Chủ nhật, 21/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

CEO Dolphin Sea Air: 'Linh hoạt, thích ứng kịp thời' là từ khoá giúp doanh nghiệp vượt sóng dữ

Hồng Gấm
- 10:30, 14/10/2021

(DNTO) - Trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng phát triển, đại dịch Covid-19 như một đòn giáng vào hoạt động của các doanh nghiệp dịch vụ hậu cần khi các quốc gia liên tiếp đóng cửa biên giới. Để ứng phó với những khó khăn hiện tại và sắp tới, doanh nghiệp (DN) cần có chiến thuật ứng biến linh hoạt hơn.

Ông Trần Đăng Nam, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội, CEO Dolphin Sea Air Services Corp.

Ông Trần Đăng Nam, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội, CEO Dolphin Sea Air Services Corp.

Là một doanh nhân có gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải quốc tế, đồng sở hữu nhiều công ty logistics (kho vận) tại nhiều quốc gia, ông Trần Đăng Nam, CEO logistics Dolphin chia sẻ với Doanh Nhân Trẻ rằng đã không ít lần chới với trước những khủng hoảng ập đến.

Tuy nhiên, sau mỗi “cơn bão” sẽ thực sự là “phép thử” để nâng cao năng lực của doanh nghiệp, làm tiền đề cho sự phát triển bền vững hơn. Những doanh nghiệp có nền tảng kinh doanh bền vững, tính liên kết cao, linh hoạt đổi mới và có sự thích ứng nhạy bén với thời cuộc, sẽ không những vượt qua khủng hoảng mà còn tăng trưởng bứt phá ngoạn mục trong giai đoạn mới.

Phóng viên: Làn sóng Covid-19 lần thứ 4 vừa qua tác động thế nào đến doanh nghiệp của ông?

Ông Trần Đăng Nam: Đại dịch Covid-19 từ đầu năm 2021 diễn biến rất phức tạp và căng thẳng ở nước ta, đặc biệt các ổ dịch tập trung tại những thành phố và các khu công nghiệp trọng điểm như: TP.HCM, Hải Dương, Bắc Giang,… khiến hoạt động kinh doanh của rất nhiều công ty, trong đó bao gồm các công ty dịch vụ logistics chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

Tại Dolphin Sea Air Services Corp, chúng tôi đã phải đối mặt với nhiều thách thức, có thể tổng hợp thành 4 nhóm lớn như sau:

- Sự thiếu hụt về mặt nhân sự, về tải/chỗ/container.

- Sự ùn tắc thường xuyên tại các cảng trung chuyển cũng như thu hồi và tái đầu tư dòng tiền; các cửa khẩu biên giới giáp Trung Quốc vốn đã thường xuyên bị quá tải, nay ảnh hưởng dịch nên thường xuyên bị lưu xe, việc thông quan trở nên phức tạp và mất thời gian.

- Sự sụt giảm trong doanh thu nhưng lại tăng cao trong chi phí. Chúng tôi đang phải gồng gánh một mức chi phí gia tăng đáng kể trong cả vận hành nội bộ và vận hành dịch vụ.

- Đáng lo ngại nhất là từ việc các doanh nghiệp FDI đang có dấu hiệu từ bỏ hoặc di dời khỏi Việt Nam.

Từ cuối năm 2020, xác định cuộc chiến với Covid-19 là một cuộc chiến trường kỳ, chúng tôi đã nhanh chóng đưa ra những giải pháp phòng, chống dịch và các kịch bản kinh doanh khác nhau, do đó khá may mắn khi doanh thu trong nửa đầu năm 2021 của hệ thống tương đối khả quan.

Với vai trò là người quản lý, tôi cho rằng Dolphin Sea Air Services Corp. có khả năng hoàn thành mục tiêu kinh doanh và tài chính của năm 2021 ở mức cao.

* Công ty của ông đã có chiến lược gì trong việc vượt “bão Covid-19” để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh?

Covid-19 như một chất xúc tác mạnh mẽ để toàn bộ doanh nghiệp trên thị trường, đặc biệt là logistics phải thích ứng nhanh nếu không muốn bị đứt gãy hoạt động kinh doanh.

Covid-19 như một chất xúc tác mạnh mẽ để toàn bộ doanh nghiệp trên thị trường, đặc biệt là logistics phải thích ứng nhanh nếu không muốn bị đứt gãy hoạt động kinh doanh.

