Chủ nhật, 28/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Để có thể cơ bản kiểm soát được tình hình dịch bệnh như hiện nay cũng như cứu nguy cho nền kinh tế, chúng ta đưa ra nhiều quyết sách mang tính chiến lược để thay đổi, tạo luồng sinh khí mới cho doanh nghiệp cũng như niềm tin của người dân vào khả năng phục hồi trong bối cảnh mới.
Trong bối cảnh nhiều địa phương đang nới lỏng giãn cách xã hội, các chuyên gia kinh tế cho rằng doanh nghiệp phải chủ động phối hợp với địa phương để xây dựng kế hoạch trở lại một cách thận trọng, an toàn.
Dù có rất nhiều nền tảng công nghệ ra đời với mục đích hỗ trợ việc phòng, chống dịch Covid-19, tuy nhiên vì nhiều lý do, những đối tượng cần hỗ trợ chưa thể tiếp cận các nền tảng này.
Cục Quản lý thị trường TP.HCM vừa có công văn khẩn về việc tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại và vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch.
13 tấn hàng hóa đầu tiên bao gồm nhiều loại nông sản, thực phẩm tươi như rau, củ, quả đã được phân phối tới hệ thống 34 điểm bán bình ổn lưu động của Viettel Post trên toàn TP.HCM ngay trong sáng 13/7, sẵn sàng phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.
Sáng 12/7, về cơ bản, các tỉnh phía Nam đã đảm bảo nguồn cung hàng hóa, phục vụ nhu cầu của người dân khi thực hiện giãn cách để phòng, chống dịch Covid-19.
Tại TP.HCM, đến sáng ngày 11/7, tình hình cung ứng hàng hoá cải thiện nhiều, siêu thị hàng hoá tương đối đầy đủ. Tuy nhiên tại các chợ truyền thống, giá thực phẩm tươi sống vẫn cao.
Các văn bản hướng dẫn vẫn tồn tại nhiều bất cập khiến các thương lái khó khăn khi vận chuyển nông sản ra vào vùng dịch, nên tiêu thụ nông sản vẫn tiếp tục bị ách tắc.
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, người đứng đầu khu công nghiệp, chế xuất, nhà hàng, cơ sở sản xuất kinh doanh... phải có cam kết bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đảm bảo công tác phòng, chống dịch theo đúng chỉ đạo của các bộ, ban ngành.
Hà Nội, TP.HCM, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh... và nhiều địa phương có dịch vẫn đảm bảo hoạt động thương mại diễn ra bình thường, nguồn cung hàng hóa dồi dào, không có tình trạng găm hàng, tăng giá trục lợi.
Theo công văn từ Bộ Công Thương, hoạt động vận tải liên quan đến việc thu mua, tiêu thụ nông sản của vùng đang có dịch phải tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch của ngành y tế.
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết cần có biện pháp phòng tránh và kiểm soát dịch bệnh, cụ thể với đặc thù của từng khu vực sản xuất, nhằm tránh xảy ra tình trạng công nhân phải cách ly, ảnh hưởng đến sản xuất và thương mại quốc tế.