Thứ năm, 19/09/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

30.000 hàng quán đóng cửa nửa đầu năm và chiến lược 'xoay vần' để tăng trưởng của ngành F&B

Hồng Gấm
- 16:26, 21/08/2024

(DNTO) - Thị trường dịch vụ ăn uống (F&B) Việt Nam đối mặt với 'cuộc đại thanh lọc' khi 30.000 cửa hàng đóng cửa, doanh thu trượt dốc. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp nội địa phải nhạy bén với sự thay đổi, tối ưu vận hành, gia tăng giá trị sản phẩm để đứng vững giữa cuộc chiến “sống còn” này.

-7594-1724217970_1200x0

30.000 cửa hàng đóng cửa, TP.HCM trượt dốc mạnh nhất

Sáng 21/6, iPos.vn, đơn vị chuyên cung ứng giải pháp quản lý bán hàng cho ngành F&B đã ra mắt Báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024. Ông Vũ Thanh Hùng, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần iPos.vn đánh giá, nửa năm đầu 2024 thị trường ngành F&B vẫn phải đối diện với nhiều khó khăn đến từ kinh tế chung.

Tính tới tháng 7/2024 Việt Nam ghi nhận có gần 304.700 cửa hàng, giảm gần 4% so với hồi cuối năm 2023. Theo đó, ít nhất 30.000 cửa hàng đã phải đóng cửa trong nửa năm đầu của 2024. TP.HCM là nơi có đà giảm mạnh nhất với gần 6% số lượng cửa hàng trên toàn thành phố. 

Trong khi đó tại Hà Nội mặc dù có tình trạng đóng cửa song con số này đang ngang bằng với số lượng mở mới. “Đáng chú ý, tại các thành phố lớn, số lượng cửa hàng có tuổi thọ ngắn, dưới 3 tháng hoạt động đang diễn ra khá nhiều. Những con số đã này thể hiện cuộc đại thanh lọc trong ngành thực phẩm đồ uống tại nước ta”, ông Hùng cho hay.

Nguyên nhân một phần do lạm phát, với CPI tăng gần 4,1% so với cùng kỳ, lạm phát cơ bản tăng gần 2,8%, kéo giá thành sản phẩm tăng. Bên cạnh đó, tổng số giao dịch tăng trưởng đáng kể nhờ các chương trình khuyến mãi kích cầu, đã giúp khách hàng đưa ra quyết định mua hàng nhiều hơn. Ngoài ra thực khách cũng tiêu dùng thông minh hơn, họ sẵn sàng chi trả mức chi phí cao hơn cho mỗi lần dùng bữa bên ngoài nhưng với kế hoạch rõ ràng, không còn là những bữa ăn ngẫu hứng.

Cùng với đó, tỉ lệ doanh nghiệp cho biết doanh thu giảm trong tháng 2 lên đến 43,4%. Tháng 3 có tăng trưởng nhẹ, sau đó giảm đều tới giữa năm. Điều này đã khiến các doanh nghiệp trở nên dè chừng trong việc phát triển kinh doanh ở 6 tháng cuối năm.

Theo khảo sát, hơn 61% doanh nghiệp chỉ cố gắng duy trì quy mô kinh doanh như hiện tại, hơn 34% lại dự kiến mở rộng thêm cơ sở mới. So với khảo sát cùng kỳ 2023, số lượng doanh nghiệp F&B có tham vọng tương tự lên tới gần 52%. Sự suy giảm về doanh thu của các cửa hàng được khắc họa rõ nét qua xu hướng tiêu dùng của thị trường cà phê gần đây. 

Cụ thể, mặc dù mức giá từ 41.000 đến 71.000 đồng/ly trở nên phổ biến hơn, với sự tăng trưởng 11,5% về tỉ lệ người lựa chọn, nhưng các phân khúc cao cấp lại gặp khó khăn. Tỉ lệ người chi tiêu trên 100.000 đồng/ly đã giảm mạnh từ 6% xuống còn 1,7%. 

