Thứ hai, 20/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Bộ Công thương: Việc tiếp tục nhập khẩu các nguyên liệu thô là hoàn toàn chấp nhận được

Huyền Trang
- 17:34, 06/04/2021

(DNTO) - Theo Bộ Công thương, quá trình hội nhập kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều dấu hiệu tích cực. Hiện nay, để phục vụ cho sản xuất trong nước, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu thô để chế biến thành sản phẩm có giá trị cao hơn.

Với những mặt hàng Việt Nam chưa có thế mạnh sản xuất trong nước, hoàn toàn có thể nhập khẩu nguyên liệu thô. Ảnh: T.L.

Với những mặt hàng Việt Nam chưa có thế mạnh sản xuất trong nước, hoàn toàn có thể nhập khẩu nguyên liệu thô. Ảnh: T.L.

Bộ Công thương cho biết, trong suốt 70 năm qua (1951 – 2021), quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước trong khu vực châu Á, châu Phi ngày càng được phát triển, với đa dạng hóa nhóm mặt hàng xuất khẩu theo từng thị trường cụ thể và đa dạng hóa thị trường cho các nhóm mặt hàng cụ thể.

Hiện khu vực Đông Bắc Á, ASEAN, Nam Á, Tây Á và Châu Phi vẫn là những thị trường cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào phong phú và đa dạng cho Việt Nam với các mặt hàng như nguyên phụ liệu dệt may, hóa chất, sắt thép, xăng dầu, khí đốt hay các nhóm mặt hàng mà Việt Nam chưa có thế mạnh sản xuất trong nước.

“Việc nhập khẩu các nguyên liệu thô có giá trị thấp sau đó sản xuất và xuất khẩu hàng hóa thành phẩm có giá trị gia tăng cao hơn là hoàn toàn có thể chấp nhận được trong bối cảnh Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay”, Bộ Công thương cho biết.

Cũng theo Bộ Công thương, trong suốt 70 năm qua, từ thế bị bao vây, cô lập ở những năm đầu thập kỷ 90, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đến nay đã mang một sắc thái mới.

Những năm 1955, các tổ chức kinh tế Việt Nam mới chỉ đặt quan hệ xuất nhập khẩu với các công ty Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Sri Lanka,… và đến năm 1964, miền Bắc đã có quan hệ thương mại với 40 nước so với 10 nước của năm 1955. Tuy nhiên, đặc điểm cơ bản của hoạt động ngoại thương giai đoạn 1955- 1975 là xuất khẩu tăng chậm và xuất nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa, các nước này chiếm từ 85% đến 90% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của ta với nước ngoài.

Bắt đầu từ năm 1986, hoạt động ngoại thương của Việt Nam mới thực sự có những bước tiến vượt bậc nhờ thực hiện chính sách mở cửa, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ xuất nhập khẩu với hơn 100 nước và lãnh thổ thuộc đủ các châu lục trên thế giới.

Cụ thể, Việt Nam đã ký Hiệp định hợp tác thương mại với EU; bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ (12-07-1995); Việt Nam đã ra nhập ASEAN (năm 1995). Ngoài ra, nước ta cũng đã tham gia nhiều tổ chức kinh tế quốc tế. Đây là những điều kiện thuận lợi để Việt Nam đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, mở rộng xuất nhập khẩu và hợp tác kinh tế với các nước và các tổ chức kinh tế khu vực.

Theo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công thương), thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này đã có sự thay đổi rất cơ bản. Quan hệ thương mại với các nước thuộc khu vực châu Á, châu Mỹ, châu Đại dương tăng dần trong xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam; trong khi đó, quan hệ thương mại với khu vực châu Âu, đặc biệt là Đông Âu và các nước thuộc Liên Xô (cũ) giảm mạnh vào những năm 80 và nửa đầu 1990.

Trong 70 năm, giao thương Việt Nam với các nước trong khu vực đã đạt được những bước tiến vượt bậc. Ảnh: T.L.

Trong 70 năm, giao thương Việt Nam với các nước trong khu vực đã đạt được những bước tiến vượt bậc. Ảnh: T.L.

Đến năm 2001-2010, hoạt động ngoại thương của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007. Đây trở thành cột mốc quan trọng đối với hoạt động thương mại của Việt Nam. Tiếp đó là đàm phán FTA song phương với EU, Nhật Bản, Chi Lê được khởi động và thu được những kết quả quan trọng.

Đến tháng 12/2008, Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) với Nhật Bản được ký kết. Trong giai đoạn này, các thị trường chủ lực vẫn là Châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và châu Đại Dương. Trong đó, chủ yếu là: ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ.

