Thứ sáu, 26/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Hòa giải thương mại – ‘con thú của người châu Âu’ chưa được doanh nghiệp Việt tận dụng

Huyền Trang
- 14:43, 15/03/2021

(DNTO) - Do mang nặng ý chí hơn thua, doanh nghiệp Việt vẫn chưa tận dụng ưu thế của phương pháp hòa giải thương mại, dẫn đến việc lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc khi xảy ra tranh chấp.

Hòa giải thương mại là một công cụ giải quyết tranh chấp hữu hiệu, giúp điều hòa quan hệ các bên, tiết kiệm chi phí. Ảnh: T.L.

Hòa giải thương mại là một công cụ giải quyết tranh chấp hữu hiệu, giúp điều hòa quan hệ các bên, tiết kiệm chi phí. Ảnh: T.L.

Phải xác định không có bên thắng hoàn toàn khi hòa giải

Hòa giải thương mại hay còn gọi là phương thức thương lượng, hòa giải, trọng tài là các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án hay còn gọi là phương thức giải quyết tranh chấp thay thế.

Luật sư Nguyễn Trung Nam, Thành viên sáng lập EP Legal cho biết, hòa giải thương mại được xem là "con thú của người châu Âu". Khi làm việc cùng doanh nghiệp nước ngoài, phương pháp hòa giải thương mại được xem như một công cụ thay thế hữu hiệu và được họ sử dụng thuần thục giải quyết tranh chấp với đối tác, giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và duy trì mối quan hệ các bên.

Tại Việt Nam, hòa giải thương mại được quy định trong Chương 33 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015. Đặc biệt, ngày 24/2/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại. Đây được xem là khung khổ pháp lý thuận lợi cho các bên muốn tham gia hòa giải thương mại.

Tuy nhiên, ông Đinh Quang Thuận, luật sư tại Global Vietnam Lawyers cho hay, Nghị định 22 ra đời không phải do sự nhu cầu từ thực tế là các bên muốn hòa giải với nhau, mà do sáng kiến của nhà chức trách muốn tạo hành lang phát triển hòa giải tại Việt Nam.

“Điều này giống như việc tạo ra phong trào, hướng dẫn thực tế và doanh nghiệp làm quen với phương thức hòa giải và thêm một lựa chọn để giải quyết tranh chấp. Vì vậy nên hòa giải ở Việt Nam vẫn cần thêm một thời gian để doanh nghiệp có thời gian tiếp cận”, ông Thuận nêu quan điểm.

Ở một khía cạnh khác, vị luật sư này cho rằng, hòa giải thương mại tại Việt Nam muốn phát triển quan trọng nhất là tinh thần của hai bên tham gia vào tranh chấp, với mục đích giải quyết tranh chấp bằng tinh thần xây dựng hay giải quyết với tinh thần một là thắng, hai là thua. Bởi khi hòa giải, kết quả sẽ kiểm soát được nhưng thường không có bên nào thắng hoàn toàn hay thua hoàn toàn, phải có sự nhân nhượng nhất định để cùng bắt tay nhau, kí vào một thỏa thuận chung.

“Khi tham gia giải quyết với doanh nghiệp nước ngoài, họ rất thuần thục trong hòa giải, họ rất cân nhắc, kể cả họ đang ở vị trí người thắng thì cũng sẵn sàng nhường nhịn bên kia để tiến tới hòa giải. Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam tinh thần thắng thua trội hơn, bất kể vị trí pháp lý của mình như thế nào. Bên thắng đòi thắng toàn bộ, bên thua cũng đòi thắng, nếu cứ căng như thế thì rất khó”, ông Thuận nhấn mạnh.

Nên nhìn thấy cơ hội sau hòa giải

Lựa chọn hòa giải để đôi bên có thể tiếp tục hợp tác, tránh 'trở mặt thành thù'. Ảnh: I.T.

Lựa chọn hòa giải để đôi bên có thể tiếp tục hợp tác, tránh 'trở mặt thành thù'. Ảnh: I.T.

Luật sư Đinh Quang Thuận cũng cho biết, trong kinh doanh, việc tranh chấp là không thể tránh khỏi. Vì vậy, trước mỗi vụ tranh chấp, doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn phương thức giải quyết hợp lý. Bởi ngay cả việc giải quyết tranh chấp thông qua tòa án, bên thắng cũng không thể thắng hoàn toàn vì có nhiều vụ việc dù yếu tố pháp lý đơn giản cũng phải kéo dài đến chục năm do giám đốc thẩm tái đi tái lại.

“Doanh nghiệp nên cân nhắc làm sao để chuyển từ thế phải ăn thua đủ chuyển sang tiết kiệm thời gian, nhường nhịn nhau một chú và dành thời gian, chi phí khi tranh chấp, để tìm cơ hội mới. Từ hai người tranh chấp với nhau, sau khi hòa giải có thể tìm được cơ hội kinh doanh mới chứ không phải trở mặt hoàn toàn”, ông Thuận nhấn mạnh.