"Phân khúc giá 31.000 - 50.000 đồng (được nhiều người chi tiêu nhiều nhất) đang cạnh tranh vô cùng gay gắt, dẫn đến chỉ có người tiêu dùng được lợi vì có nhiều sự lựa chọn phong phú, trong khi chi phí đang ăn mòn lợi nhuận của các cửa hàng kinh doanh đồ ăn nhanh tại Việt Nam”, iPos.vn nhận định

ictvietnam-mediacdn-vn-misa-cukcuk-o-myanmar-1634001900705579317905-5-0-405-640-crop-1634001912875859176388

Chiến lược 'giữ thượng đế'

Trong bối cảnh doanh thu trượt giảm, đáng chú ý, tác động của Nghị định 100 vẫn còn khá rõ rệt đối với ngành kinh doanh đồ uống có cồn. Mặc dù quy định này đã được triển khai trong nhiều năm, chưa đến 11% số doanh nghiệp cho rằng khách hàng đã hoàn toàn làm quen với việc không lái xe sau khi uống rượu bia. Điều này cho thấy việc thay đổi thói quen của người tiêu dùng là một quá trình lâu dài và cần có sự phối hợp của nhiều bên, bao gồm cả các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người dân.

Đó là lý dó, các doanh nghiệp đang ngày càng dè chừng trong việc phát triển kinh doanh trong 6 tháng cuối năm. Theo khảo sát của iPOS.vn, 60% số doanh nghiệp tham gia khảo sát chỉ cố gắng duy trì quy mô kinh doanh như hiện tại, trong khi chỉ hơn 34% dự kiến mở rộng cơ sở mới. So với cùng kỳ 2023, số lượng doanh nghiệp F&B có tham vọng tương tự lên tới gần 52%. 

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của thị trường đồ ăn, các doanh nghiệp đang tìm kiếm mọi cách để thu hút và giữ chân khách hàng. Kết quả khảo sát cho thấy chương trình khuyến mãi là một công cụ hiệu quả để tăng lượng khách hàng đối với 25% số doanh nghiệp.

Còn trong đánh giá mới đây về Top 10 doanh nghiệp sáng tạo và kinh doanh hiệu quả năm 2024 trong ngành hàng F&B, CTCP nghiên cứu kinh doanh Việt Nam (Viet Research) cho rằng, để tồn tại và có được chỗ đứng trên thị trường, các doanh nghiệp ngành hàng F&B phải cố gắng không ngừng đổi mới, sáng tạo, cách tân để nắm bắt xu hướng phát triển của ngành và tạo ra lợi thế trước các đối thủ khác.

"Thay đổi trong hành vi tiêu dùng của khách hàng; thay đổi các yếu tố trong thị trường như nhân khẩu học, kinh tế vĩ mô và áp lực đến từ các đối thủ cạnh tranh là 3 động lực quan trọng nhất đối với hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây", Viet Research nhấn mạnh.

Bên cạnh việc nâng tầm giá trị sản phẩm, giới chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp nội địa trong ngành hàng F&B cần tiếp tục có những thay đổi đáng kể về cách vận hành. Họ không những phải thích ứng linh hoạt với xu hướng mới của thị trường mà còn cần tạo ra cơ hội mới và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của mình. 

Đơn cử như các công cụ tìm kiếm cho thấy có khoảng 73,2% dân số Việt Nam đang sử dụng Internet, 53% trong số họ dùng các dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến như GrabFood và GoFood. Những ứng dụng giao hàng này đã thúc đẩy mạnh mẽ nền tảng nhà hàng trên mạng. Giá trị đơn hàng trung bình của các nhà hàng sẽ tăng trưởng 5,35%/năm trong giai đoạn 2023-2029. Cho nên các doanh nghiệp nội địa cần phải thích ứng tốt hơn với xu hướng “trên mạng” này trong cuộc đua cạnh tranh với khối ngoại nhằm thoát khỏi nguy cơ bị đào thải và đứng vững trên chặng đường dài. 

