Thứ bảy, 05/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Bác sĩ - Tỷ phú Uğur Şahin: Từ kích hoạt tế bào miễn dịch đến thay đổi quan điểm của các nhà đầu tư

Thảo Ly
- 12:00, 21/10/2021

(DNTO) - Với khối tài sản 10,4 tỷ USD, Uğur Şahin là một trong những tỷ phú mới xuất hiện trong lĩnh vực y tế, ngay trên tuyến đầu chống đại dịch Ccovid-19. Bác sĩ gốc Thổ Nhĩ Kỳ này là người đồng sáng lập công ty BioNTech (Đức) và phát triển vaccine hợp tác với Pfizer.

Từ mRNA đến IPO

Tháng 10 năm ngoái, Uğur Şahin đến New York để khởi động đợt chào bán ra công chúng lần đầu (IPO) cổ phiếu công ty công nghệ sinh học của mình và giới thiệu về công nghệ mới của nó. “Chúng tôi dựa vào hệ miễn dịch của bệnh nhân,” Şahin phát biểu trước khi mở bán tại trang web thị trường của Nasdaq. “Chúng tôi muốn kích hoạt tế bào miễn dịch của bệnh nhân để xác định, phát hiện và loại bỏ các tế bào nhiễm bệnh”. 

Uğur Şahin - Giám đốc điều hành và đồng sáng lập BioNTech. Ảnh: Dominik Pietsch/BioNTech

Uğur Şahin - Giám đốc điều hành và đồng sáng lập BioNTech. Ảnh: Dominik Pietsch/BioNTech

Tầm nhìn khoa học của Şahin không khiến các nhà đầu tư ấn tượng như ông kỳ vọng. BioNTech dự đoán sẽ bán được 264 triệu đô la cổ phiếu của mình trong đợt IPO, nhưng cuối cùng chỉ huy động được 150 triệu đô la, vì họ bán được ít cổ phần hơn với giá thấp hơn mức đề xuất. Dù vậy, BioNtech vẫn có mức định giá thị trường rất tốt là 3,4 tỷ USD.

Tuy nhiên, đại dịch đã thay đổi quan điểm của các nhà đầu tư về công nghệ tiên tiến của BioNTech, đặc biệt là nền tảng RNA thông tin nhằm biến tế bào của cơ thể thành nhà máy sản xuất thuốc. Vào tháng 6, BioNTech thử nghiệm vắc-xin mRNA COVID-19 và đạt được thỏa thuận hợp tác để cùng phát triển với hãng dược phẩm khổng lồ Pfizer của Mỹ.

Các nhà giao dịch chứng khoán lập tức đấu giá cổ phiếu của BioNTech, vốn đã tăng hơn gấp ba lần kể từ đợt IPO, đưa ra mức định giá 11,5 tỷ đô la cho công ty. Hồ sơ được BioNTech gửi lên Ủy ban Chứng khoán & Giao dịch (Securities & Exchange Commission) cho thấy Şahin sở hữu 18% cổ phần của BioNTech vào tháng Hai. Đợt tăng giá dữ dội của cổ phiếu đã nâng giá trị tài sản ròng của Şahin lên 2,1 tỷ USD, lần đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú của Forbes.

Ở tuổi 54, Şahin đạp xe đến văn phòng của BioNtech ở Mainz (Đức) vào mỗi buổi sáng. Ông đã toàn tâm toàn ý nghiên cứu để cho ra vắc-xin Covid-19 sớm nhất có thể. Vào tháng 4 năm ngoái, BioNTech bắt đầu thử nghiệm vắc xin Covid -19 - BNT162 - trên 200 người tham gia nghiên cứu ở Đức. Đến tháng 12/2020, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vắc-xin Covid -19 của Pfizer-BioNTech. Hoa Kỳ là quốc gia mới nhất cùng với Canada và Vương quốc Anh phê duyệt vắc xin Covid -19.

Ông Uğur Şahin và vợ  - nhà miễn dịch học Özlem Türeci.

Ông Uğur Şahin và vợ - nhà miễn dịch học Özlem Türeci.

Şahin được sinh ra ở Thổ Nhĩ Kỳ và lớn lên ở Đức - nơi cha mẹ ông làm việc trong nhà máy Ford. Sau khi theo học ngành y, Şahin trở thành giáo sư và nhà nghiên cứu tập trung vào liệu pháp miễn dịch. Vào năm 2001, ông và vợ của mình - nhà miễn dịch học Özlem Türeci - thành lập Ganymed Pharmaceuticals để phát triển các kháng thể đơn dòng chống lại bệnh ung thư. Türeci giữ chức Giám đốc điều hành và công ty được hỗ trợ bởi hai anh em tỷ phú Thomas và Andreas Strüngmann. Ganymed đã được Astellas Pharma mua lại vào năm 2016 với giá 1,4 tỷ USD.

