Chủ nhật, 06/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Năm 2021 sẽ mở ra vận hội phát triển mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Hương Giang
- 16:21, 05/04/2021

(DNTO) - TS. Nguyễn Sơn, Chủ tịch Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) cho rằng, năm 2021, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục chịu nhiều tác động đa chiều từ bối cảnh kinh tế quốc tế và trong nước, nhưng thị trường sẽ vẫn giữ được đà tăng trưởng của năm 2020.

Năm 2021 sẽ mở ra vận hội phát triển mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Ảnh: T.L

Năm 2021 sẽ mở ra vận hội phát triển mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Ảnh: T.L

Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2021 có nhiều thách thức và cơ hội đan xen

Có thể nói những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2021 và những năm tiếp theo đan xen lẫn nhau và đòi hỏi cần có những quyết sách kịp thời và hợp lý.

Theo ông Sơn, nhu cầu vốn cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam là khá lớn, ngoài yếu tố phục hồi phát triển của khu vực doanh nghiệp hậu dịch Covid-19, thì nhu cầu vốn cho phát triển và dịch chuyển khu vực doanh nghiệp FDI từ các quốc gia khu vực về Việt Nam khá lớn (dịch chuyển các doanh nghiệp Hàn Quốc; Nhật Bản từ thị trường Trung Quốc sang Việt Nam); nhu cầu vốn cho khu vực bất động sản, xây dựng, du lịch nghỉ dưỡng; năng lượng sạch (điện gió; điện mặt trời) là khá lớn. Trong khi nguồn vốn tín dụng ngân hàng tập trung vào các dòng vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất, kinh doanh. Do đó nguồn vốn từ thị trường chứng khoán sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong cấp vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế (trái phiếu doanh nghiệp; cổ phiếu).

Tuy nhiên ông Sơn cho rằng, những vấn đề đặt ra cho thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2021 cũng rất lớn. Đó là tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn nhà nước trong các doanh nghiệp đã cổ phần hoá khá chậm, ngoài yếu tố do thị trường chứng khoán hồi phục chậm còn có yếu tố quan ngại, sợ rủi ro pháp lý liên quan đến bán tài sản nhà nước. Qua đó, làm chậm quá trình đưa doanh nghiệp lên sàn niêm yết để tạo sự minh bạch và huy động vốn phát triển.

Thứ hai là vấn đề nâng hạng thị trường từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi vẫn gặp nhiều trở ngại về phap lý và chính sách cần nhiều thời gian để tháo gỡ (vấn đề tham gia của nhà đầu tư nước ngoài; tự do hoá tài khoản vốn; quản trị công ty và tính minh bạch về công bố thông tin;

Vấn đề nữa là rủi ro lan truyền từ các khu vực thị trường liên thông (bất động sản; ngoại hối; tiền kỹ thuật số...), gây nên những cơn sốt ảo về BĐS về chứng khoán.

Hệ thống công nghệ thông tin cho toàn thị trường còn có những trợ ngại nhất định cho sự tăng trưởng của thị trường (hệ thống công nghệ thông tin nghẽn lệnh; chậm đầu tư và đưa vào vận hành hệ thống mới, qua đó cho phép đưa vào các nghiệp vụ mới như giao dịch trong ngày (day trading); bán chứng khoán chờ về; thanh toán bù trừ đối tác trung tâm (CCP) vào vận hành.

Đặc biệt, công tác thanh tra, giám sát và cưỡng chế thực thi các giao dịch làm giá, thao túng giá, giao dịch không công bằng và lôi kéo giữa các thị trường (thị trường cơ sở; thị trường phái sinh...).

Những giải pháp hỗ trợ thị trường năm 2021

Đưa ra giải pháp hỗ trợ cho thị trường chứng khoán phát triển bền vững trong năm 2021, trên nền tảng và cơ sở pháp lý cho sự phát triển thị trường chứng khoán đã xây dựng trong năm qua, bước sang năm 2021, Chủ tịch VSD nhấn mạnh, ngành chứng khoán cần tập trung triển khai các mục tiêu trọng tâm, bao gồm tập trung nỗ lực đưa các quy định, chính sách mới của Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn Luật vào thực tiễn để hỗ trợ cho doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, tạo động lực thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển bền vững. Đồng thời, xây dựng và hoàn thiện Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai giai đoạn 2021-2030 để định hình mục tiêu, giải pháp về lộ trình phát triển thị trường chứng khoán - thị trường vốn dài hạn.

Thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá là thị trường phục hồi mạnh nhất Đông Nam Á. Ảnh: T.L

Thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá là thị trường phục hồi mạnh nhất Đông Nam Á. Ảnh: T.L

Hoàn thành dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động giao dịch, thanh toán nhằm triển khai các sản phẩm tài chính mới và thực hiện cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực chứng khoán.

Bên cạnh đó, đẩy nhanh việc cơ cấu lại thị trường chứng khoán, xây dựng lộ trình cơ cấu lại các thị trường cổ phiếu, trái phiếu và phái sinh theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa; tiếp tục tái cơ cấu hệ thống các định chế trung gian trên thị trường theo định hướng của Chính phủ.

