Thứ bảy, 29/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Bộ Y tế huy động nhân lực chưa từng có, thay đổi chiến lược cách ly, lấy mẫu xét nghiệm tại TP.HCM

Thạch Hương
- 17:15, 09/07/2021

(DNTO) - Bộ Y tế cử 25 cán bộ là lãnh đạo trực thuộc Bộ Y tế, cùng 1 vạn nhân viên y tế tới TP.HCM, đồng thời thay đổi chiến lược cách ly, lấy mẫu xét nghiệm để dập dịch Covid-19.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long tại cuộc họp ngày 9/7. Ảnh: PV.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long tại cuộc họp ngày 9/7. Ảnh: PV.

Trước giờ 25 cán bộ lãnh đạo trực thuộc Bộ Y tế lên đường hỗ trợ TP.HCM chống dịch, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh: Phải phát huy hết vai trò của đội ngũ cán bộ của Bộ Y tế điều động vào TP.HCM hỗ trợ chống dịch Covid-19. Những người đã tham gia chống dịch tại Đà Nẵng, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, có kinh nghiệm “trận mạc” dày dạn được phân đến các quận, huyện nơi có dịch nóng nhất.

Khi vào TP.HCM, 25 cán bộ lãnh đạo này sẽ phối hợp chỉ đạo công tác chống dịch tại: TP Thủ Đức, Quận 8, Quận Bình Thạnh, Quận Bình Tân, Quận Tân Phú, Huyện Củ Chi, Huyện Bình Chánh.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, các chuyên gia đầu ngành và hàng nghìn cán bộ, nhân viên Y tế đã có mặt TP.HCM, hỗ trợ TP.HCM chống dịch.

Hiện TP.HCM đã có 2.500 đội lấy mẫu xét nghiệm với 4.000 người. Công suất lấy mẫu đạt 350.000 - 400.000 mẫu/ngày, phù hợp với năng lực xét nghiệm của 20 đơn vị xét nghiệm trên địa bàn.

“TP.HCM đã tích cực triển khai test nhanh tại vùng lõi, nếu có trường hợp dương tính thì tiến hành làm xét nghiệm mẫu đơn đối với F1. Hơn 300 sinh viên của Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương hỗ trợ lấy mẫu tại 2 điểm nóng Gò Vấp, Bình Thạnh rất tích cực và hiệu quả”, Thứ trưởng Bộ Y tế nói.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, việc thực hiện Chỉ thị 16 tại TP.HCM liên quan đến một số thay đổi lớn trong triển khai các hướng dẫn chuyên môn thực hiện các công tác liên quan đến phòng chống dịch.

Thay đổi chiến lược cách ly, xét nghiệm

Theo đó, Bộ trưởng cho biết về công tác cách ly sẽ phân ra các khu vực gồm: Khu vực nguy cơ rất cao (khu vực phong tỏa): Các trường hợp F1 thực hiện cách ly tại nhà, không thực hiện cách ly tập trung. Nhà cách ly F1 phải có biển báo bên ngoài, có hàng rào mềm ngăn cách, đảm bảo theo dõi, giám sát chặt chẽ, toàn bộ thành viên trong nhà/gia đình không được phép đi ra ngoài.

Đối với trường hợp có đông F1 lưu trú tại một khu vực phong tỏa, áp dụng thiết chế cách ly y tế tập trung đối với khu vực đó. Trường hợp mật độ người cách ly quá đông thì xem xét đưa bớt ra khu cách ly tập trung.

“Chúng tôi lưu ý Bộ phận thường trực trao đổi với thành phố cần bố trí, cung cấp các nhu yếu phẩm thiết yếu đến trực tiếp các hộ gia đình và thực hiện việc theo dõi, giám sát hàng ngày”, Bộ trưởng nói.

Với khu vực nguy cơ cao, áp dụng cách ly các trường hợp F1 tại nhà theo hướng dẫn tại Công văn số 5152/BYT-MT của Bộ Y tế. Trường hợp F1 ở tại các khu tập thể, khu chung cư, nếu có ca F0 tại gia đình thì đưa toàn bộ F1 đi cách ly tập trung.

Với các khu vực khác (gồm các khu vực còn lại có nguy cơ thấp hơn), áp dụng cách ly các trường hợp F1 tại nhà theo hướng dẫn tại Công văn số 5152/BYT-MT của Bộ Y tế.

Trong trường hợp không đủ điều kiện cách ly tại nhà, đặc biệt người F1 lưu trú tại các gia đình đông người, tại các khu chung cư, tập thể thực hiện cách ly tập trung theo các quy định hiện hành.

Về công tác xét nghiệm, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay có những thay đổi lớn để phù hợp với thực tiễn chống dịch, Bộ Y tế đã có văn bản gửi TP.HCM để hướng dẫn cụ thể. Theo đó, có thể áp dụng xét nghiệm RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh. Việc tổ chức, điều phối công tác lấy mẫu xét nghiệm theo khu vực phù hợp với việc cách ly.

Theo đó, khu vực nguy cơ rất cao (khu vực phong tỏa) tiến hành lấy mẫu toàn bộ người dân 3 ngày/lần tại hộ gia đình để phát hiện sớm các trường hợp mắc Covid-19, nhanh chóng đưa các trường hợp mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh ra khỏi cộng đồng.

“Thực hiện gộp theo hộ gia đình hoặc tất cả những người sống trong cùng một phòng để xét nghiệm RT-PCR (lấy mẫu gộp chung vào 1 ống), có thể gộp mẫu 3 hoặc 5 đối với xét nghiệm kháng nguyên nhanh”, Bộ trưởng nói. Đối với khu vực nguy cơ cao, tiến hành lấy mẫu toàn bộ người dân 7 ngày/lần (có thể tăng tần suất nếu cần) tại hộ gia đình, xét nghiệm mẫu gộp cùng 1 ống.

