Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

'Hạ nhiệt' cơn sốt bất động sản phải kiểm soát chặt phân lô bán nền

Quang Huy
- 09:43, 07/04/2021

(DNTO) - Hiện tượng giá đất tăng đột biến từ đầu năm đến nay đã tạo ra những cơn sốt đất lan rộng ở nhiều địa phương.

Ông Đào Trung Chính - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, đây là hiện tượng bất thường. Chính vì vậy các địa phương cần phải kiểm soát chặt chẽ việc phân lô bán nền, mua bán, chuyển nhượng đất đai để “hạ nhiệt” thị trường bất động sản. VOV đã phỏng vấn ông Đào Trung Chính về nội dung này.

Ông Đào Trung Chính Phó tổng cục trưởng Tổng cục quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Ông Đào Trung Chính Phó tổng cục trưởng Tổng cục quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường).

PV: Thưa ông, thời gian vừa qua liên tiếp xảy ra tình trạng “sốt đất”, đặc biệt từ đầu năm đến nay thì hiện tượng “sốt đất” xảy ra ở nhiều nơi, cả 3 miền đất nước đều có thông tin về tình trạng “sốt đất” này. Vậy ông nhìn nhận như thế nào về tình trạng này?

Ông Đào Trung Chính: Đúng là từ đầu năm đến nay “sốt đất” xuất hiện ở nhiều địa phương. Nhưng theo chúng tôi quan sát thì từ nửa cuối năm 2020 đã bắt đầu có tình trạng thị trường bất động sản ấm lên. Tôi cho rằng đây là một câu chuyện cũng đang làm đau đầu các nhà quản lý hiện nay. Ở đây tôi cho có mấy nguyên nhân:

Thứ nhất, chúng ta thấy có một dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng vì các nhà đầu tư cũng nhìn nhận Việt Nam là một điểm đến an toàn. Chúng ta xử lý được vấn đề dịch bệnh tốt. Ngay từ nửa cuối năm ngoái tôi đã chứng kiến rất nhiều nhà đầu tư vào tìm các khu công nghiệp, khu chế xuất để thuê đất. Như vậy nó sẽ kích phần này lên.

Thứ 2, chúng ta cũng thấy các nhà đầu tư nhỏ lẻ hiện nay, kể cả những người dân thì thấy rằng đầu tư vào bất động sản là một kênh tốt nhất trong giai đoạn hiện nay nên có sự dịch chuyển dòng vốn sang đầu tư bất động sản.

Thứ ba, từ thị trường chứng khoán thì các nhà đầu tư trong giai đoạn vừa qua chuyển hướng sang mua bất động sản để găm giữ, để bảo vệ đồng vốn. Và quan trọng nữa, tôi cũng thấy là tín dụng cho bất động sản trong thời gian qua cũng có nhiều cởi trói. Đấy là những tác động về đầu tư, kinh tế.

Bên cạnh đó là vấn đề quy hoạch. Chúng ta dự kiến sẽ mở rộng một số quy hoạch các dự án. Ví dụ như: dự án Cần Giờ, dự án ven sông Hồng... Các địa phương cũng có chủ trương sẽ nâng cấp một số huyện lên thành thành phố, thành quận. Chúng ta có mở một số quy hoạch về sân bay. Tất cả những thông tin đó làm cho thị trường bất động sản ấm lên, đặc biệt là sôi động trong giai đoạn gần đây.

PV: Với sự sốt đất đồng loạt ở cả 3 miền đất nước thì theo ông liệu đây có phải là sự bất thường hay không?

Ông Đào Trung Chính: Tôi cho rằng, những yếu tố tác động khiến thị trường bất động sản ấm lên là bình thường, nhưng tăng một cách đột biến, thành một trào lưu thì trở thành bất thường. Bất thường ở đây có những khu vực giá đất thị trường tăng lên 3-4 lần, kể cả đất nông nghiệp người ta cũng chào mời mua bán thì tôi cho là bất thường.

PV: Với những nguyên nhân đã được ông chỉ ra thì Bộ Tài nguyên và Môi trường và các tỉnh/thành có thể làm gì để kiểm soát tình trạng “sốt đất” cũng như thổi giá đất lên cao như vậy?

Ông Đào Trung Chính: Thứ nhất, về tình trạng hiện nay chúng ta phải kiểm soát việc mua bán, chuyển nhượng đất đai trên thị trường. Những câu chuyện cứ đi mua đất nông nghiệp rồi sau đó lại tìm cách chia, tách, phân lô, bán nền thì phải nghiêm cấm và phải đúng quy hoạch.

