Thứ tư, 09/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Cần khẩn trương giải quyết nhu cầu về nước chính đáng của người dân

T.H
- 21:30, 08/12/2021

(DNTO) - Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, nhu cầu về nước của bà con định cư ở nước ngoài, các công dân Việt Nam đi lao động, học tập... bị mắc kẹt lại nước ngoài do dịch là rất lớn. Đây là nhu cầu chính đáng, chúng ta phải giải quyết khẩn trương, nhất là trong điều kiện Tết Nguyên Đán đang đến gần.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: TTX.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: TTX.

Chiều 8/12, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã làm việc với Bộ Y tế và các bộ, ngành về rà soát công tác phòng, chống dịch Covid-19 liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.

Báo cáo của các bộ, ngành tại cuộc họp cho biết từ đầu dịch Covid-19 đến nay, Việt Nam đã đón trên 200.000 chuyên gia, kỹ sư, lao động kỹ thuật cao người nước ngoài để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Chúng ta cũng đã tổ chức nhiều chuyến bay đón công dân Việt Nam có nhu cầu thật sự khẩn thiết về nước, bảo đảm nguyên tắc phòng, chống dịch bệnh cũng như năng lực cách ly trong nước. Vừa qua, một số địa phương đã thí điểm đón khách du lịch quốc tế bảo đảm an toàn dịch bệnh.

Các bộ đề nghị tiếp tục duy trì cơ chế Tổ công tác 5 Bộ (Ngoại giao, Y tế, Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải) để giải quyết cho chuyên gia, kỹ sư, lao động kỹ thuật cao người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.

Đại diện Bộ Giao thông vận tải cho biết thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Bộ đã tích cực làm việc với các đối tác để xem xét sớm mở lại các đường bay thương mại quốc tế. Tuy nhiên đến giờ phút này chưa có chuyến bay thương mại quốc tế nào được mở lại do còn phụ thuộc vào nguyên tắc có đi-có lại với đối tác nước ngoài; quy định về những người được phép nhập cảnh vào Việt Nam trên các chuyến bay thương mại làm cơ sở để các hãng hàng không mở lại đường bay.

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Bộ LĐTB&XH cho rằng nhu cầu về nước đang rất lớn đối với những đối tượng là người động Việt Nam đã hết hạn hợp đồng, học sinh, sinh viên, người đi công tác bị mắc lại ở nước ngoài rất muốn được về nước; bà con Việt kiều lâu không được về quê. Bộ Ngoại giao đang nỗ lực giải quyết các thủ tục để đưa những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nước. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã họp, chỉ đạo về nguyên tắc đối với việc đón người Việt Nam ở nước ngoài về, việc nhập cảnh của chuyên gia nước ngoài, khách quốc tế.

Lãnh đạo các bộ cho biết khó khăn lớn nhất hiện nay là cân đối khả năng kiểm soát dịch bệnh trong nước, nhất là khi xuất hiện biến chủng Omicron, với nhu cầu nhập cảnh của người Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia nước ngoài, khách quốc tế. Do đó, các bộ, ngành sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong đón người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài nhập cảnh vào thời gian tới.

Qua ý kiến của các bộ, ngành, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, ngoài nhu cầu đón chuyên gia, kỹ sư, lao động kỹ thuật cao người nước ngoài, du khách quốc tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các bộ, ngành cần đặc biệt lưu ý nhu cầu của công dân Việt Nam đi lao động, học tập, công tác, thăm thân nhân bị mắc kẹt lại nước ngoài do dịch cũng như bà con Việt Nam định cư ở nước ngoài cùng những người thân được hưởng chế độ như người Việt Nam theo quy định.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, đây là nhu cầu rất chính đáng và chúng ta phải có trách nhiệm giải quyết rất khẩn trương, nhất là trong điều kiện Tết Nguyên Đán đang đến gần.

Nhu cầu về nước của những đối tượng như người động Việt Nam đã hết hạn hợp đồng; học sinh, sinh viên, người đi công tác bị mắc lại ở nước ngoài; người Việt Nam ở nước ngoài lâu không được về nước… là rất lớn. Ảnh: T.L

Nhu cầu về nước của những đối tượng như người động Việt Nam đã hết hạn hợp đồng; học sinh, sinh viên, người đi công tác bị mắc lại ở nước ngoài; người Việt Nam ở nước ngoài lâu không được về nước… là rất lớn. Ảnh: T.L

Đánh giá cao nỗ lực của Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành trong việc tổ chức nhiều chuyến bay đón công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước, Phó Thủ tướng lưu ý điều kiện dịch bệnh hiện nay đã khác trước, dù mầm bệnh ở trong cộng đồng nhiều, số ca nhiễm cao nhưng chúng ta vẫn đang cơ bản kiểm soát được dịch bệnh với tỷ lệ tiêm vaccine tăng nhanh, tập trung kiểm soát số ca bệnh nặng và tử vong, vì vậy, cần thay đổi căn bản tư duy tổ chức đón công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước.

Tổ công tác 5 Bộ phải khẩn trương báo cáo các đồng chí lãnh đạo được Thủ tướng Chính phủ phân công phụ trách, giải quyết từng việc, khẩn trương nhất, đáp ứng nhu cầu chính đáng của bà con.

