Thứ ba, 23/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

69 doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường

Vũ Yến
- 20:08, 04/04/2022

(DNTO) - Chiều 4/4, Sở Công thương TP.HCM đã tổ chức hội nghị triển khai chương trình bình ổn thị trường năm 2022 - Tết Quý Mão 2023 trên địa bàn thành phố, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Trong bối cảnh giá cả nguyên vật liệu toàn cầu biến động phức tạp, để đảm bảo khả năng bình ổn thị trường, đặc biệt các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu; Sở Công thương TP.HCM đã vận động thêm các nguồn lực xã hội tham gia chương trình, tăng sản lượng.

Năm nay có 69 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có quy mô lớn, thương hiệu mạnh, chiếm lĩnh thị phần cao tham gia chương trình. Trong đó, các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu gồm 39 doanh nghiệp tham gia, tăng 4 doanh nghiệp so năm 2021.

Lượng hàng hóa đăng ký tham gia chương trình cũng tăng mạnh so với năm 2021, như: gạo tăng 27%, đường tăng 56%, dầu ăn tăng 101%, thịt gia cầm tăng 2%, trứng gia cầm tăng 6%, thực phẩm chế biến tăng 31%, gia vị tăng gấp 5 lần, lương thực khô (mì, bún, phở… khô) tăng gấp 8 lần. Trong đó có một số đơn vị tham gia lần đầu như Cholimex (gia vị), TH True Milk (sữa), MM Mega Market, Cental Retail (phân phối)…

Theo Sở Công thương thành phố, trong các tháng trong năm, lượng hàng bình ổn thị trường chiếm từ 25% đến 33% nhu cầu thị trường. Tháng tết, lượng hàng bình ổn thị trường chiếm từ 25% đến 43% nhu cầu thị trường. Những tháng trong giai đoạn ứng phó khẩn cấp phòng, chống dịch Covid-19, lượng hàng bình ổn thị trường chiếm từ 35% đến 50% nhu cầu thị trường.

Ngoài lương thực, thực phẩm thiết yếu, các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng năm học có 11 doanh nghiệp tham gia, tăng 1 doanh nghiệp so với năm 2021; lượng hàng cung ứng chiếm 35% đến 50% nhu cầu thị trường.

Các mặt hàng sữa có 7 doanh nghiệp tham gia, tăng 4 doanh nghiệp. Trong đó, có 3 doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng sữa chiếm thị phần cao tại Việt Nam (Vinamilk, TH Truemilk, Nutifood).

Mặt hàng dược phẩm có 8 doanh nghiệp tham gia chương trình với 19 nhóm thuốc, chủ yếu là các loại dược phẩm dùng để điều trị các bệnh thường gặp ở nhiều người, bệnh mãn tính, có nhu cầu sử dụng nhiều bao gồm các thuốc giảm đau - hạ sốt, chống dị ứng, trị tiêu chảy, trị bệnh đau dạ dày, trị ho-hen phế quản, thuốc tim mạch, trị tiểu đường, thuốc kháng sinh, kháng viêm…

Mặt hàng phục vụ người dân phòng, chống dịch Covid-19 có 4 doanh nghiệp tham gia chương trình với 2 nhóm hàng là khẩu trang các loại (trừ khẩu trang chuyên dụng y tế), nước rửa tay sát khuẩn (nhiều quy cách).

Điểm mới của chương trình năm nay là chia rõ 3 nhóm đối tượng tham gia thông qua 3 hình thức gồm cung ứng, phân phối hàng hóa và hỗ trợ tín dụng. Việc phân chia để phân biệt rõ từng đối tượng, từ đó có chính sách hỗ trợ, yêu cầu nghĩa vụ cụ thể, sát thực tế. Trong đó, doanh nghiệp cung ứng thực phẩm như: Vissan (thịt gia súc, thực phẩm chế biến…), C.P Việt Nam (thịt gia súc, trứng gia cầm), Sagrifood (thịt gia súc), Ba Huân, Vĩnh Thành Đạt (trứng gia cầm), Foodcosa, Vinh Phát, Tấn Vương (gạo), Colusa – Miliket, Bình Tây (mì, bún, phở khô), Sài Gòn Food (thực phẩm chế biến), San Hà, Long Bình (thịt gia cầm), Phong Thúy, Thảo Nguyên, Phước An, Phú Lộc, Anh Đào, Xuân Thái Thịnh (rau củ quả), Liên Thành (nước mắm), Cholimex (gia vị)… tập trung đảm bảo về hoạt động sản xuất, ứng dụng công nghệ, đầu tư nhà xưởng, phát triển vùng nguyên liệu…