 

Tin khác

Xu thế
Tập đoàn Amazon đã yêu cầu các nhân viên trở lại đi làm toàn thời gian tại công ty 5 ngày trong tuần, theo CEO của công ty - ông Andy Jassy.
15 giờ
Tài chính - Thị Trường
Theo ông Dominic Scriven, Chủ tịch quỹ Dragon Capital, hai năm qua là giai đoạn khó khăn của thị trường chứng khoán, tuy nhiên thách thức đang giảm dần, nhiều yếu tố tích cực bắt đầu lộ diện.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Việc nhà điều hành vừa giảm lãi suất OMO xuống 4%/năm, cho thấy định hướng hỗ trợ thanh khoản hệ thống ngân hàng, qua đó thiết lập một mặt bằng lãi suất liên ngân hàng thấp hơn trong thời gian tới thông qua kênh thị trường mở, cũng như có điều kiện để bổ sung dự trữ ngoại hối vào giai đoạn cuối năm nay.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Kỳ vọng Fed và nhiều ngân hàng trung ương giảm lãi suất sẽ giúp giảm áp lực lên tỷ giá và đà rút ròng của khối ngoại. Nhiều cổ phiếu được đánh giá cao như nhóm ngành xuất khẩu hàng hoá, bất động sản...
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong tuần giao dịch mới, giới phân tích cho rằng VN-Index đang ở trong giai đoạn tích lũy cho sóng tăng cuối năm, và nhà đầu tư nên tận dụng giai đoạn này để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu quanh vùng hỗ trợ 1.250 điểm của VN-Index, ưu tiên những nhóm ngành có câu chuyện tăng trưởng tích cực cuối năm.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Khó khăn từ vốn và chi phí chưa chưa qua, "cú bồi" từ siêu bão Yagi đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều doanh nghiệp khắp cả nước. Bên cạnh cơ cấu nợ, giảm lãi suất, ưu đãi các khoản vay mới, các chuyên gia đề xuất cần các giải pháp hỗ trợ toàn diện hơn để dồn tổng lực cho doanh nghiệp phục hồi.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giá các loại xăng dầu tiếp tục giảm trên dưới 1.000 đồng mỗi lít trong chiều nay 12/9.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Những kế hoạch tăng vốn đầy tham vọng đã và sắp được hoàn tất sẽ làm thay đổi chóng mặt thứ hạng vốn điều lệ của các ngân hàng. Nhóm Big 4 có vốn nhà nước đã mất các vị trí dẫn đầu trong làn sóng tăng vốn ồ ạt của ngân hàng tư nhân. 
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trong khi thị trường rơi vào trạng thái giằng co, thanh khoản đi xuống, nhóm cổ phiếu chăn nuôi hút dòng tiền và dành được sự quan tâm của nhà đầu tư.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thị giá cổ phiếu VNZ đã mất hơn 13% trong phiên, chỉ còn 392.500 đồng/cp, mức giá thấp của cổ phiếu này kể từ thời điểm lên sàn đến nay.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 9/9, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các tổ chức tín dụng rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng đang vay vốn để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng sau bão Yagi.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Sau giai đoạn nổi sóng, giá USD tại các ngân hàng hiện "bốc hơi" 870 đồng, tương ứng giảm 3,3%, khi thủng mốc 25.000 đồng/USD. Có ngân hàng hạ tới 260 đồng ở chiều mua, về mức thấp nhất gần 6 tháng. Đây là điểm sáng trên thị trường tiền tệ góp phần giảm bớt các áp lực đầu cơ lên tỷ giá. 
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trong sáng 8/9, ngay sau khi cơn bão Yagi đi qua Hà Nội, từ siêu thị cho đến chợ và các cơ sở kinh doanh ẩm thực tấp nập mở cửa trở lại phục vụ nhu cầu người dân.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trong bối cảnh duy trì lãi suất thấp, nếu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) không tăng đáng kể, cho thấy người tiêu dùng và doanh nghiệp không tăng chi tiêu. Nếu kéo dài, có thể dẫn đến giảm phát hoặc đình lạm, cả hai đều có thể phản ánh hoạt động kém hiệu quả trong tăng trưởng kinh tế
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Từ ngày 05/09/2024, Sacombank phát hành 5.000 tỷ đồng Chứng chỉ tiền gửi dài hạn có ghi danh với lãi suất hấp dẫn dành cho Khách hàng cá nhân và tổ chức, thêm một kênh đầu tư dài hạn an toàn, giúp tối ưu dòng tiền nhàn rỗi với tỷ suất sinh lời cao hơn so với gửi tiết kiệm truyền thống.
1 tuần
Xem thêm