Thứ năm, 04/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Nghề đọc morasse, công việc khiêm tốn và thầm lặng trong quy trình của một tờ báo

Lương Gia Cát Tường
- 07:47, 20/06/2023

(DNTO) - Là người “nhặt sạn”, gác cổng cuối cùng trước khi bản thảo một tờ báo được chuyển đến nhà in, công việc của tôi không có gì đáng để “đao to búa lớn”, để bộc bạch về “vinh quang và cay đắng” nhưng nó đã đánh thức trong tôi một giấc mơ.

Ước mơ trở thành nhà báo của tôi bắt đầu hết sức đơn giản, chỉ vì tôi yêu thích đến ngẩn ngơ hình ảnh các anh chị ký giả trong bộ đồng phục bốn túi, xẻ lưng. Tôi nhìn thấy ở đó chất lãng tử phong trần, sự mạnh mẽ đầy cương nghị. Thời chiến tranh, với ký giả chiến trường còn bao gồm sự dũng cảm không khác gì chiến binh ngoài mặt trận.

Sài Gòn giải phóng, Đại học báo chí và các trường có liên quan đến chuyên ban của tôi như Văn khoa, Luật… tạm thời ngưng hoạt động. Phải hết hơn một năm chơi vơi, tôi buộc phải thi vào sư phạm. Nhưng giấc mơ “ký giả” vẫn chưa bao giờ phai nhạt trong tôi.

Nghề đọc morasse, công việc hết sức khiêm tốn, thầm lặng trong quy trình của một tờ báo. Ảnh TL

Nghề đọc morasse, công việc hết sức khiêm tốn, thầm lặng trong quy trình của một tờ báo. Ảnh TL

Tôi mang theo giấc mơ ấy về một vùng quê sông nước xa xôi. Ngoài cái loa sắt treo lủng lẳng trên ngọn dừa, mỗi hừng đông vài ba phút phát đi mấy mẩu tin tức, ở đó hoàn toàn không báo đài, không bất kỳ một phương tiện truyền thông nào khác.

Thỉnh thoảng về Sài Gòn thăm nhà, thứ mà tôi luôn luôn khệ nệ mang về chính là… báo, có khi lên đến vài ký lô. Tất nhiên là báo cũ. Tôi nuốt thứ “cơm nguội” ấy với một tâm thế rất ngon lành, sảng khoái. Tôi nâng niu, trân trọng từng câu chữ vì nghĩ đến công sức của những người làm ra nó, từ anh chị ký giả (bấy giờ đã gọi là phóng viên) đến các người sắp chữ nhà in.

May mắn thay, trở về Sài Gòn vào những ngày mà “giấc mơ ký giả” của tôi hầu như tàn lụi, thì thật kỳ diệu, anh bạn nhà thơ đã dắt tôi bỏ vào một tòa soạn “mưu sinh” bằng công việc đọc morasse cho một tờ báo của bạn anh ấy.

Tôi tin chỉ có giấc mơ trong tôi thức dậy, nó đánh thức tất cả mọi cố gắng và nỗ lực mới khiến tôi làm quen rất nhanh với công việc - một công việc hết sức khiêm tốn, thầm lặng trong quy trình của một tờ báo. Dù vậy, tôi vẫn rất yêu thích, rất vui, rất hạnh phúc mặc dù đôi khi cũng có chạnh lòng khi nghĩ: Hình như công việc của mình đứng thứ hạng cuối cùng trong bảng xếp hạng “danh giá” của nghề làm báo.  

Tuy nhiên, sau nhiều năm “làm nghề”, tôi nhận ra không phải như vậy. Công việc morasse, thường được gọi là chấm morasse, đọc morasse hay soát lỗi morasse, là một công việc không thể thiếu và cũng không thể xem thường trong quy trình xuất bản một tờ báo có chất lượng nghiêm túc. Nói không ngoa, cũng như người viết, người biên tập… người soát lỗi morasse cũng cần phải có lập trường chính trị vững chắc.

