Thứ sáu, 17/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chính phủ ra tay, chợ truyền thống khởi sắc

Thiên Thủy
- 12:33, 09/06/2021

(DNTO) - Chợ truyền thống đang bị các trung tâm mua sắm mới lấn lướt, khiến cho nhiều chợ ngày càng ế ẩm. Tuy nhiên, khi chính quyền thành phố Seoul (Hàn Quốc) đẩy mạnh hỗ trợ người bán kinh doanh online, tình hình kinh doanh ở chợ truyền thống đang khả quan hơn.

Chính phủ giúp các chợ truyền thống bán hàng trực tuyến

Nhiều chợ truyền thống Hàn Quốc được coi là không thuận tiện để mua sắm, cho dù giá ở chợ truyền thống vẫn thấp hơn các chuỗi siêu thị. Dễ nhận biết lý do là vì dân Hàn Quốc phàn nàn chợ truyền thống thường thiếu chỗ đậu xe, thiếu cơ sở vật chất để người mua hàng có thể nghỉ ngơi hoặc ăn uống, cũng như chưa có dịch vụ giao hàng và mua sắm trực tuyến.

Mua hàng và giao hàng qua App được chính phủ Hàn Quốc triển khai cho tiểu thương, giúp họ có thể tăng doanh số trong mùa dịch. Ảnh: TL

Mua hàng và giao hàng qua App được chính phủ Hàn Quốc triển khai cho tiểu thương, giúp họ có thể tăng doanh số trong mùa dịch. Ảnh: TL

Nhưng từ tháng 4/2020, tình hình đã dần thay đổi. Để cứu chợ truyền thống khỏi bị lãng quên và có thể dần biến mất, chính quyền thủ đô Seoul (Seoul Metropolitan Government - SMG) đã giúp các chủ cửa hàng giới thiệu nền tảng dịch vụ giao hàng và mua sắm trực tuyến, nhằm giúp các tiểu thương ở chợ vượt qua những khó khăn.

Cô Kim Ye-seul, một người nội trợ 36 tuổi sống ở quận Gangdong, cho biết gần đây cô đã bắt đầu mua sắm ở các chợ truyền thống tích cực hơn nhờ các dịch vụ giao hàng và mua sắm trực tuyến được áp dụng.

"Mặc dù tôi thích mua sắm hàng hóa và thích đến các quán ăn ở chợ Gildong Bokjori, nhưng tôi không thường xuyên đến đó vì không có đủ chỗ đậu xe. Và Covid-19 khiến tôi cảm thấy ngại đến những chỗ đông người", Kim nói.

Kim cho biết, cô mua hàng từ chợ truyền thống thông qua ứng dụng giao đồ ăn Coupang Eats. Ứng dụng này sẽ gửi cho cô những món hàng đã mua một cách nhanh chóng.

“Tất nhiên tôi sử dụng dịch vụ này vì tôi đồng ý với sứ mệnh của chính phủ trong việc phục hồi nền kinh tế địa phương bằng cách khuyến khích người tiêu dùng mua hàng ở các chợ truyền thống. Ngoài ra, ưu điểm nữa là chất lượng thực phẩm và hàng hóa nhìn chung vẫn đạt yêu cầu”, Kim nói.

Tương tự, một tiểu thương tại chợ Yeongcheon ở quận Seodaemun, Seoul cho biết, mặc dù đại dịch vẫn tiếp diễn, nhưng nhờ tiểu thương có thể bán hàng trực tuyến nên nền kinh tế địa phương đang phục hồi.

“Có thời điểm, tôi buộc phải đóng cửa hàng tạm thời, nhưng gần đây, doanh số bán hàng đã phục hồi và tốt hơn nhiều” vị tiểu thương cho biết.

Dấu hiệu khả quan

Theo SMG, các chợ truyền thống đã đạt được doanh số 6,42 tỷ Won thông qua dịch vụ mua sắm trực tuyến trong suốt một năm, kể từ khi mở cửa vào tháng 4/2020.