- Logistics về cơ bản là một ngành yêu cầu sự linh hoạt và thích ứng liên tục với thị trường. “Linh hoạt, thích ứng kịp thời” cũng là một trong những giá trị cốt lõi trong doanh nghiệp chúng tôi.

Trong kỷ nguyên 4.0, Covid-19 như một chất xúc tác mạnh mẽ để toàn bộ doanh nghiệp trên thị trường phải đẩy mạnh đặc điểm này nếu không muốn bị đứt gãy hoạt động kinh doanh hoặc phải dừng lại.

 

Trời càng tối thì càng dễ dàng tìm thấy tia sáng, trong thách thức càng có nhiều cơ hội. Có thể biến nguy thành cơ được hay không phụ thuộc phần lớn vào văn hóa doanh nghiệp. Nếu một tổ chức có văn hóa làm việc linh hoạt, sáng tạo, năng động, cởi mở hay đơn giản là đoàn kết, tuân thủ, tiết kiệm thì việc thích nghi với sự thay đổi và nhanh chóng tìm ra con đường mới là hoàn toàn khả thi.

Ông Trần Đăng Nam

Trong thời kỳ khủng hoảng hiện nay, về mặt quản lý, ban lãnh đạo Dolphin Sea Air Services Corp. đã ápdụng mô hình chiến lược 3S, bao gồm Strategy – Style – Structure cho doanh nghiệp. Cụ thể:

- Strategy (Chiến lược quản trị phù hợp): Chúng tôi chọn BSC/OKR – một chiến lược đã được áp dụng rất thành công tại những tập đoàn toàn cầu như Google, Intel...  Lợi thế của phương pháp này là tính minh bạch, tính đo lường chính xác và tính đối thoại. BSC/OKR cũng giúp doanh nghiệp xác định những mục tiêu ngắn hạn để có thể nhanh chóng thay đổi – thích ứng, bởi trong thời kỳ khủng hoảng, những mục tiêu 3 - 5 năm không còn phù hợp.

- Style (Phong cách lãnh đạo đổi mới): Chúng tôi chọn phong cách lãnh đạo thích ứng. Nếu như trước kia, các lãnh đạo truyền thống được coi là các cá nhân xuất sắc, tự mình chèo lái tổ chức, tự mình đưa ra quyết định, thì với mô hình lãnh đạo thích ứng, các lãnh đạo được coi là xuất sắc khi họ xây dựng được một đội nhóm xuất sắc và phối hợp hoàn hảo bộ máy phía dưới để đạt được thành công.

- Structure (Xây dựng cơ cấu tổ chức): Chúng tôi đổi mới cơ cấu, sản phẩm, chính sách... để tạo ra sân chơi và luật chơi; phân tích chi tiết chuỗi giá trị doanh nghiệp để biết rõ những bộ phận nào cần thay đổi, những bộ phận nào đang hoạt động hiệu quả.

Về mặt nội bộ, dựa vào những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, chúng tôi xây dựng sổ tay văn hóa, tạo nền tảng cho một văn hóa vững mạnh trên toàn hệ thống, kể cả trong giai đoạn khủng hoảng. Việc cán bộ nhân viên thấm nhuần 6 giá trị cốt lõi, ghi nhớ sổ tay văn hóa, đặc biệt là giá trị linh hoạt ứng biến với mọi sự thay đổi để đạt mục tiêu giúp chúng tôi nhanh chóng vượt qua những giai đoạn khó khăn.

* Hoạt động hỗ trợ công nhân viên trong công ty trong thời gian qua được triển khai như thế nào, thưa ông?

- Dolphin Sea Air Services Corp. luôn coi trọng yếu tố con người phù hợp là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp để có những chính sách tốt về nhân sự, đảm bảo môi trường làm việc trong sạch, nhất quán, đề cao tinh thần đồng đội, tinh thần chiến binh trong mọi hoàn cảnh.

Dưới tác động của dịch Covid-19, công ty chú trọng các biện pháp phòng, chống dịch, nhanh chóng đảm bảo sức khoẻ cho cán bộ nhân viên và thích ứng linh hoạt ưu tiên hàng đầu. Ví dụ, nhân sự làm việc tại nhà và chia tách ở những khu vực khác nhau, chế độ làm việc chia ca nhưng vẫn đảm bảo trả lương đầy đủ cũng như các dịch vụ khác.

 

Dolphin Sea Air Services Corp. luôn coi trọng yếu tố con người phù hợp là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp để có những chính sách tốt về nhân sự, đảm bảo môi trường làm việc trong sạch, nhất quán, đề cao tinh thần đồng đội, tinh thần chiến binh trong mọi hoàn cảnh.