Thứ hai, chúng ta phải tính toán cho được nhu cầu thực về đất ở, đất sản xuất, kinh doanh, đất phi nông nghiệp. Hiện nay, chúng ta đang làm quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp tỉnh, trong đó có nội dung về quy hoạch sử dụng đất. Chúng ta sẽ phải dự kiến đủ nhu cầu về đất ở, đất sản xuất, kinh doanh trong quy hoạch cấp tỉnh cho đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050.

Thứ ba, về quản lý đăng ký giao dịch, đặc biệt là chia, tách thửa, phân lô, bán nền, chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện các dự án nhà ở phải làm chặt. Kể cả chúng ta cũng phải thanh tra, kiểm tra các dự án bất động sản nằm đắp chiếu bởi chưa có nhu cầu thực sự. Khi đó chúng ta phải thúc đẩy để có nguồn hàng ra làm hạ nhiệt thị trường bất động sản.

Như vậy, bất động sản về nhà ở, bất động sản về du lịch nghỉ dưỡng và kể cả bất động sản sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, tức là bất động sản cho các khu công nghiệp, doanh nghiệp cũng phải có nguồn cung để hạ được nhiệt xuống.

PV: Cụ thể ở đây trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như các địa phương kiểm soát tình trạng này là gì?

Ông Đào Trung Chính: Tham gia vào hệ thống quản lý này, chúng tôi thấy về phía Trung ương có một số bộ, ngành. Ví dụ như Bộ Xây dựng quản lý về thị trường bất động sản, đặc biệt trong đó có bất động sản thị trường về nhà ở; Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham gia về quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất và Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan quản lý về việc mở các dự án đầu tư, cấp phép đầu tư; Bộ Tài chính xoay quanh vấn đề về thuế, nghĩa vụ tài chính về đất đai, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển nhượng nhà đất; Ngân hàng Nhà nước quản lý vấn đề về tín dụng cho bất động sản.

Về phía Bộ Tài nguyên Môi trường, chúng tôi cũng quản lý vấn đề về giá đất. Trước mắt, yêu cầu các địa phương không được điều chỉnh bảng giá đất tăng lên. Chúng ta đã giữ ổn định từ năm 2020 đến 2024. Thứ hai, chỉ đạo các địa phương khẩn trương lập quy hoạch sử dụng đất trong quy hoạch cấp tỉnh, cấp huyện để đảm bảo được nguồn cung. Thứ ba, kiểm soát chặt chẽ việc đăng ký giao dịch mua bán, chuyển nhượng đất đai, các thông tin về quy hoạch sử dụng đất. 

Các địa phương tổng hợp tất cả các lĩnh vực, phải công bố công khai các quy hoạch, đặc biệt là thực hiện các quy hoạch khẩn trương. Trong đó những câu chuyện về mua bán chuyển nhượng đất nông nghiệp trái phép, chia lô, phân lô, bán nền trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép sang làm nhà ở hoặc là những thông tin của các dự án sai sự thật thì địa phương phải kiểm soát rất chặt để cảnh báo cho người dân, cho các nhà đầu tư. Đặc biệt là có một bộ phận đầu cơ thì phải kiểm soát chặt.

PV: Qua sự việc “sốt đất” lần này ông có khuyến cáo như thế nào đối với người dân và doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay?

Ông Đào Trung Chính: Người dân tham gia vào việc mua bán, chuyển nhượng đất đai trong giai đoạn hiện nay theo trào lưu là rất nguy hiểm. Nếu như chúng ta chuyển tiền vào mua đất, sau đó “bong bóng” bất động sản vỡ không thanh khoản, không bán được thì sẽ gây nhiều hệ lụy, đặc biệt là trường hợp vay mượn để tham gia lướt sóng. Thứ hai, cảnh giác cao độ về việc chào mời của các đối tượng gọi là cò. 

Đối với các doanh nghiệp, tôi chia thành hai loại doanh nghiệp. Một là các doanh nghiệp tham gia vào phát triển thị trường bất động sản, đề nghị khẩn trương thực hiện các dự án đã được giao, đã được quyết định đầu tư. Còn đối với các doanh nghiệp tìm đất trong các khu, cụm công nghiệp, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp thì cần đăng ký nhu cầu sử dụng để chúng ta lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trên cơ sở đó sẽ từng bước tháo gỡ được vấn đề này.

PV: Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi.

