Thứ tư, 09/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Ngân sách Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch: Cần linh hoạt cách tiếp cận, triển khai

Diễm Ngọc
- 07:45, 28/05/2021

(DNTO) - Dự thảo kinh phí cho Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch là tin vui đối với các doanh nghiệp kinh doanh, đầu tư phát triển du lịch. Nhưng triển khai và tiếp cận kinh phí thế nào, vẫn còn những băn khoăn...

Đẩy mạnh tuyên truyền hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, đó không chỉ là mục tiêu ưu tiên của các doanh nghiệp trong thời dịch hay hậu Covid-19 mà còn ở mọi thời kỳ phát triển khác nhau. Hạng mục này được nằm trong danh mục ưu tiên tiếp cận nguồn kinh phí hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, theo dự thảo kinh phí cho Quỹ này.  

Quảng bá, xúc tiến hoạt động du lịch được ưu tiến tiếp cận ngân sách theo Dự thảo kinh phí cho Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch.

Quảng bá, xúc tiến hoạt động du lịch được ưu tiến tiếp cận ngân sách theo Dự thảo kinh phí cho Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch.

Khi được hỏi về vấn đề Dự thảo kinh phí cho Quỹ, nhiều chuyên gia du lịch đều công nhận, đây là một trong những sự quan tâm cần với du lịch. Chưa lúc nào ngành du lịch lại nhận được sự quan tâm lớn như bây giờ.

Ngoài tác động khách quan vì dịch bệnh thì hoạt động xúc tiến, quảng bá của du lịch Việt Nam thực tế còn thieeus tính chuyên nghiệp, chưa nhiều kinh nghiệm, nguồn nhân lực yếu và kinh phí thấp. Việc thành lập và sớm triển khai Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch vì vậy là điểm sáng đối với ngành. Tuy nhiên, xoay quanh đó, từ lúc được thành lập cho đến nay đã gần 3 năm, một thực tế là Quỹ vẫn chưa nhiều...hoạt động thực tế. Trong khi đó, xúc tiến, quảng bá du lịch của doanh nghiệp của ngành thì vẫn phải làm.

Theo đại diện công ty du lịch Trans Viet, hiện nay, ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến, quảng bá còn khá khiêm tốn, chỉ tầm 2 triệu USD trong khi các nước tại khu vực cũng đã dành ra cả hơn 100 triệu USD. Mà chi tiêu lại phân tán, chưa tập trung.

Tại dự thảo ngân sách cho Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, Nhà nước sẽ bố trí vốn cho Quỹ khoảng 300 tỷ và huy động các nguồn lực khác. Chưa nói tới nguồn kinh phí này ít nhiều, phân bổ ra sao, mà câu hỏi đặt ra là việc tiêu tiền sẽ được quản lý như thế nào cho hiệu quả? Các doanh nghiệp trong ngành mong muốn thấy một chiến lược tổng thể, bài bản, để hình dung ra bức tranh toàn cảnh cho phát triển du lịch trong giai đoạn tới bao gồm cả vai trò của Quỹ, kế hoạch "tiêu tiền" cụ thể của Quỹ trong bức tranh đó. 

Ông Phùng Quang Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam cho rằng Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch của một quốc gia cần có đề án rất cụ thể về cách thức thành lập và sử dụng quỹ. Trong đó, cần có sự đóng góp ý kiến từ cơ quan quản lý, chuyên gia du lịch cũng như bản thân doanh nghiệp - những người có trách nhiệm đóng quỹ và hưởng lợi ích từ quỹ này.

“Ngoài ra, đây là Quỹ của quốc gia, do vậy đơn vị quản lý và vận hành đương nhiên phải do cơ quan quản lý Nhà nước đảm trách, nhưng cần có sự tham gia giám sát của cơ quan khác. Khi triển khai một cách bài bản, cụ thể, rõ ràng thì cũng không khó khăn gì trong việc triển khai công tác xúc tiến hình ảnh du lịch Việt Nam”, ông Thắng nói.

Nhiều doanh nghiệp cũng đồng thời nêu quan điểm rằng, việc ban hành dự thảo về ngân sách Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch của Bộ Tài chính là rất kịp thời, trong bối cảnh đây là ngành đang rất cần nhiều trợ lực.

Theo TS. Lê Văn Minh, Phó Trưởng phòng Nghiên cứu chiến lược, chính sách và môi trường Du lịch, Viện nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam, trong đại dịch, các ngành dịch vụ nói chung và đặc biệt là ngành du lịch bị thiệt hại nặng nề nhất. Trong nhiều tháng, không có khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa bị hạn chế, các doanh nghiệp hầu như không hoạt động kinh doanh, số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động ngày càng tăng. Hướng dẫn viên và nhân viên khách sạn, lữ hành phải chuyển sang làm việc ở nhiều ngành, nghề khác, đó là một thực trạng đáng buồn.

“Trong lúc này, Nhà nước nên có những chính sách thiết thực hỗ trợ về việc làm, tạo thu nhập cho doanh nghiệp và người lao động trước tiên. Có thể nhiều doanh nghiệp du lịch sẽ có những thay đổi hướng kinh doanh, trong đó không ngoại trừ hướng tư vấn và đào tạo nghiệp vụ du lịch. Với hướng đi này, Nhà nước cần ủng hộ và có chính sách phù hợp như tạo điều kiện cấp phép mở rộng lĩnh vực kinh doanh mới cho các doanh nghiệp”, TS. Lê Văn Minh đề xuất.