Giai đoạn năm 2011 – 2020, về cơ bản, khu vực châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu truyền thống, quan trọng của Việt Nam với tỷ trọng ổn định trên dưới 50% trong tổng giá trị xuất khẩu ra thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã và đang không ngừng đa dạng hóa nhóm mặt hàng xuất khẩu theo từng thị trường cụ thể cũng như đa dạng hóa thị trường cho các nhóm mặt hàng cụ thể để linh hoạt với sự thay đổi của nhu cầu thị trường.

So với kế hoạch Chiến lược đề ra, đến hết năm 2020, xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Á và Châu Mỹ vượt mục tiêu đề ra với tỷ trọng chiếm lần lượt là 50,6% và 29,1% (so với kế hoạch là 46% và 25%).

“Chính vì sự chiếm ưu thế mạnh mẽ của các thị trường thuộc khu vực châu Á và châu Mỹ với các đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông..., chỉ tiêu tỷ trọng trong xuất khẩu của các châu lục còn lại chưa thể đạt được”, Bộ Công thương cho biết.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Hiện nhu cầu thuê nhà của người lao động rất lớn, song "tìm đỏ mắt" vẫn không kiếm được ngân hàng cho cho vay lãi suất làm dự án dưới 10%, trong khi giá thuê thấp, pháp luật siết phần trăm lợi nhuận...  đang là những rào cản khiến chủ đầu tư quay lưng với phân khúc này.
12 giờ
Tài chính - Thị Trường
Nhóm cổ phiếu các doanh nghiệp chăn nuôi heo đồng loạt tăng giá mạnh trong bối cảnh giá heo hơi neo cao.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Bộ Tài chính cho biết, tính đến hết ngày 30/4, có 316 dự án, tiểu dự án nguồn ngân sách trung ương theo ngành, lĩnh vực (vốn trong nước) tại 48 địa phương có tỷ lệ giải ngân là 0%.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Những quý gần đây, thị trường giao dịch hàng hóa sôi động, giá trị giao dịch trung bình lên tới 6.983 tỷ đồng/ngày. Dự báo của chuyên gia cho biết các kim loại quý tiếp tục là tâm điểm nhà đầu tư trong những tháng cuối năm.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu tăng giảm đan xen trong kỳ điều hành hôm nay 16/5.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo dự báo của Yuanta, quỹ Quỹ DB x-trackers FTSE Vietnam ETF sẽ đưa HAG vào danh mục trong kỳ cơ cấu tới đây, tỷ trọng 2,5%, đứng thứ 12 trong danh sách đầu tư của quỹ dù cổ phiếu hiện vẫn đang nằm trong diện bị cảnh báo.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Do nền kinh tế tiếp tục xu hướng phục hồi chậm nên Ngân hàng Nhà nước vừa đề xuất sẽ gia hạn Thông tư 02 quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm 2024 nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nỗ lực của chính quyền Mỹ đánh nặng thuế quan đến xe điện và các mặt hàng chiến lược từ Trung Quốc có thể sẽ đổi hướng sản xuất đến Mexico, Việt Nam.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia cho biết thị trường đầu tư tài chính đang thiếu các cố vấn chuyên nghiệp, thiếu sản phẩm tài chính dẫn đến khó thu hút dòng tiền từ dân. Chủ yếu người dân vẫn lựa chọn phương án gửi tiết kiệm, mua vàng và bất động sản, dễ dẫn tới làn sóng đầu cơ.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Hết tháng 4/2024, gần 50.000 sản phẩm nông sản đã được đưa lên sàn thương mại điện tử. Không chỉ giảm từ 7-25% chi phí, chuyển đổi số còn giúp doanh nghiệp, nông dân vượt qua các "hàng rào" quy định, và chủ động trong việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng, nhà nhập khẩu.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giá rẻ, nhịp tăng nhanh, nhiều cổ phiếu penny đang hút mạnh nhà đầu tư
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sau khi hỗ trợ gần 770.000 tỷ đồng giai đoạn 2020 -2024, Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và tiền thuê đất trong năm 2024 ước tính tới gần 84.000 tỷ đồng...
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Đà tăng bốc đầu của cổ phiếu VIC khiến nhà đầu tư lại dồn dập đổ tiền vào cổ phiếu này sau khi dòng xe VF3 đón lượng lớn khách đặt hàng.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong khi giá vàng giằng co tăng giảm, thị trường chứng khoán cũng tỏ ra đuối sức khi tiếp tục ghi nhận đà giảm, VN-Index mất hơn 6 điểm, thanh khoản chỉ hơn 18 ngàn trên cả 3 sàn trong phiên ngày hôm nay (13/5).
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giới phân tích nhận định, lãi suất tiền gửi đã chạm đáy và có thể nhích tăng lên trong nửa cuối năm 2024, do các ngân hàng cần mức lãi suất huy động hấp dẫn hơn để thu hút tiền gửi trở lại và nền kinh tế thực dần hồi phục.
6 ngày
Xem thêm