Thứ năm, 09/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Nói đến bạo lực học đường người ta thường nghỉ ngay đến học sinh đánh nhau. Tuy nhiên ngày nay, đối tượng tham gia bạo lực học đường đang “mở rộng” và phức tạp hơn nhiều. Đã có không ít trường hợp thầy đánh trò, trò đánh thầy, phụ huynh đánh học sinh, phụ huynh đánh thầy giáo, thầy giáo đánh phụ huynh... Thậm chí “đỉnh cao” đã xảy ra thầy đánh thầy. Tiếng kêu cứu đang cần hồi đáp.
Nếu đời người được tính bằng trăm năm thì chúng ta đã dành hết hai mươi năm đầu để đi học. Hai mươi năm đó, chúng ta ở trường nhiều hơn ở nhà, tiếp xúc với thầy cô giáo nhiều hơn cha mẹ. “Tôn sư trọng đạo” đã trở thành đạo lý, thành truyền thống, thành hệ giá trị xã hội không bao giờ thay đổi của người Việt, cho dù xã hội có hiện đại đến đâu.
Những năm gần đây, bạo lực ở tuổi thiếu niên đặc biệt là bạo lực học đường đã trở thành vấn nạn của xã hội. Không chỉ ở trẻ em trai mà trẻ gái hình như có phần lấn lướt hơn về số vụ, về tính chất, mức độ nguy hiểm và nghiêm trọng. Nhìn nhận ở một khía cạnh khác của vấn đề: Bạo lực tuổi thiếu niên có phần lỗi của người lớn.
Gian lận thi cử ngày càng mở rộng đối tượng, mở rộng phạm vi. Nó đe dọa cho viễn cảnh ra đời một thế hệ công dân lấy sự gian lận làm yếu tố cốt lõi trong nguyên tắc sống và làm việc… Giáo dục lòng trung thực, người lớn hãy là tấm gương sáng cho trẻ con noi theo, đó là cách giáo dục hiệu quả nhất trên tất cả mọi phương pháp giáo dục. 
Tức giận là một trạng thái cảm xúc của con người. Nhưng biến sự tức giận thành hành động bạo hành trẻ em của người lớn là một việc làm nhẫn tâm, ác độc và hèn hạ.