Thứ bảy, 06/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chuyên gia An ninh mạng Quốc gia nêu cảnh báo về tin tặc 'nằm vùng'

Huyền Trang
- 12:13, 06/04/2024

(DNTO) - Theo chuyên gia, các hacker (tin tặc) thường nằm vùng trong các tổ chức từ 3-6 tháng để nghiên cứu hệ thống vận hành, sau đó tiến hành các cuộc tổng tấn công.

Tin tặc luôn theo dõi các tổ chức và có thể hành động bất cứ lúc nào khi có kẽ hở. Ảnh: T.L.

Tin tặc luôn theo dõi các tổ chức và có thể hành động bất cứ lúc nào khi có kẽ hở. Ảnh: T.L.

Các vụ tấn công tương tự VNDirect, PVOIL sẽ còn tiếp diễn

Từ đầu năm 2023 đến nay đã có hơn 13.750 cuộc tấn công vào các hệ thống thông tin Việt Nam. Riêng 3 tháng đầu năm nay, con số này là 2.323, theo Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia.

Ông Lê Xuân Thủy, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng quốc gia, cho biết không loại trừ khả năng nhiều tổ chức trọng yếu đã bị tin tặc "nằm vùng" mà chủ nhà không hề hay biết.

Nằm vùng là bước thứ 3 trong 8 bước tấn công mã hóa dữ liệu, gồm: dò tìm, xâm nhập, nằm vùng, mã hóa dữ liệu, dọn dẹp, đòi tiền chuộc, rửa tiền (thường thông qua hệ thống tiền số) và lặp lại. Thời gian nằm vùng có thể từ 3 đến 6 tháng. Lúc này hacker sẽ xác định xem dữ liệu quan trọng ở đâu, hệ thống quản trị người dùng như thế nào, nhiệm vụ của các hệ thống công nghệ thông tin ra sao. Khi hiểu được tường tận, tin tặc mới bắt đầu triệt hạ hệ thống.  

Những năm trước, thiệt hại từ vụ tấn công mạng lớn nhất lên đến 50 tỷ đồng. Nhưng cuối năm ngoái, một đơn vị tài chính bị tấn công mạng thiệt hại gần 200 tỷ đồng. Ở một số ngân hàng, thậm chí chúng còn tiến hành giao dịch chuyển tiền nháp. Các vụ tấn công đã “nuốt trôi” lợi nhuận của doanh nghiệp.

“Nhiều trường hợp tin tặc nằm vùng còn thành chuyên gia trong lĩnh vực đó, nắm vững nghiệp vụ hơn cả người vận hành, cán bộ chuyên trách”, ông Thủy nói.

Ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Nghiên cứu công nghệ Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia, cho biết các cuộc tấn công mạng có quy mô ngày càng lớn, thủ đoạn ngày càng tinh vi và chuyên nghiệp. Thậm chí có những nhóm tội phạm đứng sau là tổ chức khoa học với vai trò nghiên cứu lỗ hổng bảo mật, hay chi khoản tiền lớn để mua lỗ hổng, nhằm tăng tỉ lệ thâm nhập thành công.

Vị này dự báo tình trạng tấn công mã hóa dữ liệu tống tiền (Ransomware) như vụ VNDirect, PVOIL... sẽ còn lặp lại với các cơ quan, tổ chức trong thời gian tới.   

Được cảnh báo nhưng vẫn lơ là

Doanh nghiệp nên có hệ thống lưu trữ dữ liệu ở nhiều dạng để đảm bảo luôn có thể phục hồi hoạt động khi bị tin tặc tấn công. Ảnh: T.L

Doanh nghiệp nên có hệ thống lưu trữ dữ liệu ở nhiều dạng để đảm bảo luôn có thể phục hồi hoạt động khi bị tin tặc tấn công. Ảnh: T.L

Nguyên nhân hacker có nhiều cơ hội tấn công một phần đến từ sự lơ là từ chính tổ chức. Ông Lê Xuân Thủy, cho biết công tác giám sát đảm bảo an toàn thông tin 24/7 vẫn chưa thực hiện thường xuyên ở các tổ chức, doanh nghiệp, thậm chí ở những ngân hàng thuộc nhóm Big4. Nhiều tài sản công nghệ thông tin bị lãng quên, không ai nâng cấp, cập nhật thường xuyên các bản vá, đã vô tình trở thành điểm yếu cho hacker xâm nhập.

Ngoài ra, nhiều tổ chức hiện nay đang mở cửa hệ thống cho các đơn vị thành viên kết nối trực tiếp tới hệ thống lõi. Nếu năng lực đơn vị thành viên yếu kém sẽ là kẽ hở cho các tin tặc tấn công và ảnh hưởng tới tổ chức mẹ.

“Nhiều tổ chức, doanh nghiệp mua hệ thống giám sát về lắp đặt, nhưng khi vận hành thường xuất hiện quá nhiều cảnh báo giả nên chủ quan, tới khi cảnh báo thật thì bị bỏ qua”, ông Thủy khuyến nghị.

Đồng tình với quan điểm này, ông Sơn cũng cho biết nhiều doanh nghiệp cũng thuê, mua các giải pháp an toàn thông tin nhưng vẫn chưa hành động quyết liệu. Tâm lý chủ quan khiến nhiều tổ chức, doanh nghiệp thường bỏ qua các cảnh báo từ sớm và hậu quả xử lý tốn rất nhiều công sức.

“5 ngày trước, một đơn vị bị hacker xâm nhập tài khoản lễ tân, lấy quyền quản trị và truy cập trực tiếp vào hệ thống xác thực. Sự việc hoàn toàn có thể được ngăn chặn từ trước vì chúng tôi đã gửi cảnh báo cho họ về lỗ hổng này, đã đề nghị xử lý nhưng không ai làm. Có thể mọi người cho rằng máy của lễ tân không quan trọng. Đôi khi ở Việt Nam, cứ mất bò mới lo làm chuồng”, ông Sơn nói.

