Thứ bảy, 24/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Vì sao đề xuất Tiên Lãng là sân bay thứ hai cho vùng Thủ đô?

Phi Long
- 07:43, 08/05/2021

(DNTO) - Cục Hàng không Việt Nam “bất ngờ” kiến nghị quy hoạch sân bay quốc tế Hải Phòng tại huyện Tiên Lãng, giai đoạn đến năm 2050.

Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT) vừa cho biết, cơ quan này đã hoàn thành báo cáo thẩm định Quy hoạch hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gửi Bộ GTVT và Hội đồng Thẩm định quy hoạch.

Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị quy hoạch sân bay quốc tế Hải Phòng tại huyện Tiên Lãng, giai đoạn đến năm 2050.

Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị quy hoạch sân bay quốc tế Hải Phòng tại huyện Tiên Lãng, giai đoạn đến năm 2050.

Trong đó, Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị quy hoạch sân bay quốc tế Hải Phòng tại huyện Tiên Lãng, giai đoạn đến năm 2050 là sân bay thứ hai vùng Thủ đô.

Cùng với đó, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất giữ nguyên số lượng 28 sân bay trên toàn quốc đến năm 2030 theo như quy hoạch hiện nay (quy hoạch phát triển giao thông hàng không được Chính phủ phê duyệt năm 2018), không điều chỉnh số lượng và quy mô như đề xuất của nhiều địa phương vừa qua.

Đến năm 2050, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất cả nước có 29 cảng hàng không, gồm 14 cảng hàng không quốc tế, 15 cảng hàng không quốc nội. Trong đó sân bay được bổ sung là Cao Bằng.

Cục Hàng không Việt Nam đề nghị duy trì quy hoạch vị trí cảng hàng không quốc tế Hải Phòng tại huyện Tiên Lãng.

Vì theo Cục Hàng không Việt Nam, sân bay này đã từng được quy hoạch dự bị cho sân bay Nội Bài và Cát Bi theo quyết định của Thủ tướng vào năm 2011.

 Trong báo cáo thẩm định lần này, Cục Hàng không Việt Nam không đề cập sân bay thứ hai của vùng Thủ đô như đề xuất của Tư vấn nghiên cứu quy hoạch.

catbi5

Theo đó, giai đoạn này cả nước sẽ có 14 cảng hàng không quốc tế là: Nội Bài, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Vân Đồn, Cát Bi, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Chu Lai, Cần Thơ, Phú Quốc, Liên Khương và 14 cảng quốc nội là: Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Quảng Trị, Pleiku, Phù Cát, Tuy Hòa, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Đồng Hới, Rạch Giá, Cà Mau và Côn Đảo.

“Các sân bay lớn được đầu tư tập trung để tạo vai trò đầu mối, như sân bay Long Thành giai đoạn 1 đạt công suất 25 triệu hành khách; sân bay Tân Sơn Nhất đạt công suất 50 triệu; sân bay Nội Bài đạt 60 triệu khách; sân bay Đà Nẵng đạt 28-30 triệu khách mỗi năm”, lãnh đạo Cục Hàng không cho biết.

Theo tính toán của Cục Hàng không Việt Nam, đến năm 2030, các sân bay toàn quốc cần đáp ứng được sản lượng 278 triệu hành khách mỗi năm, chiếm 3-4% tổng sản lượng hành khách liên tỉnh, tăng trung bình 8,1% mỗi năm; đáp ứng sản lượng hàng hóa 4,1 triệu tấn, tăng 10% mỗi năm.

Tiên Lãng là vị trí thuận lợi để thay thế cho Cát Bi

Dù không nằm trong vùng thủ đô Hà Nội, nhưng đầu tháng 3/2021, lãnh đạo TP Hải Phòng đã đề xuất quy hoạch Tiên Lãng là sân bay thứ hai trong vùng thủ đô Hà Nội và thay thế cho Cát Bi trong tương lai do sân bay này không thể mở rộng.

Theo lãnh đạo Hải Phòng, đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố này đến năm 2035, tầm nhìn đến 2045 đang được Bộ Xây dựng thẩm định có quy hoạch sân bay Tiên Lãng (sau năm 2045) cùng đường bộ, đường sắt đô thị để kết nối.

Vị trí sân bay Tiên Lãng cách trung tâm Hà Nội khoảng 120 km về phía đông, hiện có tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng kết nối hai thành phố.

Ngày 9/3, đại diện Bộ GTVT cho hay, UBND TP Hải Phòng đã đề xuất Bộ xem xét quy hoạch Tiên Lãng là sân bay thứ hai trong vùng thủ đô Hà Nội, trong quy hoạch cảng hàng không toàn quốc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Máy bay của hãng hàng không Bamboo Airways hạ cánh xuống sân bay Cát Bi, Hải Phòng.

Máy bay của hãng hàng không Bamboo Airways hạ cánh xuống sân bay Cát Bi, Hải Phòng.

Lãnh đạo TP Hải Phòng cũng đề nghị Bộ GTVT nâng công suất dự kiến của sân bay Cát Bi đạt 13 triệu hành khách mỗi năm đến 2030 và 27,6 triệu đến năm 2045, để phù hợp đồ án quy hoạch chung TP Hải Phòng; bổ sung quy hoạch sân bay loại nhỏ tại đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ phục vụ du lịch và cứu hộ.