Doanh nghiệp phân phối như Satra, Saigon Co.op, Bách Hóa Xanh, MM Mega Market, Cental Retail, Aeon Citimart, GS25… tập trung đảm bảo về mạng lưới điểm bán và tổ chức điểm bán hàng bình ổn thị trường; đầu tư phát triển hệ thống kho bãi, logistics…

Chương trình năm nay chia rõ 3 nhóm đối tượng tham gia chương trình thông qua 3 hình thức: cung ứng hàng hóa, phân phối hàng hóa và hỗ trợ tín dụng. Việc phân chia để phân biệt rõ từng đối tượng; từ đó có chính sách hỗ trợ, yêu cầu nghĩa vụ cụ thể, sát thực tế. Trong đó: Doanh nghiệp cung ứng tập trung đảm bảo về hoạt động sản xuất, ứng dụng công nghệ, đầu tư nhà xưởng, phát triển vùng nguyên liệu…; Doanh nghiệp phân phối tập trung đảm bảo về mạng lưới điểm bán và tổ chức điểm bán hàng bình ổn thị trường; đầu tư phát triển hệ thống kho bãi, logistics…

Bên cạnh việc tiếp tục triển khai sâu rộng các nội dung trọng tâm như kết nối cung – cầu, xây dựng các chuỗi cung ứng, vùng nguyên liệu, sơ chế tại nguồn đối với hàng nông sản thực phẩm, hỗ trợ, tạo điều kiện nâng cao năng lực sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất theo tín hiệu, nhu cầu thị trường…; năm nay, trong bối cảnh thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; qua công tác triển khai thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch của Chương trình Bình ổn thị trường, kinh nghiệm xử lý tình huống trong thời gian cao điểm dịch Covid-19 vừa qua; theo đó, trong các tình huống, kịch bản, nhiệm vụ trọng tâm là phải đảm bảo nguồn cung, đảm bảo lưu thông hàng hóa, tiết giảm chi phí trung gian, vận hành hiệu quả hoạt động hệ thống phân phối…

Cụ thể, giải pháp cấp bách hiện nay là tiếp tục đôn đốc doanh nghiệp bình ổn thị trường xây dựng phương án tạo nguồn hàng, thu mua, dự trữ… đúng tiến độ, kế hoạch của UBND TP.HCM; đảm bảo sản lượng cung ứng ra thị trường đầy đủ, giá bán ổn định để phục vụ người dân. Vận động hệ thống phân phối trên địa bàn chia sẻ chiết khấu và các chi phi khác trong giai đoạn hiện nay với doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng để giảm áp lực tăng giá bán. Về lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư các dự án xây dựng vùng nguyên liệu tại thành phố và các tỉnh, thành.

Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng thương mại điện tử, thúc đẩy quá trình số hóa trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, điều phối nông sản khu vực phía Nam. Đẩy mạnh kết nối, tạo điều kiện đưa hàng hóa của các địa phương vào hệ thống các chợ đầu mối, hệ thống siêu thị...

Doanh nghiệp sản xuất, hệ thống phân phối, sàn thương mại điện tử thành phố tăng cường hợp tác với các trang trại, nhà vườn, nông dân kết nối giao thương, ký kết hợp đồng thu mua, bao tiêu nông sản để phát triển các chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn; giảm bớt các khâu phân phối trung gian, giúp giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm; hỗ trợ người nông dân tiêu thụ sản phẩm được nhanh chóng và ổn định.

Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nằm trong chương trình bình ổn, tham dự hội nghị đều cam kết sẽ đảm bảo nguồn cung và giữ ổn định giá như đã đăng ký. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cho biết, do tác động của dịch Covid-19, năng lượng tăng cao đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, các doanh nghiệp mong muốn các sở ngành, UBND TPHCM cần đồng hành, chia sẻ khó khăn và hỗ trợ doanh nghiệp hơn nữa về thủ tục hành chính, vốn…

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Theo số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước tính đến 15/4 đạt 208,94 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 107,82 tỷ USD, tăng 16,34% so với cùng kỳ 2023, tương ứng tăng thêm 15 tỷ USD.
22 phút
Tài chính - Thị Trường
"Mặt bằng lãi suất huy động của giảm nhanh, và dù nhà điều hành đã giảm lãi suất 4 lần mà mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường không giảm được là do cung tiền không tăng, thị trường 1 và thị trường 2 không thông nhau", TS. Phạm Xuân Hòe, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, nhận định.
23 giờ
Tài chính - Thị Trường
Sản xuất công nghiệp đã phục hồi như kỳ vọng? Xuất khẩu trong nước đã thực sự tạo được bứt phá? Đâu là thuận lợi và thách thức mà nền kinh tế đang đối mặt?... TS Trần Đình Cung đã đưa ra những quan điểm riêng của mình về các vấn đề này.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thị trường giảm sâu đang mở ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư, trong đó chú trọng các cổ phiếu có nền tảng trả cổ tức bằng tiền mặt, tài chính lành mạnh, thuộc nhóm ngành có tính ổn định và ít ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế, Agriseco nhấn mạnh.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tại buổi họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý 1/2024, Ngân hàng Nhà nước chính thức cho phép các ngân hàng thương mại kéo dài chính sách cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ với doanh nghiệp khó khăn thêm 6 tháng, thay vì kết thúc vào ngày 30/6/2024.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ban tổ chức Chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế” (Viet Nam International Sourcing 2024), cho biết hàng loạt các nhà phân phối, nhà bán lẻ hàng đầu tại khu vực Mỹ La-tinh đã đăng ký tham dự và đặt kỳ vọng cao trong việc thu mua số lượng lớn với đa dạng nhóm hàng tại chương trình năm nay.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhắc đến Đài Loan, người ta thường nhớ đến TSMC, gã khổng lồ trong ngành công nghệ, nhưng thú vị thay, ngành sản xuất xe đạp lại đang đóng vai trò trụ cột kinh tế lớn thứ hai của đảo quốc này.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chỉ số VN-Index mất gần 20 điểm, thanh khoản sụt giảm rõ rệt. Diễn biến thị trường đang lộ rõ sự đuối sức của dòng tiền trong bối cảnh tỷ giá không ngừng tăng cao.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Xăng RON95 tăng giá tới 416 đồng/lít trong kì điều hành hôm nay. Các loại xăng dầu khác tăng giảm đan xen.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Đó là nhận định của Giám đốc Dragon Capital, đồng thời khó khăn hiện tại của thị trường lại là cơ hội tốt cho nhà đầu tư chứng khoán, việc tăng tiền mặt tranh thủ tìm cơ hội hấp dẫn khi thị trường rơi vào điều chỉnh là điều được chuyên gia khuyến khích.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Các ngân hàng lớn tiếp tục đưa giá USD lên kịch trần cho phép cũng như vượt xa mức giá bán tham khảo tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Theo chuyên gia, NHNN có thể sẽ phải can thiệp bằng việc bán kỳ hạn hoặc bán thẳng dự trữ ngoại hối để ổn định tỷ giá.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngày 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng để nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng. NHNN đề nghị Bộ Công an, Bộ Tài chính phối hợp, hỗ trợ công tác đấu thầu vàng.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng vượt dự kiến ​​trong quý đầu 2024, giúp các quan chức trong nước thở phào. Quốc gia này đang cố gắng thúc đẩy tăng trưởng trong khi phải chống chọi với việc ngành bất động sản èo uột và nợ nần địa phương ngày càng tăng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
VN-Index mất gần 60 điểm chỉ trong phiên chiều. Cả bảng điện tử đỏ rực khi có tới hơn 150 mã rơi vào giảm sàn và gần 600 mã giảm giá.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Yêu cầu phát triển bền vững tăng lên sẽ khiến giá tín chỉ carbon tăng để tạo sức ép cho các đối tượng gây phát thải lớn, đồng thời cũng đòi lại quyền lợi cho những người bị ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu.
1 tuần
Xem thêm