Thứ hai, 07/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Hòa Phát có thể bị ảnh hưởng tiêu cực nếu tăng thuế xuất khẩu thép lên 5%

Hương Giang
- 20:00, 23/07/2021

(DNTO) - Các doanh nghiệp xuất khẩu phôi thép lớn như Tập đoàn Hòa Phát (mã: HPG), hay TungHo, có thể sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực trong ngắn hạn nếu mức thuế xuất khẩu thép tăng từ 0% lên 5%.

Bộ Tài chính vừa đề xuất điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu thép nhằm hạ nhiệt đà tăng của giá thép nội địa. Ảnh: T.L

Bộ Tài chính vừa đề xuất điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu thép nhằm hạ nhiệt đà tăng của giá thép nội địa. Ảnh: T.L

Vừa qua, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu thép nhằm hạ nhiệt đà tăng của giá thép nội địa. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trung bình giá thép xây dựng nội địa trong quý 2/2021 đạt 16,7 triệu đồng/tấn, tăng mạnh 50% so với cùng kỳ năm 2020 và 39% so với thời điểm cuối năm 2020.

Trong dự thảo, Bộ Tài chính cho rằng giá thép cao đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ giải ngân của các dự án đầu tư công và tăng chi phí đầu vào của nhiều ngành sản xuất. Do đó, Bộ trình Chính phủ phương án điều chỉnh mức thuế suất, nhằm hạ nhiệt đà tăng của giá thép.

Doanh nghiệp bị tác động ra sao nếu tăng 5% thuế xuất khẩu mặt hàng phôi thép?

Theo số liệu của VSA, các doanh nghiệp thép nội địa (chỉ tính thành viên của VSA) đã xuất khẩu 748.756 tấn phôi thép vuông trong 5 tháng đầu năm 2021.

Đáng chú ý, Tập đoàn Thép Hòa Phát (HPG), là doanh nghiệp xuất khẩu phôi thép vuông lớn nhất, với 560.262 tấn, trong khi TungHo là doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu phôi vuông/tổng sản lượng tiêu thụ thép của doanh nghiệp lớn nhất (22%). Như vậy, nếu mức thuế xuất khẩu tăng từ 0% lên 5% có thể sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực nhất đến TungHo và HPG.

Đối với HPG, do việc nguồn cung thép toàn cầu thiếu hụt, công ty đã duy trì sản lượng xuất khẩu phôi thép ở mức cao trong 4 tháng đầu năm 2021 nhằm tận dụng mức giá bán và biên lợi nhuận tốt của sản phẩm.

Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu phôi thép của HPG đã giảm mạnh trong tháng 5-6/2021, chỉ còn chiếm dưới 8% tổng sản lượng tiêu thụ thép toàn công ty, thấp hơn đáng kể so với mức 23,2% trong tháng 1/2021 và 26% của trung bình năm 2020.

Theo ban lãnh đạo HPG, định hướng của công ty là giảm dần hoạt động bán phôi thép và tập trung tiêu thụ thành phẩm – thép dài (với biên lợi nhuận cao hơn và đã bắt đầu vận hành hết công suất kể từ tháng 3/2021) tại thị trường nội địa trong dài hạn.

HPG cũng đang chạy thử nhà máy cán thép số 3 (tại Khu liên hợp Gang thép Dung Quất, công suất 1 triệu tấn/năm) và dự kiến sẽ đi vào sản xuất thương mại trong năm nay, từ đó giúp công ty giảm áp lực phải bán bán thành phẩm – phôi thép khi năng lực sản xuất thép thành phẩm chưa đáp ứng đủ nhu cầu.

Tại "Báo cáo ngành thép: Cổ phiếu ngành thép dưới tác động của Dự thảo điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu", do Công ty Cổ phần chứng khoán VNDIRECT mới phát hành,  VNDIRECT cũng lưu ý rằng, nhờ dây chuyền sản xuất linh hoạt, HPG có thể điều chỉnh sản lượng sản xuất phôi thép vuông và phôi thép dẹt (dùng để sản xuất thép cuộn cán nóng – HRC, sản phẩm mà thép Việt Nam đang phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu) ở một tỷ lệ nhất định trong 5,6 triệu tấn phôi thép tại Khu liên hiệp Dung Quất (theo công suất thiết kế).