Không giống như phóng viên, người đọc morasse không được đào tạo bài bản. Họ phải vừa làm, vừa học, vừa tự tìm tòi ra phương pháp riêng của mình sao cho nhanh nhất mà không bị sót lỗi. Nhiều người nghĩ soát morasse chỉ đơn thuần là chấm lỗi chính tả. Điều này hoàn toàn sai. Ngoài lỗi chính tả, người đọc morasse còn phải có nhiệm vụ phát hiện các lỗi kỹ thuật do sơ sót trong quá trình đánh máy như lỗi bỏ dấu sai vị trí, lỗi phông chữ, cách dòng; Trong khâu trình bày như: mất đoạn, sót đoạn… “râu ông này cắm hàm bà kia” dẫn đến thông tin sai lệch;  Có khi sửa cả câu cú, cách diễn đạt… Thực tế, không ít trường hợp, người đọc morasse còn phát hiện cả lỗi sai kiến thức do tiến độ gấp rút, áp lực thời gian khiến biên tập viên bị “tẩu hỏa” dẫn đến không nhìn thấy.

Rất may là tôi có được những tố chất phù hợp với công việc: Cái đầu minh mẫn tỉnh táo, đôi mắt sáng, tấm lưng khỏe, sự tập trung cao độ, tính cẩn thận, tỉ mỉ, chịu khó, biết tư duy logic, có khả năng kiểm soát được câu chữ, cách diễn đạt…

Đã đọc qua nhiều tờ báo, mỗi tờ có một lĩnh vực riêng: chính trị, kinh tế, tiêu dùng, doanh nhân, tòa án, giáo dục, nhà đất… để  đáp ứng công việc, tôi thường xuyên cập nhật thông tin, tra cứu tư liệu và nhất là đọc, đọc thật nhiều từ những bản tin vụn vặt đến những tác phẩm lớn để làm giàu vốn kiến thức của mình. 

Tuy nhiên, cũng như bất kỳ công việc nào, dù cẩn thận đến đâu cũng khó tránh khỏi sai sót. Lần đó, ngay trang bìa, đứng phía sau tên chức vụ của một đồng chí lãnh đạo đã về hưu, đáng lẽ phải có chữ “nguyên” thì từ tác giả bài viết đến khâu biên tập, đến bộ phận đọc morasse, đến tỉnh táo viên… từng ấy đôi mắt đã không nhìn ra. Báo hại nhà in phải in lại một cặp 4 trang và toàn bộ lực lượng tòa soạn đã được huy động, kể cả các anh chị em bên phát hành, lồng báo đến gần 2 giờ sáng để kịp đến tay bạn đọc.

Một lần nữa rơi vào số đặc biệt, nhưng giá bìa vẫn ghi theo giá cũ. Thế là lại toàn bộ tòa soạn không phân biệt trẻ già trai gái, không kể lực lượng đông đảo “quân chi viện”, mọi người bò ra cắt cắt dán dán. Không khí thật nhộn nhịp khẩn trương.

Với tôi, những lần như vậy, đằng sau cảm giác có lỗi, còn là những kỷ niệm khó quên, nó giúp tôi rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm và đáng quý nhất là nhận ra được giá trị của tinh thần đồng đội, nó khiến chúng tôi thêm gắn kết, thêm yêu thương nhau và yêu thêm công việc của mình.

Là người “nhặt sạn”, gác cổng cuối cùng trước khi bản thảo tờ báo được chuyển đến nhà in, công việc của tôi không có gì đáng để “đao to búa lớn”, để bộc bạch về “vinh quang và cay đắng”. Chúng tôi chỉ có niềm vui và sự trăn trở.

