Thứ bảy, 28/06/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

'Chiêu' cũ không trót lọt của Kinh Bắc?

Thư Linh
- 13:11, 31/08/2022

(DNTO) - Bay màu tới hai ngàn tỷ đồng sau soát xét, kết quả kinh doanh quý 2 thảm hại, KBC đặt ra nhiều nghi vấn với nhà đầu tư về sự minh bạch trong công bố thông tin của báo cáo tài chính.

Vội vàng tránh lỗ

Đánh giá lại tài sản doanh nghiệp, qua đó góp phần thay đổi nhiều chỉ tiêu trong báo cáo tài chính là phương thức không còn mới của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HOSE: KBC). 

Quý 1 năm nay, phương thức này đã được KCB sử dụng khá thuận lợi. Cụ thể, theo báo cáo hợp nhất, doanh nghiệp ghi nhận hơn 691 tỷ đồng doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, giảm 65% so với quý 1 năm 2021; trong khi đó, chi phí tài chính và chi phí quản lý tăng lần lượt 53% và 44%. Do đó, xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi, lợi nhuận cốt lõi mà doanh nghiệp lỗ khoảng 9 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với con số lãi 841 tỷ đồng của cùng kỳ.

Mặc dù vậy, KBC đã thoát lỗ ngoạn mục, thậm chí có lãi sau thuế hơn 500 tỷ đồng, bằng cách ghi nhận thêm phần "thu nhuận khác" tăng đột biến gần 499 tỷ đồng. Theo doanh nghiệp, đây là phần chênh lệch do đánh giá lại khoản đầu tư vào Công ty Khu công nghiệp Sài Gòn Nhơn Hội ngay trong quý. 

Sang quý 2 năm nay, chiêu cũ lại được KBC sử dụng lại. Cụ thể, tại báo cáo hợp nhất công bố lần đầu, KBC tiếp tục ghi nhận phần "thu nhập khác" lên tới 1.918 tỷ đồng, đưa lợi nhuận của doanh nghiệp trong quý lên hơn 1.933 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ con số này chỉ là 77 tỷ đồng, bất chấp việc doanh thu bán hàng giảm 47%, lợi nhuận gộp giảm 56% so với cùng kỳ sau khi khấu trừ.

Kinh Bắc đã thực hiện việc đánh giá lại tài sản là khoản đầu tư vào Công ty Đầu tư Sài Gòn – Đà Nẵng theo quyết định thực hiện trong ngày 30/6/2022, ngày cuối cùng của kỳ báo cáo. Trước đó, ngày 29/8, KBC thông qua việc mua thêm 5,7 triệu cổ phiếu của Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng, nâng tỷ lệ sở hữu lên 48% và chuyển đơn vị này thành công ty liên kết.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mặc dù vậy, động thái này của KBC đã không được Ernst& Young Việt Nam (E&Y) chấp thuận. Theo đó, đơn vị kiểm toán cho biết, do số lượng tài sản lớn và tính định giá phức tạp, việc soát xét định giá trên chưa được hoàn tất. Do vậy, báo cáo tài chính soát xét bán niên tạm thời chưa ghi nhận thu nhập cho giao dịch cho đến khi E&Y hoàn thành soát xét định giá.

Như vậy, KBC đã quá vội vàng, nóng lòng thông tin trong báo cáo quý 2 của mình. Điều này cũng không khó hiểu, bởi nếu không có khoản này, doanh nghiệp mới chỉ đạt được 4,4% kế hoạch lợi nhuận sau thuế của cả năm.

Thực hư ra sao?

Thông báo mới nhất ngày 31/8 của KBC cho biết, doanh nghiệp "lấy làm tiếc" vì bản giải trình kèm chú giải từ đơn vị kiểm toán bị dư luận "hiểu chưa đúng sự thật".

"Điều này không có nghĩa khoản thu nhập sẽ không được thu nhập hay biến mất trên báo cáo tài chính mà sẽ được ghi nhận chính xác sau khi đơn vị kiểm toán hoàn thành việc suýt soát", doanh nghiệp nhận định.

Thông tin trên nhằm trấn an dư luận nhà đầu tư chứng khoán, khi tính đến hôm nay giá cổ phiếu của KBC đã giảm khá sâu. Tính 3 phiên gần nhất kể từ đầu tuần, mã này đã giảm 7,3% chỉ còn 34.300 đồng/cp, kèm theo đó là lượng cổ phiếu lớn bị bán tháo. Có thể thấy niềm tin của nhà đầu tư dành cho mã này đã phần nào suy giảm.

