Thứ tư, 09/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Eximbank vẫn không thể tổ chức được đại hội cổ đông, chuyện nhân sự vẫn nóng

Hoàng Yến
- 13:55, 26/04/2021

(DNTO) - Sau nhiều lần trì hoãn vì nhiều lý do khác nhau, sáng nay 26/4, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) mới chính thức tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2020 lần thứ 3. Tuy nhiên, đại hội vẫn không thể tiến hành như dự định do không thông qua được Quy chế tiến hành họp ĐHĐCĐ.

Luôn nhiều bất ngờ

Đây được xem là đại hội được mong chờ của giới ngân hàng, bởi Eximbank là ngân hàng duy nhất đã vài lần ra thông báo mà vẫn chưa thể tổ chức được đại hội cổ đông năm 2020, mặc dù hiện đã sang giữa năm 2021.

Đầu đại hội, ông Trần Ngọc Dũng, Trưởng Ban thẩm tra tư cách cổ đông, cho biết tính đến 9g30', đã có 94,51% cổ phần tham dự với hơn 1,16 tỷ cổ phần, dù chỉ có 95 cổ đông.

Tỷ lệ tham gia tăng cao đột biến so với các lần khác đã khiến nhiều cổ đông đặt câu hỏi, tuy nhiên, đại diện ngân hàng cho biết, họ nhận được rất nhiều ủy quyền, đủ túc số tham dự. Nếu cổ đông muốn kiểm tra, đại hội cứ tiến hành tiếp, sau đó mới kiểm tra sau.

Tỉ lệ thông qua Quy chế tiến hành ĐHĐCĐ thường niên 2020 của Eximbank.

Tỉ lệ thông qua Quy chế tiến hành ĐHĐCĐ thường niên 2020 của Eximbank.

Sau đó, đại hội tiến hành biểu quyết thông qua Quy chế tiến hành họp ĐHĐCĐ thường niên 2020. Tuy nhiên, đại hội lại nhận được kết quả bất ngờ khi chỉ có 521 triệu cổ phiếu biểu quyết đồng ý, chiếm 44,92%, trong khi có gần 636 triệu cổ phiếu (54,69%) không đồng ý. Quy chế tiến hành họp ĐHĐCĐ không được thông qua, đại hội vẫn không thể tiến hành.

Chuyện nhân sự vẫn nóng

Chuyện Eximbank không thể tổ chức được ĐHĐCĐ có lẽ không nóng bằng chuyện nhân sự của ngân hàng này.

Hội đồng quản trị (HĐQT) của ngân hàng này hiện có 9 thành viên, bao gồm ông Yasuhiro Saitoh (Chủ tịch HĐQT), ông Nguyễn Quang Thông (Phó Chủ tịch HĐQT) và các thành viên là ông Lê Minh Quốc, ông Cao Xuân Ninh, ông Đặng Anh Mai, ông Hoàng Tuấn Khải, ông Ngô Thanh Tùng, ông Lê Văn Quyết, bà Lương Thị Cẩm Tú.

Ngân hàng Eximbank vẫn chưa thể tổ chức được ĐHĐCĐ.

Ngân hàng Eximbank vẫn chưa thể tổ chức được ĐHĐCĐ.

Tuy nhiên, nhân sự của HĐQT luôn nằm trong sự "lưu ý" kỹ lưỡng của các cổ đông. Nhiều cổ đông lớn không tán thành với bộ máy nhân sự cao cấp này, đã đưa ra nhiều kiến nghị yêu cầu miễn nhiệm với các thành viên HĐQT.

Cụ thể, ngày 19/4/2021, HĐQT nhận được văn bản kiến nghị của nhóm cổ đông lớn sở hữu 10,3% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tại ngân hàng, đề nghị miễn nhiệm 5 thành viên HĐQT Eximbank nhiệm kỳ VI (2015-2020) là ông Yasuhiro Saitoh, ông Lê Minh Quốc, ông Cao Xuân Ninh, ông Lê Văn Quyết và ông Ngô Thanh Tùng.

Nhóm cổ đông này bao gồm gồm: Công ty CP Rồng Ngọc; Công ty CP đầu tư và dịch vụ Helios; Công ty CP Thắng Phương; Thái Thị Mỹ Sang và Lưu Như Trân, đại diện theo ủy quyền của nhóm là bà Kiều Vũ Thuỵ Uyên.

