Bầu Đức và ông Trần Bá Dương tiếp nối cái bắt tay 'tỷ đô' từ lá thư tay
(DNTO) - Bắt đầu năm 2021, giới thương nghiệp Việt Nam dậy sóng với thương vụ đình đám giữa hai tỷ phú Đoàn Nguyên Đức và Trần Bá Dương, thương vụ là hình mẫu cho việc mời gọi hợp tác để cứu doanh nghiệp trước bờ vực phá sản.
Theo đó, Sau khi tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường thành công vào chiều 8/1, thì tối cùng ngày, Công ty Cổ phần Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico) đã tổ chức lễ giới thiệu chiến lược sản xuất kinh doanh giai đoạn 2021 - 2023 và ra mắt Ban quản trị điều hành công ty.
Giữ chức Phó Chủ tịch HAGL Agrico, ghế chủ tịch trước đó của ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) nhường lại cho tỷ phú Trần Bá Dương (Chủ tịch Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải - Thaco)..
Được biết, thương vụ đã được trải thảm và chuẩn bị từ năm 2018, ông Trần Bá Dương đã đầu tư chiến lược vào HAGL Agrico, cùng với bầu Đức làm nông nghiệp.
Tháng 8/2018, Bầu Đức và ông Trần Bá Dương khiến thị trường tài chính Việt Nam chấn động khi có "cái bắt tay tỷ đô".
Trước đó, năm 2008, với khao khát tiên phong, Bầu Đức rót vốn vào để gầy dựng vườn cao su. Với mỗi tấn mủ thời điểm đó có giá 5.000 USD, ông mong thu về 200-300 triệu USD sau 5 năm. Song, giá thị trường lúc thu hoạch rớt còn 1.100 USD nên khoản lỗ và khoản nợ cứ thế tăng lên.
Có thể nói HAGL Agrico đã thoát khỏi bờ vực phá sản
Tại đại hội, bầu Đức cho biết, việc bán một loạt các công ty con thời gian qua thu được 9.000 tỉ đồng, lần phát hành 741 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược sẽ thu hơn 7.000 tỉ đồng.
Chia sẻ tại buổi ra mắt ban điều hành mới của HAGL Agrico, bầu Đức cho biết HAGL là một trong những doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp từ năm 2008 và tập trung vào cây cao su, cọ dầu với tổng diện tích 85.000 ha ở Gia Lai, Đắk Lắk, Lào và Campuchia.
Tuy nhiên, thời điểm bắt đầu đầu tư giá mủ cao su đang ở mức giá cao, nhưng không may cho HAGL vào năm 2012 diện tích chuẩn bị khai thác mủ thì lúc đó, giá mủ cao su rớt thê thảm nên doanh nghiệp lỗ.
Ông Trần Bảo Sơn, Tổng giám đốc HAGL Agrico cho biết công ty gặp nhiều khó khăn, bị mất thanh khoản, mất khả năng trả nợ gốc và lãi vay đến hạn, tổng nợ đến ngày 3/8/2018 là 18.414 tỉ đồng.
Trong hơn 2 năm qua, kể từ ngày ký kết hợp tác chiến lược với THACO ngày 8/8/2018 đến nay, THACO đã cùng HAGL giải quyết những khó khăn về tài chính để HAGL Agrico trả được nợ ngân hàng tới hạn và thực hiện việc chuyển đổi, phát triển vườn cây ăn trái.
Tính đến ngày 30/11/2020, HAGL Agrico còn nợ ngân hàng 5.700 tỉ đồng, nợ THAGRICO 5.994 tỉ đồng, nợ HAGL 2.187 tỉ đồng, nợ phải trả nhà cung cấp, đối tác, nhân viên 2.196 tỉ đồng. Tổng các khoản nợ phải trả là 16.078 tỉ đồng và lỗ lũy kế đến 30/9/2020 là 2.663 tỉ đồng.
“Có thể nói HAGL Agrico đã thoát khỏi bờ vực phá sản nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn đối với việc trả các khoản nợ trên, đồng thời tiếp tục cần vốn để chăm sóc vườn cây và đầu tư hạ tầng: thủy lợi, điện, giao thông, tổng kho vật tư, kho lạnh, logistics nội bộ phục vụ nhu cầu cấp bách của sản xuất”, ông Sơn nói.