Do đó VNDIRECT cho rằng mức thuế suất xuất khẩu phôi thép nếu được áp dụng có thể sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến HPG trong ngắn hạn, tuy nhiên mức độ tác động là không quá lớn.

Trong kịch bản tiêu cực, VNDIRECT giả định HPG sẽ tiếp tục xuất khẩu khoảng 100.000 tấn phôi thép/tháng trong 6 tháng cuối năm 2021 và chịu hoàn toàn 5% chi phí thuế xuất khẩu, khi đó lợi nhuận trước thuế của công ty sẽ giảm khoảng 435 tỷ đồng, tương đương 1,3% dự phóng lợi nhuận cả năm 2021 của VNDIRECT.

Mặt khác, việc tăng thuế xuất khẩu phôi thép có thể sẽ khiến các doanh nghiệp xuất khẩu bán sản phẩm này vào thị trường nội địa, khiến giá phôi thép giảm trong thời gian tới. Tuy nhiên, công ty xuất khẩu phôi thép vuông lớn nhất – HPG sẽ giảm sản lượng bán bán thành phẩm trong nửa cuối năm 2021 và 2022, do đó sản lượng phôi thép bán vào thị trường nội địa sẽ không đáng kể trong thời gian này.

Dự thảo sẽ được trình Chính phủ nghiên cứu trước khi có hiệu lực chính thức. Nguồn: VNDIRECT.

Dự thảo sẽ được trình Chính phủ nghiên cứu trước khi có hiệu lực chính thức. Nguồn: VNDIRECT.

Tuy nhiên theo VNDIRECT, tác động của việc điều chỉnh thuế lần này không quá lớn đối với các doanh nghiệp thép đang niêm yết.

Cụ thể, trong trường hợp chênh lệch giá phôi trong nước và quốc tế không quá lớn, các doanh nghiệp có thể sẽ hạn chế xuất khẩu và chuyển sang bán trong nước hoặc tập trung cán thép thành phẩm. Nguồn cung thép gia tăng sẽ phần nào tác động đến giá thép nội địa.

Bên cạnh đó, mức thuế 5% đối với sản phẩm phôi thép sẽ ảnh hưởng nhẹ đến các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm này.

Đối với Tập đoàn Hòa Phát, nếu công ty vẫn duy trì việc xuất khẩu phôi thép như trong 6 tháng đầu năm và chịu toàn bộ phần thuế tăng lên, thì lợi nhuận trước thuế có thể giảm 435 tỷ đồng (tương đương 1,3% lợi nhuận dự báo cả năm 2021 của VNDIRECT).

Bên cạnh đó, nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm dự kiến bị giảm thuế là không quá lớn, trong khi giá thép xây dựng Việt Nam đang thấp hơn 8% so với Trung Quốc, do đó rủi ro thép nhập khẩu cạnh tranh với thép nội địa là thấp, theo quan điểm của VNDIRECT.

Tác động của doanh nghiệp nếu giảm 5-10% thuế nhập khẩu một số mặt hàng thép xây dựng

Cũng theo nhận định của VNDIRECT, trong trường hợp giảm 5-10% thuế nhập khẩu một số mặt hàng thép xây dựng, thì tác động lên các doanh nghiệp thép niêm yết cũng không đáng kể.

Lý do theo VNDIRECT, từ đầu năm 2020, giá thép xây dựng nội địa của Việt Nam thường xuyên thấp hơn so với Trung Quốc và hiện tại đang ở mức thấp hơn 8%. Thứ nữa, các doanh nghiệp xuất khẩu thép vào Việt Nam sẽ phải chịu thêm chi phí vận chuyển.

Bên cạnh đó, theo Quyết định 918 của Bộ Công thương, các sản phẩm thép dài nhập khẩu vào Việt Nam đang chịu mức thuế tự vệ 7,9% từ ngày 22/3/2021- 21/3/2022, trước khi bị giảm xuống mức 6,4% từ ngày 22/3/2022- 31/3/2023. Như vậy, nếu như mức thuế nhập khẩu được giảm 5-10% thì giá thép xây dựng Việt Nam vẫn đang rẻ hơn khoảng 20% so với giá thép nhập khẩu.

