Thứ ba, 23/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chuyển đổi số là hành trình lâu dài, không phải là ‘điều kỳ diệu’ tức thì

Thiên Thủy
- 14:00, 05/06/2021

(DNTO) - 'Đừng cầu nguyện những ngày truyền thống sẽ quay trở lại. Không có ngày đó nữa…', bà Nguyễn Phi Vân, chuyên gia nhượng quyền đã nhấn mạnh với các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải chấp nhận thực tế này, và phải nhanh chóng định hướng mô hình kinh doanh mới thông qua việc chuyển đổi số.

Con người cần phải nhìn vào mắt nhau để có những 'điểm chạm'

Doanh nghiệp cần tìm ra những

Doanh nghiệp cần tìm ra những "điểm chạm" mới để gắn kết với người tiêu dùng trên hành trình trải nghiệm của họ. Ảnh: TL

Năm Covid-19 thứ hai đang tiếp tục đe dọa, ảnh hưởng mạnh đến đời sống kinh doanh của nhiều người. Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang điêu đứng, cầm cự hoặc buộc phải đóng cửa vì hết khả năng “sống sót”. Tình huống không có trong kịch bản đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhận thức lại, tư duy lại và thay đổi hướng đi phù hợp hơn.

Trong cuộc tham vấn với doanh nghiệp SME sáng 5/6, chuyên gia Nguyễn Phi Vân thúc hối doanh nghiệp phải nhanh chóng chuyển đổi số.

“Nhiều doanh nghiệp nói rằng chuyển đổi số là phải lên online, nhưng không hẳn là như vậy. Tất cả những gì ta nhìn thấy như Website, Fanpage, Youtube… của doanh nghiệp chỉ là 10% của tảng băng nổi. Chuyển đổi số của doanh nghiệp phải căn cơ và là một hành trình mang tính lâu dài”, bà Phi Vân chia sẻ.

Việc thay đổi mô hình kinh doanh, chuyển đổi số trong doanh nghiệp cũng không có nghĩa là đập bỏ hết, mà cần có một cái nhìn sâu vào doanh nghiệp của mình để tìm ra hướng đi phù hợp. Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có hướng đi khác nhau, có khi phải cân bằng online và offline. Cả 2 phải kết hợp với nhau để tạo ra một “sinh khí" mới cho doanh nghiệp.

Thực tế “con người cần phải nhìn vào mắt nhau để có những điểm chạm”. Online hay offline trong giai đoạn hiện nay, doanh nghiệp vẫn cần phải hiểu người tiêu dùng, cung cấp cho họ những gì họ mong muốn. Con người càng online nhiều hơn thì doanh nghiệp càng phải thỏa mãn họ những sản phẩm dịch vụ mới đúng xu hướng, nhưng cơ bản vẫn là đáp ứng được mong muốn của họ thông qua những kênh mới, cách thức mới.

3 khó khăn lớn của doanh nghiệp khi số hóa

Số hóa là điều kiện cần để phát triển trong tương lai. Đây là điều bắt buộc doanh nghiệp phải làm để tồn tại và phát triển trong thời nay. Tuy nhiên, rất nhiều SME đang lúng túng khi bắt tay vào số hóa.

Người tiêu dùng ngày càng thay đổi do ảnh hưởng của Covid-19, đòi hỏi các doanh nghiệp phải chuyển đổi số để đáp ứng nhu cầu, thói quen của khách hàng trong tương lai. Nguồn: Deloitte

Người tiêu dùng ngày càng thay đổi do ảnh hưởng của Covid-19, đòi hỏi các doanh nghiệp phải chuyển đổi số để đáp ứng nhu cầu, thói quen của khách hàng trong tương lai. Nguồn: Deloitte

Vậy khó khăn là gì?

Theo bà Phi Vân, những thay đổi đầu tiên của doanh nghiệp khi số hóa đó là những trang web, FB, Instagram, Tiktok… được doanh nghiệp xây dựng. Nhưng đây chỉ là 10% tảng băng của cả quá trình số hóa mà ta thường nhìn thấy. 90% còn lại đó là những gì thuộc về nền tảng để kết nối các dữ liệu, các quy trình để doanh nghiệp triển khai marketing, bán hàng, chăm sóc khách hàng, tạo doanh thu... Đó chính là quản trị số. Đó là cách doanh nghiệp tìm ra các dữ liệu, nhìn được dữ liệu, quản trị hành trình của dữ liệu.

Từ kinh nghiệm làm việc với các SME, bà Phi Vân thống kê có 3 thử thách lớn cho doanh nghiệp khi số hóa, đó là: (1) chủ doanh nghiệp không cập nhật được xu hướng, không hiểu biết về số hóa; (2) thiếu niềm tin vào người dẫn dắt sự thay đổi số trong doanh nghiệp; (3) chưa có tiếng nói chung giữa chủ doanh nghiệp với những người cung cấp dịch vụ chuyển đổi số.