Theo chuyên gia, trước đây, doanh nghiệp thường đầu tư đến 80% nguồn lực cho việc ngăn chặn các vụ mã hóa dữ liệu tống tiền, nhưng giờ đây, 3 hành động gồm ngăn chặn, theo dõi giám sát và phản ứng nên được đầu tư nguồn lực như nhau.

Ngoài ra, doanh nghiệp nên có ít nhất 3 bản sao lưu dữ liệu, trong đó có 1 bản online, ví dụ đưa lên cloud và có cơ chế vận hành độc lập. Tin tặc tấn công thường lấy cắp dữ liệu tống tiền và nhiều tổ chức buộc phải trả tiền để lấy lại dữ liệu phục vụ hoạt động. Do đó, khi có bản sao lưu, doanh nghiệp sẽ không phải trả tiền cho hacker. Chi phí đầu tư cho hệ thống sao lưu dữ liệu từ sớm sẽ ít hơn rất nhiều số tiền phải bỏ ra để mua lại dữ liệu từ tin tặc.

Tin khác

An toàn thông tin
Theo chuyên gia, các hacker (tin tặc) thường nằm vùng trong các tổ chức từ 3-6 tháng để nghiên cứu hệ thống vận hành, sau đó tiến hành các cuộc tổng tấn công.
12 phút
An toàn thông tin
Xác thực không mật khẩu, tức dùng sinh trắc học để đăng nhập vào các tài khoản được xem là phương thức hữu hiệu để hạn chế các vụ tấn công mạng.
2 ngày
An toàn thông tin
Công nghệ, internet đang tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ tiến bộ nhưng buộc con người phải trả nhiều tiền hơn để sử dụng, thậm chí cả bảo mật chúng.
5 tháng
An toàn thông tin
Cùng với Cloudflare và Amazon, hai gã khổng lồ công nghệ này đã ngăn chặn một cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) được coi là lớn nhất từ trước đến nay. Đây thực sự là một cuộc đua không thể so sánh.
5 tháng
An toàn thông tin
Trí thông minh nhân tạo đã cho phép kẻ gian tái tạo hình ảnh nạn nhân một cách vô cùng chân thực, có thể qua mặt những biện pháp xác minh danh tính tối tân nhất, khiến bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân.
6 tháng
An toàn thông tin
Việt Nam có nhiều tiềm năng ngay cả trong công nghệ mới như AI, nhưng cần nhanh hơn để không bị xâm chiếm bởi các ứng dụng ngoại.
6 tháng
Công nghệ Số hóa
Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu của Ireland (DPC), đã phạt TikTok 345 triệu euro (368 triệu USD) vì vi phạm quyền riêng tư của trẻ em trong độ tuổi từ 13 đến 17 khi xử lý dữ liệu của họ.
6 tháng
Công nghệ Số hóa
Trong thời đại của trí tuệ nhân tạo (AI) đang phát triển mạnh mẽ, cuộc tấn công "tiêm lệnh hay tiêm lời nhắc" (prompt injection) trở thành một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự an toàn và bảo mật trực tuyến.
7 tháng
Công nghệ Số hóa
Một hacker đang lạm dụng các quảng cáo trả tiền trên Facebook để quyến rũ nạn nhân bằng lời hứa về công nghệ trí tuệ nhân tạo, nhằm lấy cắp thông tin đăng nhập của người dùng với mục tiêu chiếm quyền kiểm soát các tài khoản kinh doanh.
7 tháng
Công nghệ Số hóa
Các nhà nghiên cứu an ninh mạng đã phát hiện ra một chiến dịch lừa đảo lớn sử dụng mã QR độc hại với hy vọng lấy được thông tin đăng nhập Microsoft của một số mục tiêu, bao gồm một công ty năng lượng lớn tại Hoa Kỳ.
7 tháng
Công nghệ Số hóa
Theo một báo cáo mới được công bố tuần qua bởi công ty an ninh mạng SlashNext, các hacker đang mở rộng nhanh chóng trí tuệ nhân tạo (AI) cho mục đích phạm pháp, với sự ra mắt của một số công cụ mới trên darknet (mạng tối), vượt xa việc phát hiện ra WormGPT vào tháng trước.
8 tháng
Công nghệ Số hóa
Kevin Mitnick, một trong những hacker nổi tiếng người từng trốn tránh cơ quan chức năng, đã qua đời ở tuổi 59. Thông tin này gây xôn xao trong cộng đồng công nghệ và an ninh mạng.
8 tháng
An toàn thông tin
WormGPT là một công cụ trí tuệ nhân tạo đang được tội phạm mạng sử dụng để thực hiện cuộc tấn công phá hoại email doanh nghiệp. Đây là một phát hiện đáng lo ngại, làm gia tăng nguy cơ cho an ninh mạng và đánh đổ sự tin tưởng của các doanh nghiệp và tổ chức.
8 tháng
An toàn thông tin
Không có giải pháp nào ngăn chặn 100% sự cố tấn công mạng. Do vậy, các tổ chức càng có nhiều dữ liệu quan trọng phải sớm nhất xây dựng đội ngũ chặn hacker từ sớm.
8 tháng
An toàn thông tin
Chỉ trong nửa đầu năm, hàng trăm vụ tấn công của hacker đã cướp đi hàng trăm triệu USD của các dự án blockchain, gây thiệt hại cho cả người sáng lập, nhà đầu tư và cộng đồng.
8 tháng
Xem thêm