Thứ sáu, 09/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chuyên gia: 'Cần có chính sách trợ lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chuyển đổi xanh'

Bạch Dương
- 14:02, 06/12/2023

(DNTO) - Xanh hóa nền kinh tế là "giấy thông hành" cho hàng Việt ra thế giới. Đây là xu hướng tất yếu và cũng là vấn đề sống còn. Do đó, cần quan tâm đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ để có chính sách phù hợp, hỗ trợ về nhận thức, quản trị để thực hiện chuyển đổi xanh...

dn842

Tại hội thảo "Thu hút đầu tư xanh: Lọc ngành hay giảm phát thải?", ngày 5/12, ông Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh, tăng trưởng xanh không phải là sự lựa chọn mà là vấn đề sống còn. Trong chuyển đổi xanh, khu vực kinh tế tư nhân là động lực chính, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là “xương sống”, quyết định sự thành bại của chuyển đổi xanh trong nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện DNNVV gặp nhiều khó khăn trong chuyển đổi số, 55% doanh nghiệp nhận thức được, song 98% doanh nghiệp cho biết là gặp rất nhiều khó khăn trong chuyển đổi xanh, chuyển đổi số.

Nhưng quá trình xanh hóa không thể ngay tắp lự, ngủ một đêm dậy hôm sau là "xanh" ngay. Chúng ta phải tránh được "bẫy" lọc ngành, thay vào đó là chú trọng công nghệ vì hệ thống kinh tế là một chuỗi giá trị mà chúng ta đang khuyến khích phát triển hệ sinh thái, công nghiệp hỗ trợ. Đồng thời phải tránh cái bẫy xanh hóa ngay lập tức. Có lộ trình phù hợp để phát triển kinh tế xanh là bài toán của Việt Nam.  

"Hiện vẫn có một số tỉnh thành lại không cho phép doanh nghiệp mở rộng dự án sản xuất dù họ đảm bảo các tiêu chuẩn như các nước phát triển. Hay thậm chí một số chỉ tiêu của bộ ngành đưa ra còn cao hơn cả các nước phát triển. Nhưng chúng ta vẫn phải đảm bảo năng lực cạnh tranh, chặt quá thì nhà đầu tư chạy sang nước khác", ông Lộc nhấn mạnh. 

Từ những khó khăn thực tiễn, ông Lộc đề xuất các bộ, ngành cần phối hợp xây dựng bộ chỉ tiêu phát triển xanh phù hợp, phân loại xanh, tiêu chuẩn định mức đi theo cụ thể để các địa phương ghi nhận đầu tư, các chính sách hỗ trợ của nhà nước cũng theo chuẩn để thúc đẩy và giám sát đầu tư. 

"Đặc biệt, cần quan tâm đến các DNNVV để có chính sách phù hợp, hỗ trợ về nhận thức, quản trị để thực hiện chuyển đổi xanh. Quá trình phát triển kinh tế xanh, giảm phát thải của Việt Nam sẽ không thể thành công nếu không thúc đẩy được các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia mạnh mẽ", ông Lộc nói.  

Còn theo TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, nước ta đang chuyển dịch mạnh mẽ, thay đổi cấu trúc phát triển...Tuy nhiên, chính sách cấu trúc ngành phải tạo ra được hệ thống, có lộ trình để giảm dần những cú sốc cho doanh nghiệp, nền kinh tế, cũng như đảm bảo việc làm của người lao động. Về mặt thể chế, tiêu chuẩn, tiêu chí là quan trọng hàng đầu. Phải có hệ thống quy chuẩn, tiêu chí thì tăng trưởng xanh mới vận hành được.  

"Đây là thời đại "đi trước ăn to", chúng ta phải khuyến khích làm sao để doanh nghiệp chấp nhận một chút rủi ro mà sẵn sàng hành động. Rủi ro về mặt hành chính tác động vào thị trường rất cao. Nếu kéo dài như vậy, nền kinh tế thị trường rất khó phát triển. Chuyển đổi xanh không còn là lựa chọn mà là con đường phải đi. Đã xác định như vậy thì tư duy về chính sách phải theo kịp, không thể băn khoăn mãi. Con đường đã chọn xong mà chính sách cứ băn khoăn thì không thể thành công", TS Trần Đình Thiên nói. 