SMG đã khuyến khích tiểu thưởng sử dụng ba nền tảng di động là Naver, Coupang Eats và Come to Play Market (Noljang) - cung cấp dịch vụ mua sắm trực tuyến cho các chợ truyền thống. Người dùng có thể chỉ cần chọn hàng hóa họ muốn và được giao hàng đến tận nhà.

"Không có sự khác biệt lớn so với dịch vụ của các siêu thị lớn hoặc trung tâm mua sắm trực tuyến vì hàng hóa được giao ngay trong ngày. Đôi khi việc giao hàng chỉ mất 20 phút, tùy thuộc vào nơi khách hàng sinh sống", Kang Seok, người đứng đầu của Ban chính sách dành cho doanh nghiệp nhỏ trong SMG đánh giá.

Kang Seok cũng cho biết, ưu điểm lớn nhất của dịch vụ này là khách hàng có thể nhận sản phẩm từ nhiều gian hàng trên một chợ hoặc khu vực.

Doanh số bán ở các chợ truyền thống hồi phục tốt nhờ có thêm dịch vụ bán hàng trực tuyến. Ảnh: TL

Doanh số bán ở các chợ truyền thống hồi phục tốt nhờ có thêm dịch vụ bán hàng trực tuyến. Ảnh: TL

Thống kê của SMG cho thấy, doanh thu hàng tháng đã vượt quá 100 triệu Won (89.940 USD) chỉ trong bốn tháng, sau khi dịch vụ được giới thiệu và đạt 1 tỷ Won vào tháng 12/2020. Doanh số hàng tháng đã giảm nhẹ kể từ tháng 3/2021, nhưng vẫn ở mức khoảng 900 triệu Won mỗi tháng.

Cũng theo SMG, ngày càng có nhiều người tiêu dùng sử dụng dịch vụ mua hàng của chợ truyền thống. Số lượt sử dụng đã vượt quá 10.000 lượt vào tháng 10/2020 và đạt 52.170 lượt vào tháng  1/2021.

"Mọi thứ rất khó khăn do sự bùng phát của Covid-19, vì khách hàng chính của chợ trước đây là khách du lịch nước ngoài. Thật khó để chúng tôi trả tiền thuê nhà, nhưng nhờ nền tảng mua sắm trực tuyến, chúng tôi đã trở nên bận rộn trở lại”, một tiểu thương tại chợ Tongin ở quận Jongno cho biết.

Hiện tại, có 71 chợ truyền thống ở Seoul có dịch vụ mua sắm trực tuyến. SMG có kế hoạch bổ sung thêm 70 chợ nữa vào cuối năm nay.

SMG cho biết các thị trường truyền thống tham gia vào dịch vụ được cung cấp nhiều hình thức hỗ trợ khác nhau. Các tiểu thương cũng được đào tạo về cách bán hàng trực tuyến.

Bên cạnh đó, SMG cũng nghiên cứu mở rộng nhiều hơn nữa các dịch vụ trên các nền tảng này. Ngoài các ứng dụng Naver, Coupang và Noljang, khách hàng có thể mua hàng từ các chợ truyền thống thông qua ứng dụng di động WeMakePrice O, bắt đầu từ giữa tháng 6/2021.

Đồng thời, theo kế hoạch, trong tháng 7/2021 chính quyền thành phố sẽ mở rộng các hoạt động khuyến mại để nhiều người dân có thể tìm hiểu về dịch vụ mua sắm trực tuyến của các chợ truyền thống nhằm giúp các chợ truyền thống tiếp tục cạnh tranh tốt với các kênh mua sắm hiện đại.