Còn theo luật sư Nguyễn Trung Nam, hiện các công ty lớn đều có chiến lược giải quyết các tranh chấp, nhưng các công ty nhỏ chưa thực sự để tâm do nguồn lực còn yếu, dẫn đến khi xảy ra mâu thuẫn rất luống cuống trong việc giải quyết. Vì vậy, người lãnh đạo doanh nghiệp cần phải có tầm nhìn, nên làm quen và xây dựng chiến lược giải quyết tranh chấp để sẵn sàng đối diện khi tình huống mâu thuẫn xảy ra.

“Ví dụ doanh nghiệp không hòa giải trọng tài, tòa án trong nước mà hòa giải bằng tòa án nước ngoài thì doanh nghiệp phải có chiến lược giải quyết tranh chấp, trong chiến lược đó nên quan tâm làm quen dần với hòa giải thương mại cần yếu tố gì, đội ngũ chuẩn bị ra sao”, ông Thuận nhấn mạnh.

Hiện nay, tại Việt Nam tồn tại 4 phương thức giải quyết tranh chấp bao gồm: thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án.

Qua số liệu thống kê khảo sát của Bộ Tư pháp, phương thức giải quyết tranh chấp mà các doanh nghiệp, cá nhân ưu tiên sử dụng lần lượt là thương lượng (57,8%), tòa án (46,8%), hòa giải (22,8%) và cuối cùng là trọng tài (16,9%).

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Công trình “Trường Sa xanh 2024” nhằm xây dựng và trao tặng các công trình xanh cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đang sinh sống, công tác trên Quần đảo Trường Sa, với tổng nguồn lực huy động dự kiến đạt hơn 3 tỷ đồng.
10 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Masan dự kiến doanh thu thuần hợp nhất nằm trong khoảng từ 84.000 - 90.000 tỉ đồng trong năm nay, lợi nhuận sau thuế 2.290 - 4.020 tỉ đồng. Cùng đó, Masan Consumer được định vị sẽ trở thành công ty hàng đầu Đông Nam Á về tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.
12 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
 Ngày 23/4, Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai- UAE.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát Việt Nam đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thư viện container được xây dựng theo từng dạng kết cấu lắp ghép sẵn. Đây là thành quả của sự phối hợp chăm lo cho thiếu nhi thành phố giữa Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM với Hội đồng Đội TP.HCM.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Đơn hàng dệt may trở lại dồi dào nhưng đơn giá thấp, thiếu lao động, chi phí sản xuất tăng khiến doanh nghiệp dệt may phải cân nhắc khi lựa chọn và thực hiện các hợp đồng sản xuất.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo đó, hai tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên Huế cùng giới thiệu các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo trong kết nối, giao thương, đào tạo, tập huấn và xây dựng các không gian làm việc chung để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp, doanh nhân sáng tạo của mỗi tỉnh.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 20/4, tại Cà Mau, Caravan Doanh nhân trẻ Nam Bộ đã trao tặng 5 căn nhà tình nghĩa tại huyện Ngọc Hiển và huyện U Minh; 1 cây cầu nông thôn mới cho người dân huyện Đầm Dơi với tổng kinh phí gần 1,2 tỷ đồng.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp hai tỉnh Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế sẽ giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh và sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hai tỉnh; thúc đẩy hợp tác đầu tư, kinh doanh, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh; hợp tác, kết nối tiêu thụ sản phẩm...
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh thu thuần xuất khẩu của Vinamilk 2023 tăng 4,4% trong bức tranh chung nhiều khó khăn. Trước thềm đại hội cổ đông sẽ tổ chức ngày 25/4 tới, dự báo, mảng xuất khẩu của Vinamilk trong quý I duy trì được phong độ so với cùng kỳ năm trước trên mức nền cao.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Căng thẳng Trung Đông đang tác động tiêu cực lên hoạt động thương mại quốc tế, gây khó khăn không nhỏ đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu Việt Nam, buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh lại chiến lược của mình. Đặc biệt, việc đầu tư xây dựng các kế hoạch dự phòng rủi ro chuỗi cung ứng cũng ngày càng trở nên cấp thiết.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong 4 ngày (từ 15-18/4), Ban Hợp tác Quốc tế của Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HanoiBA) đồng hành cùng Câu lạc bộ VCB Connect (thuộc HanoiBA), tổ chức đoàn xúc tiến thương mại tại Quảng Châu (Trung Quốc), và tham dự “Hội chợ Hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc Canton Fair lần thứ 135”.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 18/4, tại TTC Van Phong Bay Resort, Chủ tịch Tập đoàn TTC Đặng Văn Thành đã có buổi chia sẻ với hơn 300 khách mời là doanh nhân, đại diện ngân hàng, trường đại học, các đối tác, khách hàng, thành viên của cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội, các nhà khởi nghiệp trẻ, những người quan tâm đến quản trị - kinh doanh… về kinh nghiệm quản trị và điều hành doanh nghiệp, quản trị thương hiệu.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong bối cảnh tổng cầu vẫn suy yếu, theo chuyên gia, chính sách vĩ mô thời gian tới cần phải “nhẹ” về tiền tệ và “nặng” về tài khoá, khơi thông lại nguồn lực đầu tư tư nhân trở thành động lực tăng trưởng chính và quan trọng nhất
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 17/4, Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng (YBA Đà Nẵng), đã đón tiếp đoàn công tác Thành phố tiêu biểu Goyang (Hàn Quốc), đến thăm, làm việc và ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng về đào tạo và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp.
1 tuần
Xem thêm