Niềm vui là sáng ra, được cầm tờ báo nóng hổi trên tay, lật từng trang, những trang báo đã đọc nhàu nát bản thảo nhưng vẫn rất mới lạ, rất tinh khôi. Chỉ thế thôi, đã thấy len lỏi một niềm vui thầm lặng. Còn một chút trăn trở chẳng qua là do đặc thù nghề nghiệp: Cái sai trên mặt báo thường đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng trách nhiệm cuối cùng “mặc định” vẫn thuộc về morasse. Với người làm morasse, cho dù bạn có một tỷ lần phát hiện nhiều lỗi rất quan trọng thì cũng được xem là bình thường vì đó là trách nhiệm, là công việc của morasse. Nhưng chỉ cần một lần nào đó sai sót thôi thì người đọc morasse sẽ “lãnh đủ”. Nghề này “công”, “tội” rất khó phân minh (!) 

Sau nhiều năm vừa làm, vừa học hỏi và rèn luyện, từ một nhân viên morasse, tôi đã từng được tín nhiệm trong vị trí là biên tập viên, tổ chức bài vở cho chuyên mục của một tờ báo điện tử. Nhưng hễ ở đâu có nhu cầu cần morasse ngỏ ý là tôi lại hớn hở nhận lời.

Một tác phẩm báo chí ra đời có phần góp công của của bộ phận soát morasse. Ảnh TL

Một tác phẩm báo chí ra đời có phần góp công của của bộ phận soát morasse. Ảnh TL

Tôi biết ơn nghề morasse vì trước hết nó đã giúp tôi tiếp cận được giấc mơ nghề nghiệp từ thuở bé, giúp tôi kiếm tiền nuôi con trong những ngày “lênh đênh” của cuộc đời mình. Nghề morasse tạo nên sự nhạy bén, linh cảm đôi khi rất khó lý giải. Nó giúp tôi làm giàu vốn sống, thu thập được nhiều nguồn thông tin qua từng bài viết của phóng viên.

Tôi viết những dòng này trong một ngày tháng sáu - ngày tôn vinh nghề báo và những người làm báo - trong niềm vui, hạnh phúc lẫn đôi điều trăn trở về nghề nghiệp. Cùng một chút nặng lòng khi thời gian gần đây, thỉnh thoảng có bài báo đưa tựa bài không cẩn thận, diễn đạt không rõ ràng, sai ngữ pháp… làm sai lệch thông tin khiến độc giả không hài lòng. Tôi mong rằng những người làm morasse - trong đó có tôi - cẩn thận một chút, tỉ mỉ một chút để nghề đọc morasse được nhìn nhận đúng nghĩa là một quy trình không thể thiếu khi cho ra đời một tác phẩm báo chí.