Chỉ ra việc Công ty CP Nông nghiệp Trường Hải (Thagrico) mua hết 741 triệu cổ phiếu với giá phát hành 10.000 đồng và nhận chuyển nhượng 4 công ty con trị giá 9.200 tỷ đồng, Bầu Đức cho biết trong vòng 3 ngày sẽ thu về 16.000 tỷ đồng để trả hết nợ ngân hàng, nợ nhóm Thaco, đối tác... và còn dư để bổ sung vốn lưu động.
Theo đó, Hoàng Anh Gia Lai giảm tỷ lệ tại HAGL Agrico xuống dưới 27% và không còn nắm quyền chi phối; Thagrico sở hữu 63,08% và trở thành công ty mẹ.
Không đủ tiền trả lương nhân viên, hình ảnh công ty ông trong mắt nhà đầu tư và đối tác xấu dần gắn với những khoản nợ chồng chất. Bầu Đức khẳng định vẫn tự hào vì HAGL Agrico là một doanh nghiệp hiếm hoi sở hữu khối tài sản lớn, song trăn trở cách trở lại thời hoàng kim.
Trong bối cảnh đó, Bầu Đức tìm đến ông Trần Bá Dương đề nghị hợp tác. Ông cho rằng chỉ có "đầu kéo tầm cỡ như Thaco" mới đủ sức vực dậy, xây dựng HAGL Agrico trở thành công ty nông nghiệp hàng đầu Việt Nam.
Mới đây, Ban lãnh đạo HNG đã quyết định chuyển nhượng tiếp ba công ty con cho Thagrico gồm Công ty TNHH MTV Cao su Hoàng Anh Quang Minh, Công ty TNHH MTV Bò sữa Tây Nguyên và CTCP Hoàng Anh Đắk Lắk.
Như vậy, ông Dương đã thâu tóm bảy công ty con của bầu Đức.
Thương vụ bắt đầu với là thư tay mời “thâu tóm”
"Lần đầu tiên tôi vinh dự và sung sướng rằng có một công ty không nợ ngân hàng. Có thể dư luận sẽ nói này nói nọ nhưng bản thân tôi thấy mình rất sáng suốt. Nó sẽ thành công và thành công rất nhanh", cựu chủ tịch HAGL Agrico nhấn mạnh.
bầu Đức cho biết HAGL là một trong những doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp từ năm 2008 và tập trung vào cây cao su, cọ dầu với tổng diện tích 85.000 ha ở Gia Lai, Đắk Lắk, Lào và Campuchia.
Tuy nhiên, thời điểm bắt đầu đầu tư giá mủ cao su đang ở mức giá cao, nhưng không may cho HAGL vào năm 2012 diện tích chuẩn bị khai thác mủ thì lúc đó, giá mủ cao su rớt thê thảm nên doanh nghiệp lỗ.
Trong bối cảnh đó, bầu Đức đã viết thư tay cho ông Trần Bá Dương mời gọi đầu tư. Đích thân ông Đức đã đưa ông Dương qua Lào, Campuchia chứng kiến “người thực, việc thực” cũng như tiềm năng của HAGL Agrico.
Sau chuyến đi đó, Tập đoàn Thaco của ông Trần Bá Dương đã chính thức trở thành nhà đầu tư chiến lược của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.
“Nhiều người nói ông Dương “thâu tóm” HAGL nhưng tôi xin thưa, tôi phải năn nỉ ông Dương giúp. Từ năm 2018, có ông Dương về là bức tranh tài chính của HAGL Agrico đã sáng lên. Hai năm vừa qua, chúng tôi không có một tiếng nói nặng với nhau. Anh Dương đối với tôi rất chân tình.
5 năm qua, tôi ra đường đôi khi bị nói xấu đủ kiểu, nhưng nay tôi tự hào rồi vì nợ còn rất ít, và sẽ hết nợ. Tôi sung sướng vui mừng khi lần đầu tiên có một công ty không nợ ngân hàng sau hàng thập kỉ nợ nần”, bầu Đức nói.
Theo bầu Đức, từ nay, HAGL Agrico sẽ là công ty tốt trên thị trường Việt Nam. Nếu không có ông Dương, tôi không thể đứng vững ở đây. Ông Dương đủ lực, đủ chuyên môn, tài chính, nhân sự nên sẽ đưa HAGL Agrico thành công nhanh hơn. Từ nay anh Dương cầm trịch thì HAGL Agrico sẽ thắng vì chiến lược anh đưa ra rất rõ ràng cho việc chăn nuôi bò, heo, trồng chuối...