Cũng trong dự thảo của Bộ Tài chính, nhu cầu nhập khẩu đối với các sản phẩm thép dài được đề xuất giảm thuế nhập khẩu lần này cũng không quá lớn. Do đó, VNDIRECT cho rằng tác động của việc giảm thuế nhập khẩu đến các doanh nghiệp thép nội địa là không đáng kể.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 ước đạt 11,72 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức cao nhất 6 tháng đầu năm từ năm 2021 đến nay.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vừa qua, Techcombank đã phối hợp cùng các đối tác toàn cầu như Arton Capital và SI Group tổ chức thành công chuỗi Hội thảo Quản lý Gia sản với sự tham dự của những doanh nhân, nhà đầu tư sở hữu doanh nghiệp có doanh thu hàng đầu Việt Nam.
4 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Tại Diễn đàn Thương mại Xanh 2025 diễn ra ngày 1/7, Tập đoàn SCG đã giới thiệu chiến lược ESG 4 Plus và mô hình Thành phố Carbon thấp Saraburi từ Thái Lan, được chứng minh hiệu quả trong việc thúc đẩy chuyển đổi xanh.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sacombank tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng khi lần thứ 4 liên tiếp được Tạp chí tài chính quốc tế The Asset bình chọn là “Ngân hàng có hoạt động ngoại hối và thị trường vốn tốt nhất Việt Nam 2025” (Best in Treasury and Working Capital SMEs Vietnam) trong khuôn khổ giải thưởng The Asset Triple A Award 2025.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Anh Đỗ Tấn Quy đề cao yếu tố chất lượng và an toàn khi mua chiếc ô tô đầu tiên. Sau một thời gian sở hữu, trải nghiệm VinFast VF 6 với nhiều kỷ niệm khó quên, chủ xe này càng khẳng định quyết định đó là đúng đắn.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ba doanh nhân trẻ đại diện cho lực lượng khởi nghiệp nông nghiệp Việt Nam vừa có chuyến công tác và học tập tại Hàn Quốc trong khuôn khổ chương trình đào tạo nông nghiệp tiên tiến và giao lưu thanh niên hai nước do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức. Đoàn công tác do ông Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam làm Trưởng đoàn.
5 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Sàn thương mại điệu tử EcoHub chính thức ra mắt dành riêng cho các doanh nghiệp Xanh, sản phẩm Xanh trong nước. Tuy nhiên, làm sao để sàn hoạt động hiệu quả, thực chất là điều được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay?
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Khu vực Cầu Giấy (Hà Nội) chính thức có trạm sạc siêu nhanh quy mô lớn đầu tiên của V-Green với 40 cổng sạc 120 kW, mở 24/7, đáp ứng nhu cầu sạc ngày càng cao của cộng đồng chủ xe điện VinFast.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Phù Yên (Sơn La) hiện có khoảng 22.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và tạo được hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của nông dân.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
VinFast VF 7 đang là ngôi sao thu hút khách hàng trẻ bởi thiết kế “gây mê”, sức mạnh vượt xa xe xăng cùng phân khúc cùng chi phí sở hữu quá lời.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
VinFast VF 9 đang là “ngôi sao sáng” trong phân khúc SUV điện hạng E, với thiết kế sang trọng, công nghệ tiên tiến, chính sách giá cạnh tranh và khả năng tiết kiệm vượt trội.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Từng sở hữu nhiều xe tiền tỷ, anh Phạm Ngọc Dương (Hà Nội) “dừng lại” với VinFast VF 9 vì trải nghiệm vượt mong đợi về sản phẩm cũng như dịch vụ hậu mãi. Chiếc xe đã đồng hành với vị doanh nhân này trên hàng chục nghìn cây số dọc đất nước.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tại các nước châu Âu, một trong những nơi tiêu thụ thịt nhiều nhất trên thế giới, các công ty sản xuất thịt đã nghiên cứu và sử dụng các công nghệ hiện đại trong quy trình giết mổ - chế biến - bảo quản và vận chuyển để giúp thịt luôn tươi ngon.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sự bắt tay giữa SATRA, một tổng công ty thương mại hàng đầu và UEH, một trường đại học kinh tế có tiếng, được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng và đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của xã hội.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời với tầm nhìn chiến lược, xác định rõ kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngay sau đó, các nghị quyết hành động của Chính phủ, Quốc hội và các bộ ngành đã bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, trong dòng chảy thực tế, dòng vốn đến với doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thực sự “thông mạch”.
2 tuần
Xem thêm