Quan tâm chăm lo cho đời sống – tinh thần của nhân viên, từ những nhân viên cấp thấp nhất, đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng, chính là yếu tố tiên quyết cho sự thành bại của mỗi doanh nghiệp.

Ông Trần Đăng Nam

Rất nhiều hoạt động gắn kết nội bộ đã được tổ chức như: Go Green, Coffee Talk, chương trình phủ sóng vaccine trên toàn hệ thống, Online games và Online events... giúp người lao động thêm tin tưởng, gắn kết bền vững với doanh nghiệp, góp phần thực hiện tốt mục tiêu kép “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế”, ngay cả trong giai đoạn làm việc từ xa 60%. 

Đẩy mạnh công tác truyền thông thúc đẩy tinh thần mạnh mẽ và chiến binh, tinh thần chia sẻ, truyền lửa đưa ra các thông điệp nội bộ, tâm thư từ lãnh đạo về làm thế nào để tồn tại, tiêu diệt tinh thần tiêu cực, sợ hãi.

Ngoài ra, trong giai đoạn đất nước và nhân dân gặp khó khăn, là một doanh nhân Việt Nam, chúng tôi ý thức rõ ràng trách nhiệm của mình với cộng đồng, tập trung vào các hoạt động xã hội. Việc thành lập Quỹ Nhân ái Dolphin Sea Air chính là minh chứng rõ ràng của việc này.

Quỹ được thành lập từ công ty và tập thể cán bộ nhân viên với 3 mục đích chủ chốt: Hỗ trợ cán bộ nhân viên khó khăn hoặc không may là nạn nhân Covid-19; hỗ trợ những hoàn cảnh yếu thế trong xã hội, hỗ trợ cộng đồng; hỗ trợ thế hệ trẻ Việt Nam phát triển khi thành lập các quỹ học bổng.

Tôi cho rằng, quan tâm chăm lo cho đời sống – tinh thần của nhân viên, từ những nhân viên cấp thấp nhất, đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng, chính là yếu tố tiên quyết với sự thành bại của mỗi doanh nghiệp.

Từ tất cả những hoạt động, chính sách và chiến lược trên, tập đoàn của chúng tôi đã đạt được nhiều thành tựu khả quan, ngay cả trong giai đoạn khó khăn của đại dịch Covid-19.

 * Tình hình kinh tế VN đang ở giai đoạn khó khăn do dịch bệnh, ông có những đề xuất gì với các lãnh đạo bộ ngành về chính sách, chủ trương trong phát triển kinh tế bình thường mới?

- Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại, Nhà nước và Chính phủ đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trên toàn quốc nói chung và doanh nghiệp logistics nói riêng.

Với Dolphin Sea Air Services Corp., chúng tôi rất trân trọng những hiệp định tự do thương mại giữa các nước như EVFTA, RCEP, CPTPP, bởi những hiệp định này đã mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam phát triển sản xuất, thương mại và đầu tư. Những yếu tố trên sẽ tạo cơ hội lớn cho ngành dịch vụ logistics phát triển cả về quy mô kinh doanh lẫn chất lượng cung cấp dịch vụ.

Vào tháng 5/2021, để việc lưu chuyển hàng hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc được thông suốt, Bộ trưởng Bộ Công thương đã đề nghị Tổng cục Hải quan Trung Quốc miễn kiểm tra, xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trên nông- thủy sản, thực phẩm đông lạnh của Việt Nam khi xuất khẩu sang quốc gia này, đây cũng là một trong những hoạt động khích lệ to lớn cho doanh nghiệp vận tải như chúng tôi.

Về những đề xuất thời gian sắp tới, tôi mong muốn Chính phủ tiếp tục thúc đẩy ba kế hoạch trọng điểm như sau:

Thứ nhất, chiến dịch vaccine toàn quốc. Mong muốn toàn dân sẽ sớm được phổ cập vaccine để sớm hoàn thành mục tiêu miễn dịch cộng đồng và tạo điều kiện cho đời sống kinh tế - xã hội được bình ổn với tốc độ nhanh nhất.

Thứ hai, thúc đẩy quá trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số. Đại dịch là chất xúc tác thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành dịch vụ logistics, trong điều kiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Vì vậy, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Việt Nam đang tích cực chuyển đổi số nhằm thay đổi sự trì trệ, tạo sự đột phá để nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí logistics, tăng trưởng, có thêm khách hàng và đạt lợi nhuận vượt trội so với trước khi chuyển đổi, hướng tới mục tiêu như Chính phủ đã đề ra trong Quyết định số 200/2017 là giảm chi phí logistics đang ở mức cao.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ năng lực tài chính, năng lực vận hành để thực hiện quá trình này, chúng tôi rất mong có nhiều chuyên đề hỗ trợ, đào tạo từ Nhà Nước để quá trình này diễn ra nhanh chóng hơn.