Đối với các khu vực khác, cần thực hiện giám sát và xét nghiệm tầm soát, lấy mẫu đại diện thành viên của hộ gia đình.

Các nhân viên y tế thực hiện lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Ảnh: T.L

Các nhân viên y tế thực hiện lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Ảnh: T.L

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng nhấn mạnh, TP.HCM cần thực hiện xét nghiệm 3 ngày/lần các trường hợp có nguy cơ cao tại các cơ sở khám, chữa bệnh; các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp…

Thực hiện xét nghiệm tầm soát 100% với các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp... đến bệnh viện khám.

Đồng thời Bộ trưởng cũng lưu ý TP.HCM phải tổ chức lấy mẫu tại hộ gia đình đối với vùng nguy cơ cao và rất cao, không tổ chức các điểm lấy mẫu tập trung. Nếu làm test nhanh phải trả mẫu ngay. Nếu làm PCR trong hộ gia đình thì làm gộp, tuyệt đối không làm cùng hộ gia đình khác.

“Đối với khu vực khác xét nghiệm đại diện theo hộ gia đình nên gộp mẫu vừa phải để thời gian trả kết quả nhanh và truy lại kết quả cũng nhanh”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Sẽ tăng nguồn vaccine cho TP.HCM

Về công tác tiêm vaccine phòng Covid-19, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, cho biết Bộ Y tế sẽ phân bổ tăng nguồn vaccine cho TP.HCM.

Bộ trưởng lưu ý khi thực hiện tiêm chủng ở các vùng có nguy cơ rất cao và cao, cần tổ chức các điểm tiêm lưu động tại đầu hẻm hoặc nơi phù hợp.

“Thành phố cần tổ chức tiêm chủng tại nhiều điểm tiêm, bao gồm các điểm tiêm cố định và lưu động. Tổ chức tiêm chủng lưu động, thì càng nhiều điểm tiêm càng tốt, các điểm tiêm cần được chia nhỏ, “bám vào” các hẻm. Cần tổ chức tiêm giãn cách theo khung giờ trên nguyên tắc hạn chế tối đa người dân ra ngoài và tập trung tại một địa điểm”, ông Long nhấn mạnh.

Đối với các nhà máy, xí nghiệp tiếp tục, duy trì sản xuất, đặc biệt với các cơ sở sản xuất dược phẩm, vật tư, trang thiết bị phòng chống dịch phải đảm bảo theo yêu cầu phòng chống dịch và thực hiện đánh giá an toàn Covid-19 hàng ngày, Bộ trưởng Bộ Y tế nêu rõ: “Cần tăng cường kiểm tra, giám sát, nếu không đảm bảo an toàn phòng chống dịch thì ngưng hoạt động ngay. Thành phố cần chỉ đạo lấy mẫu tầm soát ít nhất 20% số người trong công ty, nhà máy. Nếu có điều kiện tiến hành lấy mẫu toàn bộ nhà máy”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Thị trường bất động sản xa xỉ đang trở nên nóng bỏng khắp Đông Nam Á, thu hút các thương hiệu khách sạn, nhà ở và cả những thương hiệu ngoài ngành tham gia.
23 giờ
Thời sự - Chính trị
Việc Bộ Thương mại Mỹ (U.S. Department of Commerce) thông báo bổ sung hơn 80 thực thể, trong đó có hơn 50 công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp còn lại đến từ Pakistan, Nam Phi, Iran và UAE, vào danh sách hạn chế xuất khẩu (Entity List), đã làm dấy lên những tranh luận về chiến lược kiềm chế công nghệ của Mỹ.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính phủ Mỹ sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ bởi một phần của khoản nợ 36.600 tỷ USD trong giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội nước này không hành động để nâng trần vay nợ của Washington - Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) Mỹ cảnh báo vào ngày 24/3.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Dự kiến có khoảng 100.000 công chức, viên chức nghỉ việc do sáp nhập, tinh gọn bộ máy. Song hành với những áp lực lên thị trường lao động là những thuận lợi mang lại cho thị trường này trong thời gian tới.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Một trong những điểm nổi bật của chiến lược này là việc chuyển hướng dòng tiền tiết kiệm từ ngân hàng sang các công cụ thị trường vốn có lợi suất cao hơn.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp tư nhân phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội, nâng cao lượng và chất tạo thành một lực lượng vững mạnh đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Quyết định hoãn áp thuế của EU đặt ra nhiều câu hỏi về chiến lược thương mại và mối quan hệ với Mỹ.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tập đoàn Vingroup vừa có văn bản gửi UBND TP. Hồ Chí Minh, Sở Giao thông công chánh Thành phố đề xuất đầu tư tuyến đường sắt đô thị kết nối trung tâm TP. Hồ Chí Minh với huyện Cần Giờ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Cách đây không lâu, các quan chức tài chính Fed chỉ đã dự đoán một cuộc ‘hạ cánh mềm’ cho nền kinh tế Mỹ trong 2025. Nhưng tương lai này đã hoàn toàn thay đổi khi Tổng thống Donald Trump thắng cử.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Ngày 20/3, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời gian qua, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đề án 06 và cải cách hành chính đã và đang được Chính phủ triển khai tích cực.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện nay đang bộc lộ rõ những bất cập trước bối cảnh chi phí sinh hoạt leo thang, lương tối thiểu tăng và thu nhập thực tế của người dân biến động mạnh.
1 tuần
Xem thêm