Ms Phi Van
“Có 50-60% nhân sự của doanh nghiệp không theo được quá trình chuyển đổi số. Do vậy khi bắt đầu, chủ doanh nghiệp nên nói rõ với các nhân sự về lợi ích của dự án. Nếu không cam kết thì sẽ… chia tay”.

Bà Nguyễn Phi Vân

Thực tế trong quá trình chuyển đổi số, điều kiện tiên quyết là chủ doanh nghiệp phải quyết tâm và có tư duy đúng. Chủ doanh nghiệp phải là người nhìn thấy được bức tranh toàn cảnh của thị trường.

“Nếu tôi không thay đổi, không số hóa thì sẽ chết. Chỉ khi nào doanh nghiệp bị dồn đẩy đến hoàn cảnh như vậy thì họ mới thực sự thay đổi”, bà Phi Vân nhận xét.

Thông thường chủ doanh nghiệp SME là người hiểu rất rõ về doanh nghiệp của họ trong quá khứ, nhưng ít hiểu về công nghệ và các ngữ cảnh của tương lai. Muốn chuyển đổi số thì lãnh đạo doanh nghiệp phải hiểu về kinh doanh, hiểu tech, hiểu dữ liệu và bối cảnh thị trường tương lai… Doanh nghiệp phải biết tập hợp các nguồn lực hiện có để quản trị. Do vậy, nếu chủ doanh nghiệp không am hiểu về số hóa, tâm lý chung là họ sẽ sợ, sẽ chọn cách an toàn, không dám thay đổi quyết liệt.

“Khi không hiểu về chuyển đổi số, sẽ có tình trạng chủ doanh nghiệp lo lắng, sợ rủi ro, không dám bước ra khỏi vùng an toàn. Chủ doanh nghiệp sẽ lùi lại, sẽ khó chịu và đặt nhiều câu hỏi tiêu cực”, bà Phi Vân chia sẻ.

Muốn số hóa doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp cần có một nhân tố dẫn dắt sự thay đổi số. Thông thường, theo kinh nghiệm của bà Phi Vân, 99% nhân tố dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp không phải là chủ doanh nghiệp. Do vậy, lý tưởng nhất là doanh nghiệp phải tìm được một người tin cậy và đặt trọn niềm tin vào người dẫn dắt quá trình thay đổi – đây là một điều vô cùng khó trong xã hội Việt Nam.

Bên cạnh đó, khó khăn không kém cho doanh nghiệp SME đó là trong bối cảnh hiện nay, đối tác cung cấp dịch vụ chuyển đổi số cho doanh nghiệp ở Việt Nam còn rất hạn chế. Doanh nghiệp nào cũng muốn nhìn một bức tranh toàn cảnh khi thay đổi với những lợi ích ngắn hạn, dài hạn hoặc những khó khăn sẽ chờ đợi doanh nghiệp phải vượt qua. Trong khi đó, một số nhà cung cấp dịch vụ chỉ có thể cung cấp 1 phần của bức tranh chung và chưa thể làm cho doanh nghiệp thỏa mãn để bước qua những trở ngại trong hành trình phía trước. Điều đó càng khiến cho chủ doanh nghiệp dè dặt và không biết nghe ai, không dám mạnh dạn đổi mới.

Chuyển đổi số đòi hỏi doanh nghiệp phải nhìn được bức tranh tổng thể, có tư duy đúng và cùng với chuyên gia, đội ngũ tìm ra hướng đi căn cơ và lâu dài. Ảnh: TL

Chuyển đổi số đòi hỏi doanh nghiệp phải nhìn được bức tranh tổng thể, có tư duy đúng và cùng với chuyên gia, đội ngũ tìm ra hướng đi căn cơ và lâu dài. Ảnh: TL

50-60% doanh nghiệp bỏ cuộc, vì sao?

Bà Phi Vân nhận xét rằng có một số doanh nghiệp đã rất quyết tâm chuyển đổi số, hào hứng và khí thế lúc đầu thì sau một chặng đường, họ lại có khuynh hướng quay lại điểm xuất phát, quay lại cách làm cũ. Đây là câu chuyện được nhìn thấy ở 50-60% doanh nghiệp do thiếu cam kết và bị “mất năng lượng” khi có nhiều khó khăn xuất hiện.

Do vậy trong hoàn cảnh hiện nay, rất cần doanh nghiệp phải kiên định, cam kết đi theo con đường chuyển đổi số.

“Dù có khó khăn do phải thay đổi, phải từ bỏ cách làm cũ thì cũng phải kiên trì để bước tiếp. Đừng làm gì nửa vời, đã làm là phải làm tới cùng”, bà Phi Vân nhấn mạnh.

Hãy chia sẻ thẳng thắn, nói rõ các mong muốn của doanh nghiệp với đội ngũ, với chuyên gia, với những người giỏi hơn mình, với người dẫn dắt quá trình chuyển đổi… để có được bài toán trong dài hạn lẫn ngắn hạn.