Thứ ba, tiếp tục nâng cấp và đồng bộ cơ sở hạ tầng. Để ngành dịch vụ logistics tiếp tục phát triển trong điều kiện mới này, Chính phủ cần quan tâm đầu tư mạnh hơn về phát triển kết cấu hạ tầng logistics đi đôi với cải thiện các thủ tục hành chính, trước hết là các cảng biển nước sâu, khu vực Lạch Huyện và Bà Rịa – Vũng Tàu vì hơn 90% hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam là thông qua đường biển.

Bên cạnh đó, cần tập trung phát triển vận tải đường thủy nội địa, nhất là có luồng lạch cho tàu 20.000 DWT vào- ra thuận tiện ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long – nơi có trên 60% hàng hóa nông hải sản xuất khẩu của cả nước. Cùng với đó, việc phát triển một trung tâm logistics ở Cần Thơ chắc chắn sẽ giúp giảm thiểu chi phí logistics cho khu vực và cả nước.

Trong tương lai, việc phát triển tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ giúp cho việc vận chuyển hàng hóa trong nước và liên vận quốc tế đi châu Âu được thúc đẩy mạnh mẽ, giảm chi phí vận tải ở mức cao, tạo thuận lợi cho các hoạt động cung cấp dịch vụ logistics như các doanh nghiệp mong đợi.

* Ông có những kỳ vọng gì trong điều hành kinh tế vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế Việt Nam sau Covid-19?

Tôi kỳ vọng vào sự khôi phục và phát triển kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam sau dịch bệnh. Chính phủ Việt Nam đã hiểu sinh mệnh của doanh nghiệp nằm ở việc duy trì dây chuyền sản xuất cũng như chuỗi cung ứng, thì việc dừng sản xuất là điều mà không doanh nghiệp nào mong muốn.

Vì thế, tôi đánh giá cao sự linh hoạt, sáng tạo của Chính phủ Việt Nam khi chuyển từ “Zero Covid-19' sang thích ứng an toàn, để thúc đẩy phát triển kinh tế”, cùng các chính sách hỗ trợ, đơn giản hóa thủ tục hành chính của chính quyền sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam hồi phục nhanh chóng trong thời gian sớm nhất. 

Với kỳ vọng số lượng ca nhiễm mỗi ngày sẽ giảm và việc đi lại được nới lỏng từ đầu tháng 10, nhu cầu tín dụng sẽ tăng trở lại vào cuối quý IV/2021.

Nhìn về năm 2022, lãi suất thấp sẽ hỗ trợ cho tăng trưởng tín dụng khi tiêu dùng trong nước dần hồi phục sau đại dịch. Những khoảng trống tăng trưởng sẽ được bù đắp trong các quý tiếp theo khi hoạt động sản xuất kinh doanh vận hành bình thường trở lại.

Sự quan tâm chỉ đạo sát sao Đảng, Nhà nước, đặc biệt là sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nền kinh tế vĩ mô vẫn bảo đảm ổn định và có điểm sáng sau Covid-19, mặc dù trong đó, lạm phát vẫn là áp lực, tăng trưởng không đạt kỳ vọng nhưng tổng thể vẫn là khá cao nếu so với các nước trong khu vực và thế giới.

Cán cân thanh toán tổng thể thặng dư, tạo điều kiện gia tăng củng cố dự trữ ngoại hối. Thâm hụt ngân sách, nợ công, nợ nước ngoài được kiểm soát ở mức an toàn cho phép. Thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định, lãi suất cho vay giảm, tỷ giá ổn định, thanh khoản của hệ thống ngân hàng bảo đảm.

