Thứ ba, 16/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Bộ Tài chính ứng tiền trả nợ vay cho dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông

Bạch Dương
- 17:15, 21/10/2021

(DNTO) - Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông tăng hơn 9,2 nghìn tỷ đồng so với tổng mức đầu tư ban đầu. Đến kỳ trả nợ gốc khoản vay, Bộ Tài chính đã ứng từ quỹ tích lũy để trả nợ theo cam kết của Chính phủ tại các Hiệp định vay đã ký.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa khai thác nhưng đã đến kỳ trả nợ theo hiệp định vay vốn. Ảnh: TL.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa khai thác nhưng đã đến kỳ trả nợ theo hiệp định vay vốn. Ảnh: TL.

Dự án tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông gặp nhiều vướng mắc trong triển khai xây dựng, hiện vẫn trong quá trình nghiệm thu. Báo cáo của Chính phủ cũng chưa đưa ra mốc thời gian cụ thể "chốt" ngày vận hành chính thức của tuyến đường sắt đô thị này.

Theo báo cáo, để dự án được vận hành sau khi bàn giao về TP Hà Nội, tổng thầu EPC phải đưa các chuyên gia kỹ thuật của nhà sản xuất, nhà cung cấp sang bảo hành, bảo trì thiết bị và mua sắm các vật tư dự phòng. Tuy nhiên, dịch Covid-19 phức tạp nên kéo dài thời gian huy động nhân sự của tổng thầu. Đồng thời, khi đưa các chuyên gia kỹ thuật sang Việt Nam sẽ phải thực hiện cách ly y tế, nên cần tối thiểu 30 ngày để các chuyên gia này có mặt ở Việt Nam, bắt đầu vận hành dự án.

Mặt khác, do dự án chậm hoàn thành bàn giao cho UBND TP Hà Nội nên thành phố chưa tiếp nhận, trả nợ gốc khoản vay lại theo cơ chế tài chính đã được phê duyệt.

Vừa qua, đến kỳ trả nợ gốc khoản vay lại của các hiệp định vay, Bộ Tài chính đã ứng từ quỹ tích lũy để trả nợ theo cam kết của Chính phủ tại các hiệp định vay đã ký.

Hiện nay,Thủ tướng đang chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải (GTVT) sớm hoàn thành thủ tục để bàn giao cho UBND TP Hà Nội làm cơ sở chuyển giao khoản nợ để TP Hà Nội thực hiện trả nợ theo cơ chế tài chính của dự án.

Đồng thời, theo chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng đề xuất báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép bổ sung danh mục "Trả nợ gốc các hiệp định vay của dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông" trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Giao thông vận tải để trả nợ gốc khoản vay lại của dự án.

Theo báo cáo của Chính phủ, dự án đã ký 3 hiệp định với tổng vốn vay gần 670 triệu USD, gồm hiệp định số 1 (ngày 22/10/2008) vay 1,2 tỷ NDT, tương đương 169 triệu USD. Hiệp định vay số 2 năm 2009, là 250 triệu USD và hiệp định vay số 3 vào năm 2017 với số tiền 250,62 triệu USD.

Đến tháng 10, dự án đã giải ngân 84,2%, với 731,25 triệu USD. Trong số này vốn nước ngoài giải ngân được hơn 618 triệu USD (92,3%) và trong nước 149,14 triệu USD (75,2%). Số tiền còn lại chưa giải ngân cho tổng thầu hơn 89,9 triệu USD, đã gồm 31,69 triệu USD chi phí 5% giữ lại.

Tổng mức đầu tư của dự án đã tăng thêm hơn 9.231 tỷ đồng, tương đương 315,8 triệu USD so với ban đầu. Vốn đầu tư "đội" thêm là do thay đổi phương án và bổ sung một số hạng mục xây dựng, thi công, cũng như biến động giá nguyên vật liệu do thời gian thi công kéo dài nhiều năm.

Ngoài vướng mắc về thi công, dự án tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông cũng đang gặp khó khăn trong thanh toán và thực hiện các kết luận của Kiểm toán Nhà nước. Việc này cũng ảnh hưởng phần nào tới tiến độ nghiệm thu, bàn giao đưa dự án vào vận hành.