Bộ Y tế phải ban hành hướng dẫn mới về việc cách ly, theo dõi sức khoẻ đối với người nhập cảnh vào Việt Nam chậm nhất trước ngày 15/12, trên tinh thần tương tự như đối với người từ vùng dịch đến các địa phương khác ở trong nước. Cụ thể, đối với người nhập cảnh đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, có kết quả xét nghiệm âm tính chỉ tự cách ly, theo dõi sức khoẻ tại nhà với thời gian bảo đảm an toàn dịch bệnh. Đối với người chưa tiêm vaccine phải có cơ sở cách ly trong nước với thời gian, điều kiện tốt nhất, thuận lợi cho bà con và tổ chức tiêm vaccine.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Giao thông vận tải, ngành hàng không và các bộ, ngành liên quan tích cực báo cáo các đồng chí lãnh đạo, xúc tiến công tác chuẩn bị mở lại các đường bay thương mại quốc tế, có quy trình để người Việt Nam ở nước ngoài đặt chỗ.

Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết việc mở lại đường bay thương mại quốc tế là nhu cầu cấp thiết của các hãng hàng không. Cục Hàng không đã kết nối với hệ thống “hộ chiếu vaccine” của các nước để bảo đảm tất cả những người đặt mua vé của các hãng hàng không Việt Nam đều đã được tiêm đủ vaccine. Những người chưa tiêm vaccine chỉ được mua vé sau khi đã đăng ký và có địa chỉ cách ly cụ thể trong nước.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gửi thư tới 14 quốc gia, thông báo về mức thuế mới bắt đầu từ ngày 1/8, trừ khi đạt được các thỏa thuận thương mại với Mỹ. Trong đó, mức thấp nhất phải chịu thuế là 25% và cao nhất là 40%.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Washington đã chính thức lên tiếng, xác nhận sẽ áp đặt các mức thuế quan mới từ ngày 1/8, đẩy hàng loạt quốc gia vào một cuộc chạy đua ngoại giao nghẹt thở để thoát khỏi các mức phạt nặng nề.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025 - hội nghị đầu tiên sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các báo cáo cho thấy, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt mức cao nhất so với cùng kỳ trong gần 20 năm.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhiều nội dung được đề xuất bổ sung vào dự thảo Nghị định 15 sửa đổi để giải quyết ngay hạn chế, bất cập liên quan đến việc tự công bố, hậu kiểm, quảng cáo sản phẩm...
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tổng thống Mỹ, Donald Trump, công bố một thỏa thuận thương mại bước đầu đã được thiết lập với Việt Nam, trong đó thuế xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ sẽ vào khoảng 20%, trong khi hàng hóa từ Mỹ vào nước ta sẽ được miễn thuế hoàn toàn.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong dòng chảy đầy biến động của kinh tế thế giới, việc Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận thương mại mang tính bước ngoặt là sự kiện đáng chú ý trên bình diện song phương, mà còn đến vào đúng thời điểm đất nước vừa bước vào kỷ nguyên phát triển mới, và cộng đồng doanh nghiệp đang đứng trước những cơ hội chưa từng có để vươn ra toàn cầu.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Luật Công chứng 2024, có hiệu lực từ 1/7/2025, đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong lĩnh vực công chứng tại Việt Nam. Cùng với nhiều quy định tích cực khác, quy định bắt buộc phải chụp ảnh người ký với công chứng viên khi công chứng và triển khai công chứng trực tuyến… là những thay đổi được người dân hết sức quan tâm.  
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng không chịu thuế VAT.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 30/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) vừa công bố chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) chính thức của ngành sản xuất trong tháng 6 đạt 49,7 điểm. Mặc dù con số này cho thấy sự cải thiện nhẹ so với mức 49,5 của tháng 5 và 49,0 của tháng 4, đây vẫn là tháng thứ ba liên tiếp chỉ số này nằm dưới ngưỡng 50 điểm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bước ngoặt 1/7/2025 không chỉ là dấu mốc hành chính, đó là cột mốc đánh dấu bản lĩnh chính trị, đạo đức công vụ và sự kiên định vì nhân dân của cả hệ thống.
1 tuần
Trung ương hội
Chiều 30/6, tại Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Họp báo công bố Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 (VPSF 2025), với sự tham dự của đại diện các đơn vị chỉ đạo, phối hợp tổ chức, các chuyên gia, thành viên Ban Tổ chức, Ban Cố vấn Diễn đàn và đông đảo các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sau ngày 1/7, người dân có thể đăng ký xe tại bất kỳ công an xã nào trong tỉnh. Biển số xe sẽ được cấp theo danh sách mã số của các địa phương sáp nhập, ưu tiên từ số thấp đến cao.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 30/6, tại TP.HCM, Thành ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ TP.HCM đã long trọng tổ chức Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, cũng như thành lập các tổ chức Đảng và chỉ định nhân sự cho các cấp chính quyền và đoàn thể mới.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay (30/6), từ 8h sáng, trên cả nước sẽ đồng loạt diễn ra Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu.
1 tuần
Xem thêm