Trong bức tranh với màu xám chiếm chủ đạo, vẫn cho thấy vẫn có những điểm sáng và cơ hội phía trước. Các doanh nghiệp có lợi thế ngành nghề, chiến lược thích ứng dài hạn, được điều chỉnh phù hợp sẽ có thể nắm bắt tốt hơn các cơ hội phát sinh ngắn hạn và các cơ hội mới trong dài hạn.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 20/4, tại Cà Mau, Caravan Doanh nhân trẻ Nam Bộ đã trao tặng 5 căn nhà tình nghĩa tại huyện Ngọc Hiển và huyện U Minh; 1 cây cầu nông thôn mới cho người dân huyện Đầm Dơi với tổng kinh phí gần 1,2 tỷ đồng.
7 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp hai tỉnh Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế sẽ giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh và sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hai tỉnh; thúc đẩy hợp tác đầu tư, kinh doanh, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh; hợp tác, kết nối tiêu thụ sản phẩm...
7 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh thu thuần xuất khẩu của Vinamilk 2023 tăng 4,4% trong bức tranh chung nhiều khó khăn. Trước thềm đại hội cổ đông sẽ tổ chức ngày 25/4 tới, dự báo, mảng xuất khẩu của Vinamilk trong quý I duy trì được phong độ so với cùng kỳ năm trước trên mức nền cao.
23 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Căng thẳng Trung Đông đang tác động tiêu cực lên hoạt động thương mại quốc tế, gây khó khăn không nhỏ đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu Việt Nam, buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh lại chiến lược của mình. Đặc biệt, việc đầu tư xây dựng các kế hoạch dự phòng rủi ro chuỗi cung ứng cũng ngày càng trở nên cấp thiết.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong 4 ngày (từ 15-18/4), Ban Hợp tác Quốc tế của Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HanoiBA) đồng hành cùng Câu lạc bộ VCB Connect (thuộc HanoiBA), tổ chức đoàn xúc tiến thương mại tại Quảng Châu (Trung Quốc), và tham dự “Hội chợ Hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc Canton Fair lần thứ 135”.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 18/4, tại TTC Van Phong Bay Resort, Chủ tịch Tập đoàn TTC Đặng Văn Thành đã có buổi chia sẻ với hơn 300 khách mời là doanh nhân, đại diện ngân hàng, trường đại học, các đối tác, khách hàng, thành viên của cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội, các nhà khởi nghiệp trẻ, những người quan tâm đến quản trị - kinh doanh… về kinh nghiệm quản trị và điều hành doanh nghiệp, quản trị thương hiệu.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong bối cảnh tổng cầu vẫn suy yếu, theo chuyên gia, chính sách vĩ mô thời gian tới cần phải “nhẹ” về tiền tệ và “nặng” về tài khoá, khơi thông lại nguồn lực đầu tư tư nhân trở thành động lực tăng trưởng chính và quan trọng nhất
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 17/4, Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng (YBA Đà Nẵng), đã đón tiếp đoàn công tác Thành phố tiêu biểu Goyang (Hàn Quốc), đến thăm, làm việc và ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng về đào tạo và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nhờ những nỗ lực giảm phát thải, tăng trưởng xanh đã giúp nhóm doanh nghiệp này dễ dàng được các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước rót vốn.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Với chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm, đầu tư bài bản ở cả mảng phát hành lẫn chấp nhận thanh toán thẻ đã giúp Sacombank tăng trưởng mạnh mẽ số lượng khách hàng thẻ tín dụng, đến nay đã đạt mốc 1 triệu khách hàng.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo chuyên gia, doanh nghiệp logistics phải tìm cách giảm phát thải trong chính hoạt động vận chuyển, vận tải và vận hành để không bị đào thải khỏi các hoạt động thương mại toàn cầu.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Giải thưởng này do Tạp chí Kinh tế Việt Nam / VnEconomy / Vietnam Economic Times tổ chức từ năm 2001, nhằm ghi nhận các doanh nghiệp FDI có hoạt động sản xuất, kinh doanh ấn tượng và đóng góp tích cực cho địa phương và nền kinh tế quốc gia.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo đó, hai bên sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thành viên tham gia mở rộng thị trường, liên danh liên kết đầu tư, trên cơ sở bình đẳng và lợi ích chung, tuân thủ theo luật pháp và quy định của mỗi bên.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 16/4, tại Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã có buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), về việc phối hợp triển khai các hoạt động hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực KH&CN, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vinschool - Hệ thống giáo dục lớn nhất Việt Nam thuộc Tập đoàn Vingroup - bắt đầu tuyển sinh tại đảo ngọc Phú Quốc và dự kiến khai giảng khóa đầu tiên tại Phú Quốc vào tháng 8/2024. Nằm trong khuôn viên siêu quần thể Phú Quốc United Center, Vinschool Grand World Phú Quốc với đầy đủ các cấp học sẽ là “làn gió mới” đem chương trình giáo dục toàn diện nhất tới Thành phố đảo Ngọc.
5 ngày
Xem thêm