Şahin thành lập BioNTech vào năm 2008, một lần nữa được hậu thuẫn bởi anh em nhà Strüngmann. Türeci là cố vấn khoa học cho công ty trong nhiều năm và gia nhập BioNTech với tư cách giám đốc y tế sau khi Ganymed được bán.

Và bắt tay với Pfizer

Şahin xây dựng BioNTech với mục đích ứng dụng miễn dịch học ung thư trong việc điều trị ung thư, khởi động hơn 20 chương trình phát triển. Tuy vậy, BioNTech được biết đến nhiều nhất nhờ công trình sử dụng RNA thông tin để phát triển vắc-xin ung thư, bao gồm vắc-xin được cá nhân hóa có tên là iNest. Ý tưởng là biến cơ thể thành nhà máy sản xuất thuốc hoặc vắc-xin và lập trình các tế bào để tạo ra các protein điều trị.

BioNTech từng hợp tác với Pfizer để sản xuất vắc xin cúm và được Quỹ Bill và Melinda Gates hỗ trợ tài chính. Trái ngược với sự kỳ vọng, không có bất kỳ sản phẩm mRNA nào được cấp phép để sử dụng cho người trong suốt 10 năm đầu hoạt động. Tuy nhiên, BioNTech lại rất có tiềm năng trong việc cung cấp giải pháp cho đại dịch Covid-19 bởi nó có nguồn tài trợ lớn và nhiều mối quan hệ. Phương pháp tiếp cận của mRNA cũng giúp rút ngắn đáng kể thời gian phát triển của vắc xin Covid-19.

Vào một ngày cuối tuần của tháng Giêng/2020, Şahin đọc một bài báo trên tờ The Lancet về loại virus này và dự đoán với Thomas Strüngmann rằng một đại dịch sắp xảy ra sẽ khiến các trường học phải đóng cửa. “Ngay thứ Hai tuần sau, anh ấy đã họp với nhóm của mình để chuyển hướng nghiên cứu từ ung thư qua vắc-xin,” Strüngmann phát biểu trong một cuộc phỏng vấn.

Đến tháng 2, Şahin gọi cho Kathrin Jansen, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu và phát triển vắc xin của Pfizer. Hai người biết rõ nhau vì hai năm trước đó BioNTech đã hợp tác với Pfizer để phát triển vắc-xin cúm dựa trên mRNA. Şahin nói rằng BioNTech đã phát triển được một số mẫu vắc xin cho Covid-19 và hỏi liệu Pfizer có muốn hợp tác không. "Uğur, còn cần phải hỏi nữa à?" Jansen trả lời. "Tất nhiên là chúng tôi tham gia rồi."

Ông Albert Bourla, Chủ tịch và Giám đốc điều hành Pfizer Inc.

Ông Albert Bourla, Chủ tịch và Giám đốc điều hành Pfizer Inc.

Vào giữa tháng 3, BioNTech đã công bố “tiến bộ nhanh chóng” sản phẩm của mình - BNT162, và việc hợp tác với Pfizer. Gã khổng lồ của ngành dược phẩm Hoa Kỳ đã đồng ý tài trợ 1 tỷ USD cho chi phí phát triển và sản xuất ban đầu, bao gồm khoản trả trước 185 triệu USD cho BioNTech. Pfizer cũng sẽ thanh toán 563 triệu USD cho BioNTech nếu mọi việc suôn sẻ. Cổ phiếu của BioNTech tăng vọt.

Mặc dù Moderna nhận được tới 483 triệu USd từ Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Y sinh nâng cao của chính phủ liên bang, BioNTech và Pfizer lại không dựa vào bất kỳ nguồn tài trợ nào từ chính phủ. Một khía cạnh độc đáo khác là BioNTech - Pfizer thử nghiệm 4 loại vaccine với các nền tảng mRNA khác nhau. Các nhà nghiên cứu sẽ theo dõi chặt chẽ dữ liệu về khả năng sinh miễn dịch của người tham gia, các kháng thể trung hòa được sản xuất, và loại bỏ những vaccine không đạt yêu cầu.

Giám đốc điều hành Pfizer, Albert Bourla, đã đẩy nhanh tiến độ cho loại vaccine Covid-19 tiềm năng. Phát triển vaccine thường phải mất nhiều năm nên rất khó để có thể tạo ra một loại vaccine an toàn và hiệu quả, Bourla cảm thấy điều tối quan trọng là phải làm cho hoạt động của Pfizer’s Covid-19 hoàn toàn minh bạch với công chúng trong bối cảnh đại dịch. 