Ở góc độ doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Thảo Nhi, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Thanh Bình Phú Mỹ, nói thẳng: Khi đã xác định tăng trưởng xanh, phát triển bền vững thì tất cả các tập đoàn, công ty hàng đầu thế giới đều hướng tới đáp ứng 17 tiêu chí mà LHQ đã đưa ra. Khi đó, chắc chắn doanh nghiệp sẽ đầu tư công nghệ máy móc hiện đại để kiểm soát khí thải.

Chính vì vậy, các cơ quan quản lý phải định nghĩa lại phát triển xanh. Không thể chỉ nghe thấy doanh nghiệp sản xuất vật liệu cơ bản, hóa chất cơ bản là "auto" xếp vào ngành ô nhiễm. Bởi, có rất nhiều tập đoàn lớn trên thế giới sản xuất pin cho ô tô điện phải dùng nguyên liệu đầu vào từ quặng, nhưng họ đã bỏ ra số tiền rất lớn để đầu tư công nghệ cao với quy trình chặt chẽ.   

"Câu chuyện kiểm soát phát triển xanh phải là sự phối hợp của 3 đơn vị: Nhà quản lý, các nhà đầu tư phát triển hạ tầng KCN và nhà đầu tư sản xuất trong KCN. Từ lợi thế địa phương, cơ quan quản lý xác định phát triển ngành nghề gì, kêu gọi ngành nghề gì từ đó đặt ra mục tiêu giảm phát thải. Nhà đầu tư phát triển KCN là cánh tay nối dài của nhà nước, đưa những quy chế để yêu cầu các nhà đầu tư vào sản xuất cùng thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh. Ví dụ, dù được thành lập từ cách đây 10 năm, nhưng KCN chuyên sâu Phú Mỹ 3 đã đầu tư rất lớn, đáp ứng hết tất cả tiêu chí khu đô thị sinh thái, KCN xanh, kinh tế tuần hoàn...", Chủ đầu tư KCN chuyên sâu Phú Mỹ 3 nhấn mạnh.  

Đồng quan điểm, ông Lê Anh, Giám đốc Phát triển bền vững Công ty Nhựa tái chế Duy Tân (Duy Tan Recycling), cho rằng, tái chế là ngành được khuyến khích và từ cộng đồng tới chủ trương của nhà nước rất hoan nghênh, rất được khuyến khích. Tuy nhiên khi thực tế xuống các địa phương thì có tình trạng họ "không chào đón, thậm chí không cho vào và bảo là chưa có chủ trương, chưa có chính sách". Trong khi bản thân công ty đã được chứng nhận doanh nghiệp tái chế công nghệ cao. Nhà máy đảm bảo tiêu chí 3 không là không chất thải, không rác thải và không khí thải. Bên cạnh đó, việc tiếp cận khách hàng, thị trường cũng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, hy vọng có sự đồng hành, hỗ trợ tốt hơn từ phía các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương...  