Theo Korea Times

 

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Nhóm cổ phiếu các doanh nghiệp chăn nuôi heo đồng loạt tăng giá mạnh trong bối cảnh giá heo hơi neo cao.
8 giờ
Tài chính - Thị Trường
Bộ Tài chính cho biết, tính đến hết ngày 30/4, có 316 dự án, tiểu dự án nguồn ngân sách trung ương theo ngành, lĩnh vực (vốn trong nước) tại 48 địa phương có tỷ lệ giải ngân là 0%.
10 giờ
Tài chính - Thị Trường
Những quý gần đây, thị trường giao dịch hàng hóa sôi động, giá trị giao dịch trung bình lên tới 6.983 tỷ đồng/ngày. Dự báo của chuyên gia cho biết các kim loại quý tiếp tục là tâm điểm nhà đầu tư trong những tháng cuối năm.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu tăng giảm đan xen trong kỳ điều hành hôm nay 16/5.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo dự báo của Yuanta, quỹ Quỹ DB x-trackers FTSE Vietnam ETF sẽ đưa HAG vào danh mục trong kỳ cơ cấu tới đây, tỷ trọng 2,5%, đứng thứ 12 trong danh sách đầu tư của quỹ dù cổ phiếu hiện vẫn đang nằm trong diện bị cảnh báo.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Do nền kinh tế tiếp tục xu hướng phục hồi chậm nên Ngân hàng Nhà nước vừa đề xuất sẽ gia hạn Thông tư 02 quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm 2024 nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nỗ lực của chính quyền Mỹ đánh nặng thuế quan đến xe điện và các mặt hàng chiến lược từ Trung Quốc có thể sẽ đổi hướng sản xuất đến Mexico, Việt Nam.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia cho biết thị trường đầu tư tài chính đang thiếu các cố vấn chuyên nghiệp, thiếu sản phẩm tài chính dẫn đến khó thu hút dòng tiền từ dân. Chủ yếu người dân vẫn lựa chọn phương án gửi tiết kiệm, mua vàng và bất động sản, dễ dẫn tới làn sóng đầu cơ.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Hết tháng 4/2024, gần 50.000 sản phẩm nông sản đã được đưa lên sàn thương mại điện tử. Không chỉ giảm từ 7-25% chi phí, chuyển đổi số còn giúp doanh nghiệp, nông dân vượt qua các "hàng rào" quy định, và chủ động trong việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng, nhà nhập khẩu.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giá rẻ, nhịp tăng nhanh, nhiều cổ phiếu penny đang hút mạnh nhà đầu tư
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sau khi hỗ trợ gần 770.000 tỷ đồng giai đoạn 2020 -2024, Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và tiền thuê đất trong năm 2024 ước tính tới gần 84.000 tỷ đồng...
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Đà tăng bốc đầu của cổ phiếu VIC khiến nhà đầu tư lại dồn dập đổ tiền vào cổ phiếu này sau khi dòng xe VF3 đón lượng lớn khách đặt hàng.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong khi giá vàng giằng co tăng giảm, thị trường chứng khoán cũng tỏ ra đuối sức khi tiếp tục ghi nhận đà giảm, VN-Index mất hơn 6 điểm, thanh khoản chỉ hơn 18 ngàn trên cả 3 sàn trong phiên ngày hôm nay (13/5).
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giới phân tích nhận định, lãi suất tiền gửi đã chạm đáy và có thể nhích tăng lên trong nửa cuối năm 2024, do các ngân hàng cần mức lãi suất huy động hấp dẫn hơn để thu hút tiền gửi trở lại và nền kinh tế thực dần hồi phục.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chênh lệch giá vàng Việt Nam và thế giới có mối tương quan chặt chẽ với dòng chảy ngoại tệ, mức chênh lệch này gia tăng sẽ gây sức ép lên tỷ giá và gián tiếp gia tăng rủi ro thắt chặt tiền tệ. Và đây là một trong những cản trở khiến thị trường chưa thể bứt phá vùng 1.290 điểm.
5 ngày
Xem thêm