Bourla sinh ra và lớn lên ở Hy Lạp - đã cùng Şahin ăn mừng khi vaccine được phát triển thành công, cho biết: “Chỉ có kẻ thù là virus và thời gian".

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 ước đạt 11,72 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức cao nhất 6 tháng đầu năm từ năm 2021 đến nay.
6 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vừa qua, Techcombank đã phối hợp cùng các đối tác toàn cầu như Arton Capital và SI Group tổ chức thành công chuỗi Hội thảo Quản lý Gia sản với sự tham dự của những doanh nhân, nhà đầu tư sở hữu doanh nghiệp có doanh thu hàng đầu Việt Nam.
2 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Tại Diễn đàn Thương mại Xanh 2025 diễn ra ngày 1/7, Tập đoàn SCG đã giới thiệu chiến lược ESG 4 Plus và mô hình Thành phố Carbon thấp Saraburi từ Thái Lan, được chứng minh hiệu quả trong việc thúc đẩy chuyển đổi xanh.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sacombank tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng khi lần thứ 4 liên tiếp được Tạp chí tài chính quốc tế The Asset bình chọn là “Ngân hàng có hoạt động ngoại hối và thị trường vốn tốt nhất Việt Nam 2025” (Best in Treasury and Working Capital SMEs Vietnam) trong khuôn khổ giải thưởng The Asset Triple A Award 2025.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Anh Đỗ Tấn Quy đề cao yếu tố chất lượng và an toàn khi mua chiếc ô tô đầu tiên. Sau một thời gian sở hữu, trải nghiệm VinFast VF 6 với nhiều kỷ niệm khó quên, chủ xe này càng khẳng định quyết định đó là đúng đắn.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ba doanh nhân trẻ đại diện cho lực lượng khởi nghiệp nông nghiệp Việt Nam vừa có chuyến công tác và học tập tại Hàn Quốc trong khuôn khổ chương trình đào tạo nông nghiệp tiên tiến và giao lưu thanh niên hai nước do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức. Đoàn công tác do ông Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam làm Trưởng đoàn.
3 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Sàn thương mại điệu tử EcoHub chính thức ra mắt dành riêng cho các doanh nghiệp Xanh, sản phẩm Xanh trong nước. Tuy nhiên, làm sao để sàn hoạt động hiệu quả, thực chất là điều được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay?
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Khu vực Cầu Giấy (Hà Nội) chính thức có trạm sạc siêu nhanh quy mô lớn đầu tiên của V-Green với 40 cổng sạc 120 kW, mở 24/7, đáp ứng nhu cầu sạc ngày càng cao của cộng đồng chủ xe điện VinFast.
4 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Phù Yên (Sơn La) hiện có khoảng 22.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và tạo được hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của nông dân.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
VinFast VF 7 đang là ngôi sao thu hút khách hàng trẻ bởi thiết kế “gây mê”, sức mạnh vượt xa xe xăng cùng phân khúc cùng chi phí sở hữu quá lời.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
VinFast VF 9 đang là “ngôi sao sáng” trong phân khúc SUV điện hạng E, với thiết kế sang trọng, công nghệ tiên tiến, chính sách giá cạnh tranh và khả năng tiết kiệm vượt trội.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Từng sở hữu nhiều xe tiền tỷ, anh Phạm Ngọc Dương (Hà Nội) “dừng lại” với VinFast VF 9 vì trải nghiệm vượt mong đợi về sản phẩm cũng như dịch vụ hậu mãi. Chiếc xe đã đồng hành với vị doanh nhân này trên hàng chục nghìn cây số dọc đất nước.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tại các nước châu Âu, một trong những nơi tiêu thụ thịt nhiều nhất trên thế giới, các công ty sản xuất thịt đã nghiên cứu và sử dụng các công nghệ hiện đại trong quy trình giết mổ - chế biến - bảo quản và vận chuyển để giúp thịt luôn tươi ngon.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sự bắt tay giữa SATRA, một tổng công ty thương mại hàng đầu và UEH, một trường đại học kinh tế có tiếng, được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng và đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của xã hội.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời với tầm nhìn chiến lược, xác định rõ kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngay sau đó, các nghị quyết hành động của Chính phủ, Quốc hội và các bộ ngành đã bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, trong dòng chảy thực tế, dòng vốn đến với doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thực sự “thông mạch”.
2 tuần
Xem thêm