“Giải pháp chuyển đổi số hữu ích là phải ứng dụng được ngay lập tức để hỗ trợ doanh nghiệp mở kênh mới, bán hàng mới, có thêm doanh thu… để doanh nghiệp thấy được lợi ích và có được động lực mới. Song song đó là phải tiếp tục làm các bước bài bản. Phải có giải pháp để doanh nghiệp sống được, tồn tại được rồi hãy tiếp tục từng bước trong hành trình thay đổi, chuyển đổi số”.

Bà Phi Vân nói thêm: Chuyển đổi là một hành trình lâu dài, không phải là chiếc đũa thần tạo ra ngay kết quả ngày một, ngày hai. Do vậy doanh nghiệp nào muốn đi đến hái quả phải biết cách gieo trồng và kiên định mục tiêu.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát Việt Nam đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
3 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thư viện container được xây dựng theo từng dạng kết cấu lắp ghép sẵn. Đây là thành quả của sự phối hợp chăm lo cho thiếu nhi thành phố giữa Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM với Hội đồng Đội TP.HCM.
7 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Đơn hàng dệt may trở lại dồi dào nhưng đơn giá thấp, thiếu lao động, chi phí sản xuất tăng khiến doanh nghiệp dệt may phải cân nhắc khi lựa chọn và thực hiện các hợp đồng sản xuất.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo đó, hai tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên Huế cùng giới thiệu các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo trong kết nối, giao thương, đào tạo, tập huấn và xây dựng các không gian làm việc chung để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp, doanh nhân sáng tạo của mỗi tỉnh.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 20/4, tại Cà Mau, Caravan Doanh nhân trẻ Nam Bộ đã trao tặng 5 căn nhà tình nghĩa tại huyện Ngọc Hiển và huyện U Minh; 1 cây cầu nông thôn mới cho người dân huyện Đầm Dơi với tổng kinh phí gần 1,2 tỷ đồng.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp hai tỉnh Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế sẽ giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh và sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hai tỉnh; thúc đẩy hợp tác đầu tư, kinh doanh, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh; hợp tác, kết nối tiêu thụ sản phẩm...
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh thu thuần xuất khẩu của Vinamilk 2023 tăng 4,4% trong bức tranh chung nhiều khó khăn. Trước thềm đại hội cổ đông sẽ tổ chức ngày 25/4 tới, dự báo, mảng xuất khẩu của Vinamilk trong quý I duy trì được phong độ so với cùng kỳ năm trước trên mức nền cao.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Căng thẳng Trung Đông đang tác động tiêu cực lên hoạt động thương mại quốc tế, gây khó khăn không nhỏ đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu Việt Nam, buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh lại chiến lược của mình. Đặc biệt, việc đầu tư xây dựng các kế hoạch dự phòng rủi ro chuỗi cung ứng cũng ngày càng trở nên cấp thiết.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong 4 ngày (từ 15-18/4), Ban Hợp tác Quốc tế của Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HanoiBA) đồng hành cùng Câu lạc bộ VCB Connect (thuộc HanoiBA), tổ chức đoàn xúc tiến thương mại tại Quảng Châu (Trung Quốc), và tham dự “Hội chợ Hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc Canton Fair lần thứ 135”.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 18/4, tại TTC Van Phong Bay Resort, Chủ tịch Tập đoàn TTC Đặng Văn Thành đã có buổi chia sẻ với hơn 300 khách mời là doanh nhân, đại diện ngân hàng, trường đại học, các đối tác, khách hàng, thành viên của cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội, các nhà khởi nghiệp trẻ, những người quan tâm đến quản trị - kinh doanh… về kinh nghiệm quản trị và điều hành doanh nghiệp, quản trị thương hiệu.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong bối cảnh tổng cầu vẫn suy yếu, theo chuyên gia, chính sách vĩ mô thời gian tới cần phải “nhẹ” về tiền tệ và “nặng” về tài khoá, khơi thông lại nguồn lực đầu tư tư nhân trở thành động lực tăng trưởng chính và quan trọng nhất
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 17/4, Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng (YBA Đà Nẵng), đã đón tiếp đoàn công tác Thành phố tiêu biểu Goyang (Hàn Quốc), đến thăm, làm việc và ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng về đào tạo và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nhờ những nỗ lực giảm phát thải, tăng trưởng xanh đã giúp nhóm doanh nghiệp này dễ dàng được các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước rót vốn.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Với chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm, đầu tư bài bản ở cả mảng phát hành lẫn chấp nhận thanh toán thẻ đã giúp Sacombank tăng trưởng mạnh mẽ số lượng khách hàng thẻ tín dụng, đến nay đã đạt mốc 1 triệu khách hàng.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo chuyên gia, doanh nghiệp logistics phải tìm cách giảm phát thải trong chính hoạt động vận chuyển, vận tải và vận hành để không bị đào thải khỏi các hoạt động thương mại toàn cầu.
1 tuần
Xem thêm