Tin khác

Tiếng nói doanh nhân
Xử lý vi phạm kinh tế theo hướng phân định rõ trách nhiệm, tránh hình sự hóa không cần thiết, không hồi tố gây bất lợi... là những điểm mới tại Nghị quyết 68-NQ/TW. Từ đây, chuyên gia đề xuất xây dựng Luật phát triển Kinh tế tư nhân.
1 ngày
Trung ương hội
Với sự chủ động, sáng tạo và tinh thần tiên phong, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đang khẳng định vai trò là lực lượng xung kích trong thực hiện Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị – góp phần xây dựng nền kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, bền vững và vươn tầm khu vực, thế giới.
3 ngày
Hoạt động Hội
Trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Việt Nam đang từng bước chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu… Làm được điều đó, chính là nhờ một thế hệ doanh nhân không chỉ giỏi giang mà còn giàu lòng yêu nước.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tại cuộc họp thường niên được mong đợi của Berkshire Hathaway diễn ra vào ngày 3/5/2025, nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đã gây bất ngờ lớn khi tuyên bố ý định từ chức Giám đốc điều hành (CEO) vào cuối năm nay. Phó Chủ tịch Greg Abel, vốn được xem là người kế nhiệm tiềm năng, sẽ chính thức tiếp quản vai trò lãnh đạo tập đoàn trị giá nghìn tỷ USD này. 
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Chuỗi hoạt động mừng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, với các sự kiện chính diễn ra trong hai ngày 29 và 30 tháng 4, thu hút hàng trăm ngàn người náo nức tham gia. Vinamilk đã đồng hành cùng các khoảnh khắc hân hoan mừng đại lễ tại TP.HCM, tiếp thêm dinh dưỡng cho các lực lượng và người dân.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong quý 1/2025, với thị trường trong nước, Vinamilk đã tái cấu trúc hệ thống phân phối và kinh doanh, tung mới và tái tung gần 20 sản phẩm, thay đổi nhận diện cho nhiều cửa hàng. Với thị trường nước ngoài, doanh nghiệp duy trì tăng trưởng dương 7 quý liên tiếp và lần đầu tiên đóng góp trên 20% trong doanh thu thuần hợp nhất.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 28/4, mũi khoan cọc đầu tiên của công trình cầu đi bộ qua sông Sài Gòn đã chính thức được thực hiện tại bờ sông Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đây cũng là bước khởi đầu cho gói thầu xây lắp số 1 của dự án do Tổng Công ty Xây dựng Số 1 – CTCP (CC1) đảm trách.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 25/4, tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2025 với chủ đề “What We Make. Makes Us. Made for You”, CTCP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) đã công bố những bước tiến vượt bậc trong hành trình chuyển đổi số toàn diện, khẳng định sẵn sàng bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới đầy hứa hẹn.
1 tuần
Trung ương hội
Ngày 23/4, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam (VYEA) ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa hai đơn vị, mở ra cơ hội nâng cao năng lực và tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp hội viên VYEA.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 15/4, Sàn giao dịch crypto HiBT ra mắt chương trình thiện nguyện 'Hành trình chia sẻ yêu thương' với ý nghĩa mong muốn chung tay cùng cộng đồng hỗ trợ, chia sẻ, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) tiếp tục khai trương chi nhánh thế hệ mới tại Bình Dương – từng bước hoàn thiện chiến lược mở rộng quy mô và nâng tầm trải nghiệm khách hàng tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tại buổi gặp gỡ với các hội doanh nghiệp, doanh nhân tỉnh Đồng Tháp diễn ra vào chiều 22/4, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp đã ghi nhận sự đóng góp của các doanh nhân, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định sẽ đồng hành cùng các hiệp hội để phát triển vùng đất Sen Hồng trong thời kỳ mới.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Năm 2025 đánh dấu một mùa chia cổ tức sôi động chưa từng có trong ngành ngân hàng, nhưng điều thực sự đáng chú ý không nằm ở những con số tỷ lệ mà là chiến lược phía sau mỗi quyết định. Khi một bên mạnh tay chia tiền để củng cố niềm tin cổ đông, bên kia lại thận trọng giữ lại lợi nhuận, âm thầm nâng nền vốn tự có.
2 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp hiện nay, áp lực đang ngày càng lớn, nếu cải cách chỉ là “cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh” thì không đạt kết quả, mà phải đột phá, phải cải cách mạnh mẽ...
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 21/4, tại Hội trường Thành ủy Cần Thơ, Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý HanaGold vinh dự tham gia Hội nghị Tiếp xúc cử tri doanh nghiệp với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ. Tại hội nghị, HanaGold đã nêu những ý kiến đóng góp quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành kim hoàn, đặc biệt là trong việc chuyển đổi số và nâng cao tính minh bạch của thị trường vàng.
2 tuần
Xem thêm