Hiện nay, ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến, quảng bá còn khá khiêm tốn.

Hiện nay, ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến, quảng bá còn khá khiêm tốn.

Bà Lê Thị Thương, đại diện công ty Cổ phần Đào tạo và Phát triển du lịch Việt Nam cũng cho rằng, trong dự thảo của Bộ Tài chính nêu sẽ hỗ trợ tối đa đến 50% kinh phí từ Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch cho các công tác về nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm du lịch... “Nhưng cụ thể về việc hỗ trợ này thế nào và doanh nghiệp cần làm gì để được hỗ trợ thì doanh nghiệp hiện chưa nắm được. Hơn nữa, trong giai đoạn khó khăn, việc mở tour, bán tour, liên kết các điểm du lịch, khách sạn rất ngặt ngèo, thậm chí rủi ro về nhiều mặt. Doanh nghiệp tập trung mạnh vào việc đào tạo nguồn nhân lực để tạo nền tảng vững mạnh hơn khi mọi thứ phục hồi, vậy những hoạt động này, doanh nghiệp du lịch có nhận được hỗ trợ không?”, bà Thương băn khoăn.

Ông Lê Tuấn Anh, Giám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch cho biết, Dự thảo vừa mới được ban hành, hiện nay Quỹ mới bắt tay vào giai đoạn sắp xếp các cơ cấu tổ chức, cách thức vận hành tài chính, cơ chế phối hợp và các định hướng khác. Chính vì vậy, sau khi đi vào ổn định, Quỹ sẽ có những thông tin chính thức và sâu rộng hơn để hỗ trợ các doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Một làn sóng chấn động đã lan khắp các thị trường châu Á vào phiên giao dịch ngày 8/7, nhưng không theo cách mà nhiều người vẫn dự đoán.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tâm lý lo lắng của người dân đã lan ra tiêu dùng, cùng đó sự chậm lại của vòng quay tiền trong nền kinh tế dù cung tiền đẩy ra nhiều là nguyên nhân dẫn đến thực tế trên, theo TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách của Thủ tướng.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tác động thuế quan với các doanh nghiệp có thể xuất hiện trong quý 3 và quý 4 tới đây. Khi mức định giá của thị trường đã không còn rẻ, VN-Index được cho sẽ hướng tới vùng giá mục tiêu 1.420 điểm, khó vượt lên vùng đỉnh lịch sử năm 2022, SHS Research cho biết.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Dù còn phải chờ đợi thêm công bố chính thức về thuế quan từ Mỹ nhưng theo nhiều chuyên gia, hiện tại các yếu tố nội lực tích cực sẽ đóng vai trò then chốt hơn so với hoạt động xuất khẩu trong quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chứng khoán bật tăng hơn 7 điểm trong phiên sáng, tuy nhiên phiên chiều có thời điểm chỉ số rơi xuống hơn 10 điểm, kết phiên VN-Index vẫn giảm so với phiên hôm qua khi thông tin thuế đối ứng Mỹ áp cho Việt Nam xuất hiện trên trang mạng xã hội của ông Donald Trump.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tổng thống Mỹ, Donald Trump, công bố một thỏa thuận thương mại bước đầu đã được thiết lập với Việt Nam, trong đó thuế xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ sẽ vào khoảng 20%, trong khi hàng hóa từ Mỹ vào nước ta sẽ được miễn thuế hoàn toàn.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhóm cổ phiếu chứng khoán đồng loạt bật tăng trong phiên giao dịch ngày 2/7 đã kéo thị trường đi lên. VN-Index kết phiên tăng 7 điểm vượt ngưỡng 1.380 điểm.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 30/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) có hiệu lực vào ngày 15/10 tới đây sẽ đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, theo đó lợi nhuận của nhiều ngân hàng dự báo sẽ tăng, giúp nhóm cổ phiếu này được hưởng lợi.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Các quyết định đầu tư chứng khoán ngày càng khó khăn hơn khi thị trường có nhiều ẩn số đang chờ lời giải như thông tin thuế quan, kết quả kinh doanh quý 2 các doanh nghiệp niếm yết, giá vàng bất ngờ đảo chiều...
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trong bối cảnh nền kinh tế số bùng nổ, các quốc gia Đông Nam Á đang đồng loạt hành động để đảm bảo công bằng và chống thất thu thuế từ lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT). Indonesia và Việt Nam là hai ví dụ điển hình mới nhất, mỗi nước áp dụng một cách tiếp cận riêng nhưng cùng chung mục tiêu đưa hàng triệu nhà bán hàng online vào khuôn khổ thuế.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới ra thông báo khuyến cáo khách hàng cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo rong hoạt động mua bán vàng miếng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia VPBankS đã chỉ ra các nguyên nhân khiến tỷ giá tiếp tục tăng trong bối cảnh đồng đô la tiếp tục giảm.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chiều 26/6, giá xăng dầu tiếp tục tăng theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính. Đây là điều chỉnh tăng lần thứ 5 liên tiếp. Theo đó, giá xăng RON 95 tiến gần mốc 22.000 đồng/lít.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Malaysia quyết định dừng áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội và thép không hợp kim từ Việt Nam sau 5 năm áp dụng, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thép.
1 tuần
Xem thêm