Ngày 20/04/2021, Eximbank tiếp tục nhận được văn bản kiến nghị của nhóm cổ đông gồm ông Nguyễn Tiến Dũng; ông Trần Công Cận; Lafelle Limited; Education Management Holdings Limited, đề nghị miễn nhiệm 3 thành viên HĐQT nhiệm kỳ VI (2015-2020) gồm: ông Hoàng Tuấn Khải, ông Đặng Anh Mai và bà Lương Thị Cẩm Tú. Nhóm cổ đông này sở hữu 11.2% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, 

Trước đó, vào tháng 12 năm ngoái, khi ngân hàng này rục rịch chuyện đại hội, một cổ đông lớn là Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC), nắm giữ 15% vốn cổ phần, đã có văn bản yêu cầu cắt giảm quy mô HĐQT hiện tại xuống còn không quá 7 thành viên, đồng thời yêu cầu chính cổ đông sẽ bỏ phiếu bãi nhiệm/không bãi nhiệm với từng thành viên.

Vừa qua, một sự kiện cũng được nhiều người quan tâm là trong ngày 13/4, Eximbank đã khiến dư luận bất ngờ khi Chủ tịch HĐQT, ông Yasuhiro Saitoh, bị miễn nhiệm và bầu lại trong cùng một ngày qua 2 nghị quyết được ban hành.

Mặc dù kế hoạch năm 2020 chưa được ĐHĐCĐ thông qua, nhưng theo những chỉ tiêu Eximbank đặt ra thì họ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Cụ thể, năm 2020, lợi nhuận trước thuế tăng 22% so với năm trước, đạt 1.340 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.070 tỷ đồng, tăng 24% so với năm trước.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Phản ứng từ các quốc gia trên toàn thế giới rất đa dạng, bao gồm việc áp đặt thuế quan trả đũa, tiến hành các cuộc đàm phán thương mại mới, nỗ lực đa dạng hóa các đối tác thương mại và thực hiện những chính sách trong nước để hỗ trợ các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng.
2 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tăng trưởng xuất khẩu của TP.HCM có thể chững lại, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Điều này buộc thành phố đặt ra các kế hoạch, giải pháp căn cơ hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời giữ vững các mục tiêu tăng trưởng đã đặt ra.
7 giờ
Thời sự - Chính trị
EU đặc biệt quan tâm đến việc thiết lập một cơ chế theo dõi tình trạng chuyển hướng thương mại có thể xảy ra do thuế quan, nhằm đảm bảo sự cân bằng trong quan hệ thương mại song phương.
8 giờ
Thời sự - Chính trị
Thị trường tài chính toàn cầu đang trải qua một ngày đầy biến động khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức thực thi mức thuế đối ứng với hàng loạt quốc gia.
9 giờ
Thời sự - Chính trị
Việc cắt giảm, nếu diễn ra máy móc hoặc bị chi phối bởi lợi ích nhóm, rất dễ khiến nhân tài bị "gạt" ra ngoài trong khi những người an toàn, ít cống hiến nhưng biết “giữ ghế” lại tiếp tục tồn tại.
11 giờ
Tài chính - Thị Trường
Kịch bản đàm phám thuế quan của Việt Nam với Mỹ đi theo tháo gỡ hay xấu nhất cũng là bài học để các doanh nghiệp “tỉnh giấc”, không thể bỏ trứng vào một giỏ. Doanh nghiệp cần chủ động, linh hoạt cơ cấu lại ngành nghề, chuyển hướng thị trường phù hợp.
11 giờ
Thời sự - Chính trị
Mỹ sẽ bắt đầu thu thuế 104% đối với hàng hóa Trung Quốc từ ngày 9/4, sau khi Bắc Kinh bỏ qua hạn chót của Tổng thống Donald Trump về việc dỡ bỏ các biện pháp đáp trả.
11 giờ
Thời sự - Chính trị
Tổng giám đốc điều hành Jamie Dimon của một trong những công ty dẫn đầu Phố Wall, JPMorgan Chase, cho biết thuế quan có thể gây ra hậu quả tiêu cực lâu dài. Trong khi người ủng hộ Trump và quản lý quỹ Bill Ackman cho biết chúng có thể dẫn đến "mùa đông hạt nhân kinh tế".
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 7/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ 3 với các Bộ, ngành về cập nhật tình hình và giải pháp ứng phó với chính sách thuế quan của Mỹ.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Để chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), những ngày này không khí luyện tập tại Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Đông Nam bộ (Tam Phước - Biên Hòa, Đồng Nai) diễn ra khẩn trương, nghiêm túc với tinh thần quyết tâm cao nhất. Nhiếp ảnh gia Minh Hòa đã kịp ghi lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp tại buổi diễn tập.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Nỗ lực vươn lên, chủ động phản ứng chính sách kịp thời, đoàn kết thống nhất phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, tiền đề cơ bản để Việt Nam vượt qua thách thức, hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính sách thuế mới này đã tạo ra làn sóng chấn động trên toàn cầu. Trong vài ngày qua, thị trường chứng khoán tại Mỹ, châu Âu và châu Á đều lao dốc liên tiếp do lo ngại lạm phát leo thang và nguy cơ suy thoái.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
  Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo. 
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. 
4 ngày
Xem thêm