Để gỡ khó cho dự án này, lãnh đạo Chính phủ thời gian qua đã có nhiều cuộc trao đổi, làm việc với lãnh đạo Chính phủ Trung Quốc, Bộ  GTVT, TP Hà Nội... Với các tồn tại còn lại của dự án, Chính phủ cho biết đang chỉ đạo Bộ GTVT và các đơn vị liên quan giải quyết dứt điểm.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông dài 13 km gồm 12 ga và một khu Depot. Tổng mức đầu tư ban đầu 8.770 tỷ đồng (gần 553 triệu USD), sau đó điều chỉnh lên 18.002 tỷ đồng (hơn 868 triệu USD). Trong số này, vốn vay ODA Trung Quốc là 13.867 tỷ đồng, vốn đối ứng 4.134 tỷ.

Tháng 9/2018, dự án đã cơ bản hoàn thành xây dựng và bắt đầu chạy thử liên động toàn hệ thống. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn chưa hoàn thành các thủ tục nghiệm thu, bàn giao.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
VN-Index mất gần 60 điểm chỉ trong phiên chiều. Cả bảng điện tử đỏ rực khi có tới hơn 150 mã rơi vào giảm sàn và gần 600 mã giảm giá.
9 giờ
Tài chính - Thị Trường
Yêu cầu phát triển bền vững tăng lên sẽ khiến giá tín chỉ carbon tăng để tạo sức ép cho các đối tượng gây phát thải lớn, đồng thời cũng đòi lại quyền lợi cho những người bị ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu.
11 giờ
Công nghệ Số hóa
Google thông báo sẽ cung cấp miễn phí những tính năng chỉnh sửa ảnh được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI) đến tất cả người dùng, bất kể là họ sử dụng iOS hay Android.
17 giờ
Tài chính - Thị Trường
Theo giới phân tích, tuần giao dịch mới (15-19/4), trong bối cảnh thị trường đang có hai luồng thông tin trái chiều, nhiều khả năng các chỉ số chứng khoán sẽ giằng co trong biên độ hẹp trước khi một xu thế mới được xác lập.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong nửa đầu tháng 4, thị trường ghi nhận thêm 8 ngân hàng ban hành biểu lãi suất mới, thay đổi bất ngờ khi ồ ạt tăng lãi suất huy động đã trở lại với mức tăng từ 0,1 - 0,3%/năm. Điều này dường như là tín hiệu cho cuộc chạy đua mời gọi thị trường đổ tiền vào ngân hàng.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhu cầu vốn cho phát triển doanh nghiệp tại Việt Nam đang rất lớn, để mở khóa thị trường đón dòng vốn đầu tư nước ngoài, nhằm giảm lệ thuộc vốn trung và dài hạn vào hệ thống ngân hàng, thị trường rất cần vai trò của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm hay bảo lãnh trái phiếu. 
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Cổ phiếu QCG của Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai tăng kịch trần, kết phiên trong tình trạng cháy hàng. Đáng nói, diễn biến này xảy ra ngay sau phán quyết toà án của vụ Vạn Thịnh Phát liên quan trực tiếp đến Quốc Cường Gia Lai.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sau báo cáo lạm phát của Mỹ với kết quả nằm ngoài dự báo trước đó, chỉ số DXY tăng vọt, vậy liệu có hay không áp lực với tỷ giá trong nước?
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giá dầu diezen và dầu hỏa tăng mạnh trong kỳ điều hành 11/4, giá xăng biến động không lớn
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng đạt mức 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thanh khoản trên thị trường sụt giảm phiên thứ 4 liên tiếp cho thấy sự thận trọng của nhà đầu tư, cũng như lo lắng về rủi ro có thể xảy ra với thị trường.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Hiện sắp vào mùa cao điểm, giá vé máy bay nội địa tăng cao đã khiến nhiều doanh nghiệp du lịch gặp áp lực.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhiều ngân hàng đặt ra các kế hoạch kinh doanh tăng mạnh so với cùng kỳ, thể hiện sự lạc quan về tình hình kinh tế năm nay cũng như muốn các cổ đông nhìn thấy được quyết tâm của chính họ trong giai đoạn nhiều thử thách này.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Quý 1/2024, nền kinh tế bắt đầu ngấm vốn và "chảy" trở lại sau thời gian dài suy giảm, để đích tăng trưởng tín dụng cho cả năm bớt chênh vênh, kỳ vọng nhà điều hành sẽ tiếp tục triển khai các chương trình lãi suất ưu tiên, duy trì ổn định và thực chất, để doanh nghiệp chủ động với bài toán kinh doanh. 
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chi phí cuộc sống gia tăng trong khi các tài chính hộ gia đình khó khăn hơn đã khiến lĩnh vực tiêu dùng không tăng trưởng như kì vọng, lo ngại tác động đến tăng trưởng kinh tế.
6 ngày
Xem thêm