Và thực tế, điều khiến nhà đầu tư và dư luận quan tâm đến doanh nghiệp là kết quả kinh doanh thực chất chứ không phải sự "phù phép" nào. Nhìn lại dòng tiền của KBC trong 6 tháng đầu năm, công ty ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 142 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 353 tỷ đồng, dòng tiền đầu tư âm 808 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ âm hơn 1.700 tỷ đồng.

Tiền và các khoản tương đương của KBC chỉ còn 22 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số hơn 1.600 tỷ đồng của bán niên 2021. Và điều này mới phản ánh thực chất phần nào sức khỏe của Kinh Bắc hiện tại.

Nhóm ngành bất động sản cộng nghiệp hiện đang được hưởng lợi khi kỳ vọng về việc thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng cao. Đầu năm nay, KBC đã từng đạt đỉnh với hơn 46 ngàn mỗi cổ phiếu. Mặc dù vậy, theo một chuyên gia chứng khoán, KBC có nhiều thương vụ mua bán mà nhà đầu tư khó nắm được. Việc nhà đầu tư mua KBC phải thận trọng bởi theo ông, "KBC là mã mang tính đầu cơ cao".

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Trong bối cảnh nền kinh tế số bùng nổ, các quốc gia Đông Nam Á đang đồng loạt hành động để đảm bảo công bằng và chống thất thu thuế từ lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT). Indonesia và Việt Nam là hai ví dụ điển hình mới nhất, mỗi nước áp dụng một cách tiếp cận riêng nhưng cùng chung mục tiêu đưa hàng triệu nhà bán hàng online vào khuôn khổ thuế.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới ra thông báo khuyến cáo khách hàng cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo rong hoạt động mua bán vàng miếng.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia VPBankS đã chỉ ra các nguyên nhân khiến tỷ giá tiếp tục tăng trong bối cảnh đồng đô la tiếp tục giảm.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chiều 26/6, giá xăng dầu tiếp tục tăng theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính. Đây là điều chỉnh tăng lần thứ 5 liên tiếp. Theo đó, giá xăng RON 95 tiến gần mốc 22.000 đồng/lít.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Malaysia quyết định dừng áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội và thép không hợp kim từ Việt Nam sau 5 năm áp dụng, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thép.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam vẫn chưa thể góp mặt trong danh sách xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên sang thị trường mới nổi của MSCI trong tháng 6 này. Thị trường đặt nhiều kỳ vọng cho đợt đánh giá nâng hạng tháng 9 này của FTSE Russell.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Bật tăng mạnh sau thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump không kích Iran, giá dầu thế giới tăng bốc đầu, nhóm cổ phiếu dầu khí lại bất ngờ quay đầu giảm, trung bình giảm gần 5% thị giá, sau thông tin có thỏa thuận ngừng bắn tại Trung Đông.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sau khi giảm mạnh hơn 10 điểm, tương đương giảm khoảng 0,7%, thị trường chứng khoán ngày 23/6 chỉ còn mất 1,7 điểm thời điểm chốt phiên sáng.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Động thái tấn công Iran từ Chính quyền ông Trump đã làm căng thẳng thêm xung đột giữa Israel và Iran, các thị trường tài chính trên thế giới, trong đó có chứng khoán, được cho sẽ đứng trước nhiều thách thức.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, thị trường đang cùng lúc xuất hiện nhiều biến số, từ câu chuyện của Fed, xung tại Trung Đông hay thuế quan của Mỹ, tuy nhiên biến số lớn nhất nhà đầu tư cần quan tâm chín là nội tại nền kinh tế.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thị trường chứng khoán trong nước giữ tâm lý lạc quan khi bật tăng hơn 22 điểm nhờ đồng loạt các mã cổ phiếu và các nhóm ngành tăng giá, bất chấp lo lắng từ như xung đột giữa Iran - Israel hay thông tin thuế đối ứng của Mỹ.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tình hình kinh tế tại châu Á trong các ngày qua có phần ổn định mặc cho nhiều biến động trên thế giới và giá dầu tăng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
F88 đang từng bước chuẩn bị để chính thức tham gia thị trường chứng khoán với hơn 8,2 triệu cổ phiếu đăng ký, mệnh giá 10.000 đồng.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Diễn biến của tỷ giá VND/USD không còn xuất phát từ các yếu tố quốc tế như DXY hay CNY, mà đến từ sự thay đổi trong chiến lược cấu trúc vốn và nghĩa vụ trả nợ ngoại tệ, điều này có thể tạo nên áp lực mang tính dài hạn, ông Trần Ngọc Báu - CEO Công ty Dữ liệu Kinh tế Tài chính WiGroup cho biết.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Thế giới dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ trải qua ​​thập kỷ tăng trưởng chậm nhất kể từ những năm 1960 do tác động từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
2 tuần
Xem thêm