu cầu sử dụng khí thiên nhiên ngày càng cao bằng việc đưa vào vận hành Hệ thống cấp bù LPG tại Hệ thống phân phối khí thấp áp (LGDS) Tiền Hải – Thái Bình.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngày 25/3, Công ty chứng khoán VNDIRECT cho biết đang làm việc với các tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam và phối hợp xử lý cùng cơ quan chức năng, thông tin và tài sản của khách hàng được bảo đảm trạng thái an toàn...
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong báo cáo mới nhất cập nhật kinh tế về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý 1/2024 của Việt Nam duy trì ở mức vừa phải, đạt 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái (quý 4/2023 đạt 6,7%).
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chỉ sau 5 tháng, giá cà phê đã tăng hơn 61%, mức tăng kỷ lục của mặt hàng này từ trước đến nay. Mặc dù "sốt giá", nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cho biết gặp khó trong việc thu mua nguyên liệu, nhiều đơn hàng phải chịu lỗ nặng mua giá cao để có hàng giao.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo các chuyên gia, Fed đang nghiêng về kịch bản hạ lãi suất 3 lần trong năm 2024. Điều này phù hợp với kỳ vọng thị trường, nên đã phần nào cởi bỏ tâm lý cho các nhà đầu tư. Với những diễn biến này, chỉ số VN-Index có thể hướng tới vùng kháng cự tâm lý quanh 1.300 điểm trong tuần giao dịch mới.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tính đến 15/3, ngành nông nghiệp có 5 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, lần lượt là gỗ và sản phẩm gỗ, cà phê, thuỷ sản, gạo và rau quả. Với sự khởi đầu tích cực, nhiều kỳ vọng để cán đích mục tiêu 55 tỷ USD trong năm 2024.
4 ngày
Xem thêm