Đặc biệt theo ông Sơn, cần tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, gắn với niêm yết trên thị trường chứng khoán để tăng quy mô và chất lượng hàng hóa, tăng tính thanh khoản cho thị trường và tăng nguồn cung cho thị trường. Nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát thị trường chứng khoán và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; tăng cường năng lực giám sát, quản lý, cưỡng chế và thực ti của cơ quan quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Cần hoàn thiện cấu trúc tổ chức thị trường thông qua việc đưa Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam vào hoạt động (công ty mẹ của hai Sở Giao dịch Hà Nội và Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM), và đưa Tổng Công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam vào vận hành thay cho Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam.

“Với những nhân tố nâng đỡ và hỗ trợ từ bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước, trên nền những thành công mà thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được trong năm 2020, song song với các giải pháp mục tiêu trên đây, khi Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp sửa đổi có hiệu lực, hệ thống công nghệ thông tin mới của toàn thị trường được triển khai sẽ tạo nền tảng pháp lý và công nghệ mới giúp nâng tầm thị trường, thúc đẩy tính minh bạch và hiệu quả của các thành viên thị trường”, ông Sơn nói.

Tin nên đọc

Ngoài ra, việc tái cấu trúc thị trường với sự ra đời của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, việc chuyển đổi Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thành Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam theo quy định của Luật Chứng khoán năm 2019, cũng như việc tái cơ cấu các tổ chức tham gia thị trường, tái cơ cấu nguồn cung cũng hứa hẹn sẽ đưa thị trường phát triển ngày càng bền vững, hiệu quả với nhiều dấu ấn mới.

“Nhìn chung, đánh giá lại xu hướng phát triển của thị trường tài chính thế giới cũng như các nhân tố tác động đa chiều trên đây, đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, năm 2020 thuận lợi và thời cơ sẽ nhiều hơn nguy cơ và thách thức; nếu biết nắm bắt thuận lợi và thời cơ để vượt qua năm 2021 ngoạn mục thì năm 2021 sẽ là năm tạo ra bước tiến quan trọng đưa thị trường lên tầm cao mới với các nấc thang giá trị mới và khẳng định được vị thế của thị trường chứng khoán Việt Nam trên trường quốc tế. Có thể nói năm 2021 sẽ mở ra “vận hội phát triển mới” cho thị trường”, ông Sơn nhấn mạnh.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.
7 giờ
Tài chính - Thị Trường
Mức thuế chống bán phá giá đưa ra với nhiều doanh nghiệp cụ thể dao động từ 39,84 đến 59%, trong khi các đơn vị còn lại, không được xác định đơn lẻ, khả năng chịu mức cao nhất lên tới 88%.
11 giờ
Tài chính - Thị Trường
Vn-Index đã giảm chậm lại khi chỉ còn mất 19 điểm trong phiên. Nhà đầu tư chứng khoán đứng trước nhiều cơ hội giải ngân và cũng không ít thách thức.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chỉ số Vn-Index lao dốc, có thời điểm chỉ số mất gần 90 điểm, con số lịch sử của chỉ số này. Giá trị giao dịch tăng vọt hơn 44 ngàn tỷ đồng trên cả ba sàn sau khi chính sách thuế của Tổng thống Donald Trump được ban bố.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thông tin từ HoSE, ngày 5/5 tới, hệ thống công nghệ thông tin cho thị trường chứng khoán Việt Nam dự kiến vận hành chính thức.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Mùa công bố kết quả kinh doanh chuẩn bị khi quý 1 đã chính thức khép lại. Ngành bất động sản luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư với nhiều dự báo được đưa ra.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu có thể tăng từ 0,3-1,9% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhiều cổ phiếu cao su từng tăng bốc đầu hơn 20% kể từ đầu năm, tuy nhiên vài phiên trở lại đây nhóm này lại đồng loạt giảm mạnh khi khá nhiều thách thức đặt ra trong bối cảnh mới.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Lực bán mạnh trước tâm lý lo ngại của nhà đầu tư đã khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, lùi gần về mốc 1.300 điểm, sau tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về việc thuế đối ứng có thể nhắm vào tất cả các quốc gia.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhiều công ty chứng khoán đặt ra mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đạt hai con số, cao vượt bậc so với nhiều năm qua.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thông báo từ nhà sáng lập thương hiệu Vua Cua, chị Đoàn Thị Anh Thư, sau 9 năm phát triển, Vua Cua sẽ dừng phát triển tại thị trường Việt Nam.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Quyết định của Tổng thống Donald Trump vào ngày 26/3 về việc áp dụng mức thuế 25% với ô tô nhập khẩu xuất phát từ một mục tiêu chính trị rõ ràng: bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước. Tuy nhiên, kết quả của chính sách này không hoàn toàn mang lại những lợi ích như kỳ vọng mà kéo theo hàng loạt hệ lụy tiêu cực.
1 tuần
Bất động sản
Khi các kênh đầu tư đều có nhiều yếu tố hấp dẫn nhưng cũng có không ít rủi ro đi kèm, việc lựa chọn kênh đầu tư phù hợp trở nên khó hơn với nhà đầu tư.
1 tuần
Xem thêm