Tin khác

Văn hoá - Xã hội
Trailer phim công bố những hình ảnh đầu tiên khiến khán giả nhói lòng: Ai sẽ chăm sóc mẹ già khi gia đình có 5 người con đều có lý do bận mưu sinh? Câu hỏi như chạm đến nhiều suy tư của khán giả, khi điều này không thiếu trong xã hội đương đại.
7 giờ
Văn hoá - Xã hội
Chương trình có chủ đề TKO Concert 01 - Huong live in Tokyo diễn ra Nhật Bản vào ngày 20/4. Đây là chương trình mở đầu cho dự án âm nhạc TKO Concert do Xin chào live music phối hợp với Sun shine group (Nhật Bản) tổ chức.
7 giờ
Văn hoá - Xã hội
Vào khoảng 19h40 ngày 1/4, từ một căn nhà ven kênh Đôi, bờ Nam, thuộc phường 2, quận 8 (TP.HCM), ngọn lửa bùng phát, lan ra thành một đám cháy dữ dội, thiêu rụi nhiều căn nhà. Rất may không có thương vong về người.
16 giờ
Văn hoá - Xã hội
Quán quân 'Tuyệt đỉnh song ca 2018' Khưu Huy Vũ vừa có chuyến lưu diễn Đài Loan, tham gia show diễn từ thiện đầu năm. Nam ca sĩ cảm động khi nhận được tình cảm của khán giả nồng nhiệt dành cho nghệ sĩ.
1 ngày
Văn hoá - Xã hội
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng vừa công bố diva Mỹ Linh là vị khách mời đặc biệt đầu tiên sẽ xuất hiện trong liveshow Ngày em thắp sao trời ở cả 2 đêm diễn tại TP.HCM và Hà Nội.
1 ngày
Văn hoá - Xã hội
Đinh sư phụ - một bộ phim hành động, tình cảm gia đình pha yếu tố hài hước do Bảo Phúc Media thực hiện đã chính thức ra mắt khán giả. Bộ phim kể về võ sư Ngọc Đinh (Đinh sư phụ) lui về ở ẩn bốc thuốc chữa bệnh cho bà con dân làng.
1 ngày
Văn hoá - Xã hội
Ở đâu đấy trong cái nắng nung người, Sài Gòn vẫn có một khoảng rất xanh, rất bình yên, trong ký ức của mỗi người Sài Gòn khi mùa hoa tháng tư về. 
1 ngày
Văn hoá - Xã hội
Herbalife Việt Nam, một trong những công ty hàng đầu về sức khỏe và thể chất, là nhà tài trợ chính thức của Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong (Tiền Phong Marathon) lần thứ 65 được tổ chức từ ngày 29 - 31/ 3 tại tỉnh Phú Yên.
2 ngày
Văn hoá - Xã hội
Tối ngày 31/3, ca sĩ Cẩm Vân ra mắt MV “Hành hương trên đồi cao”, sáng tác của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. MV được đạo diễn Tùng Phan thực hiện tại Cao Bằng với những cảnh quay đẹp và hùng vĩ.
2 ngày
Văn hoá - Xã hội
Khi ta đang “cất giữ” bố mẹ ở trong một căn hộ chung cư đầy tiện nghi hiện đại chỉ vì điều đó thuận tiện cho chúng ta. Chúng ta đã thực sự thấu tỏ nỗi niềm của họ chưa?
4 ngày
Văn hoá - Xã hội
Chương trình có sự kết hợp của các nghệ sĩ mà Bamboo Artic độc quyền như: Nhạc trưởng Dustin Tiêu, Music Producer | DJ Huy Ngô, Vocalist Ngọc Khuê, Vocalist Viết Thu và Đạo diễn Tùng Leo, diễn ra vào lúc 19g30 tại Nhà hát Quân Đội, TP.HCM vào ngày 30/3.
4 ngày
Văn hoá - Xã hội
Ngày 29/3, TP Đà Nẵng công bố Chương trình kích cầu và thu hút khách du lịch đến Đà Nẵng năm 2024 - Enjoy Danang 2024, đồng thời giới thiệu Miss Peace Vietnam 2022 Trần Thị Ban Mai là Đại sứ truyền thông của chương trình.
4 ngày
Văn hoá - Xã hội
Chiều 29/3, hội sách lớn nhất TP Vinh đã chính thức mở cửa chào đón người dân xứ Nghệ với hơn 12.000 đầu sách đến từ các nhà sách như Phương Nam, Fahasa, First News, Saigon Books, Thái Hà Books, NXB Kim Đồng... mang đến không gian thưởng thức văn hoá trí thức cuối tuần cho độc giả miền Trung.
5 ngày
Văn hoá - Xã hội
Ưng Hoàng Phúc đã chính thức cho ra mắt MV Mặc định anh sai sau một tuần thả thính người hâm mộ. Đây chính là dòng nhạc sở trường làm nên tên tuổi của Ưng Hoàng Phúc, thế nên việc anh đầu tư vào một bản ballad chẳng khác nào như 'cá gặp nước'.
5 ngày
Văn hoá - Xã hội
Thái Hoà cùng dàn diễn viên chính của phim Cái giá của hạnh phúc như: Siêu mẫu Xuân Lan, Uyển Ân, Trương Thanh Long, Lâm Thanh Nhã,Trâm Anh, Hạ Anh, Bé Quyên,... đã có buổi show case, giới thiệu những hình ảnh của một gia đình thượng lưu, trong đó ông chủ Đinh Công Thoại (Thái Hoà đóng), có những cảnh diễn ấn tượng.
5 ngày
Xem thêm