Tin khác

Bất động sản
Lãnh đạo Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM đề xuất lập trang web chuyên biệt về nhà ở xã hội để công khai các dự án cụ thể, giúp người dân dễ dàng tra cứu và lựa chọn theo nhu cầu. Đây là công cụ hỗ trợ hiệu quả trong việc minh bạch thông tin và kết nối giữa các dự án với người dân.
1 ngày
Bất động sản
Dù còn nhiều băn khoăn về phạm vi áp dụng, cơ chế 'xin - cho', nhưng thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại trong 5 năm được đánh giá là cơ chế đúng đắn và tác động tích cực đến thị trường bất động sản. 
1 ngày
Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
1 ngày
Bất động sản
Thống kê mới nhất từ Bộ Xây dựng cho thấy, tiến độ triển khai dự án nhà ở xã hội đang rất chậm khi cả nước chỉ có duy nhất 1 dự án được hoàn thành trong quý III/2024. Điều đó càng kéo dài nỗi lo toan của những đối tượng được thụ hưởng chính sách, trong khi giá nhà đất ngày một lên cao.
2 ngày
Bất động sản
SonKim Land vừa được vinh danh là “Chủ đầu tư của thập kỷ” tại Giải thưởng Bất động sản Việt Nam PropertyGuru 2024, khi liên tục tạo ra những giá trị xuất sắc và đổi mới qua các dự án bất động sản tại Việt Nam suốt một thập kỷ qua.  
4 ngày
Bất động sản
Trong kịch bản rủi ro chính sách của Mỹ với thuế thương mại và lạm phát cao hơn, giới phân tích cho rằng, lãi suất trong nước và lãi suất vay mua nhà có thể sẽ tăng hơn đáng kể so với kỳ vọng dẫn đến tốc độ phục hồi chậm hơn dự kiến đối với ngành bất động sản vào năm 2025.
4 ngày
Bất động sản
Theo chuyên gia, chi phí vốn cho bất động sản đang chịu ảnh hưởng rủi ro lớn hơn rất nhiều so với lãi suất. Vấn đề của nhiều doanh nghiệp bất động sản hiện nay là tình trạng tắc nghẽn ở các dự án có xu hướng kéo dài, dẫn đến chi phí lãi vay được vốn hóa tăng cao. 
5 ngày
Bất động sản
Trong năm 2024, phân khúc chung cư được mệnh danh là “ngôi sao” của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, khi bước sang năm 2025, vị trí này sẽ được nhường lại cho các phân khúc đất nền, biệt thự có tỷ suất sinh lời cao hơn.
1 tuần
Bất động sản
Năm 2024, các công ty bất động sản dự kiến sẽ không đạt được các mục tiêu tài chính do điều kiện thị trường không thuận lợi, việc dòng tiền eo hẹp đang là bài toán nan giải của nhiều doanh nghiệp. Nhóm cổ phiếu được kỳ vọng sẽ “làm nên chuyện” khi thị trường có dấu hiệu hồi phục trong năm 2025.
1 tuần
Bất động sản
Phân khúc chung cư cao cấp và chung cư hạng sang giá từ 80 triệu đồng/m² đến hàng tỉ đồng/m² đang chiếm đa số trong nguồn cung tại các thành phố lớn, đang được người giàu quan tâm, tìm mua. Điều này là nguyên nhân chính khiến giá chung cư tăng trưởng mạnh trong thời qua.
1 tuần
Bất động sản
Sở hữu vị trí siêu kết nối, The Beverly Solari được ví như giao lộ hoàng kim giữa lòng đô thị ở tốt nhất Sài Gòn – Vinhomes Grand Park (Thủ Đức). Đây không chỉ là không gian sống đẳng cấp mà còn là chốn đầu tư hoàn hảo, hút dòng tiền đổ về phía Đông TP.HCM.
1 tuần
Bất động sản
Giá chung cư Hà Nội tiếp tục tăng mạnh trong quý III/2024, ghi nhận mức tăng 35-40% tại một số khu vực. Theo dự báo của CBRE, có thể trong vòng 1 - 2 quý tới mặt bằng giá chung cư Hà Nội có thể vượt TP HCM.
1 tuần
Bất động sản
Tín dụng bất động sản đạt 3,15 triệu tỷ đồng vào cuối quý III/2024, tăng 9,15% so với đầu năm, với tín dụng cho kinh doanh tăng 29,18%. Bên cạnh tác dụng tích cực là hỗ trợ thị trường bất động sản phục hồi, cũng không thể phủ nhận rằng tình hình náo nhiệt này cũng có phần do "đầu cơ".
2 tuần
Bất động sản
Môi giới bất động sản có vai trò là cầu nối trong hoạt động mua bán bất động sản. Trong lúc giá bất động sản tăng nóng như hiện nay, nghề môi giới ngành này này lại tiếp tục được đưa ra bàn luận, đặc biệt là hiện tượng "ăn chênh giá".
2 tuần
Bất động sản
Theo chuyên gia, nếu đầu tư bất động sản khu vực phía Bắc, cần xem xét nhu cầu và các yếu tố tác động đến thị trường, cân đối khi yếu tố giá đang tăng mạnh. Trong khi đó, phía Nam lại đang có cơ hội lớn cho nhà đầu tư, đặc biệt là những người có tài chính trung bình muốn đầu tư lâu dài.
3 tuần
Xem thêm