Theo lãnh đạo Hải Phòng, đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2035, tầm nhìn đến 2045 đang được Bộ Xây dựng thẩm định có quy hoạch sân bay Tiên Lãng (sau năm 2045) cùng đường bộ, đường sắt đô thị để kết nối.

Theo quyết định của Chính phủ năm 2016, vùng thủ đô Hà Nội bao gồm Hà Nội và 9 tỉnh xung quanh là Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang. Tổng diện tích toàn vùng 24.314,7 km2.

Vị trí sân bay Tiên Lãng cách trung tâm Hà Nội khoảng 120km về phía đông, hiện có tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng kết nối hai thành phố.

Theo dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc đến 2030, tầm nhìn 2050, đơn vị tư vấn xác định sân bay quốc tế thứ hai vùng thủ đô có công suất 50 triệu hành khách, nghiên cứu vị trí và xây dựng sau năm 2040; đề xuất quy hoạch sân bay Tiên Lãng để thay thế cho Cát Bi đến năm 2050 khi nơi này vượt quá công suất thiết kế.

Thời gian qua, một số địa phương đã kiến nghị bổ sung các sân bay như Cao Bằng, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Hà Giang, Bình Phước, Bắc Giang...vào quy hoạch.

Một số chuyên gia hàng không đã đề xuất vị trí sân bay thứ hai cho vùng thủ đô Hà Nội tại các tỉnh phía nam Hà Nội như Hải Dương, Hà Nam, Ứng Hòa (Hà Nội).

Theo ông Nguyễn Anh Dũng, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch Đầu tư – Bộ GTVT, hiện nay, Bộ GTVT đang chỉ đạo Cục Hàng không Việt Nam, Tư vấn nghiên cứu các đề xuất để hoàn thiện hồ sơ quy hoạch, đảm bảo tính hiệu quả của toàn hệ thống cảng hàng không.

“Để quy hoạch một cảng hàng không mới cần bố trí quỹ đất lớn, chi phí đầu tư xây dựng rất lớn và khả năng thu hồi vốn khó khăn. Bên cạnh đó, chi phí để duy trì hoạt động một cảng hàng không hàng năm không phải là nhỏ”, ông Dũng cho biết.

Đối với các cảng hàng không của Việt Nam hiện nay, lượng hành khách thông qua cảng dưới 2 triệu hành khách mỗi năm đều đang phải bù lỗ. Do đó, các cảng hàng không mới nếu cự ly tiếp cận tới các cảng hàng không lân cận dưới 100km, theo kinh nghiệm quốc tế là hiệu quả không cao. Điều này nghĩa là xây sân bay quá gần nhau sẽ không hiệu quả.

“Do đó, việc quy hoạch sân bay sẽ được xem xét một cách kỹ lưỡng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để xây dựng các tiêu chí và phù hợp với điều kiện tự nhiên, thực trạng cũng như chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam”, ông Dũng nói.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thủ tướng Chính phủ đã ký Công điện về việc tập trung hoàn thành rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Các giám đốc điều hành Phố Wall đang chuẩn bị kế hoạch để mở rộng sang thị trường Trung Đông, không lâu sau khi các quốc gia trong khu vực này tuyên bố họ có hơn 2 nghìn tỷ đô la dành riêng cho hoạt động tại Hoa Kỳ.
1 ngày
Văn hoá - Xã hội
Phát biểu tại buổi họp báo ngày 20/5, ông Trần Trọng Dũng - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, Giải đi bộ - chạy bộ “Tự hào Thành phố tôi yêu” Cúp Agribank 2025 sẽ chính thức xuất phát vào ngày 15/6/2025 tại TP. Hồ Chí Minh với khoảng 6.000 VĐV tham gia.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Lịch sử xã hội loài người cứ tiến lên theo quy luật của nó với những nấc thang phát triển xã hội sau cao hơn xã hội trước và cuối cùng nhất định tiến tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Năm trong số sáu nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đã báo cáo tăng trưởng Quý 1/2025 với kết quả đáng thất vọng, cho thấy động lực phát triển kinh tế trong vùng đang dần phai nhạt ngay cả trước khi các mức thuế quan của Mỹ đi vào hiệu lực.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/5.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Quốc hội bước sang tuần làm việc thứ ba tại Kỳ họp thứ 9 với việc xem xét hàng loạt dự án luật và các vấn đề quan trọng, trong đó có 2 dự án đường bộ cao tốc và việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt và triển khai Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và đổi mới công tác xây dựng & thi hành pháp luật trong kỷ nguyên mới.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Để thể chế hóa đầy đủ Nghị quyết 68-NQ/TW, cần tập trung sửa đổi cơ bản hệ thống pháp luật, gồm sửa luật thuộc thẩm quyền Quốc hội và sửa các văn bản dưới luật thuộc thẩm quyền Chính phủ, bộ, ngành.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Quốc hội xem xét, quyết định việc kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp quy định tại Nghị quyết số 55 đến hết ngày 31/12/2030 theo Tờ trình của Chính phủ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trong một tuyên bố chung, các quan chức hai bên cho biết họ sẽ giảm thuế quan, với bình luận: "...nhận ra tầm quan trọng của mối quan hệ kinh tế và thương mại bền vững, lâu dài và cùng có lợi".
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế được đăng bởi Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thường trực Chính phủ yêu cầu tháo gỡ, tạo động lực mới, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân; thực hiện được mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp và có ít nhất 20 tập đoàn lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đa quốc gia.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Xuất khẩu từ Trung Quốc đã tăng 8,1% vào tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa ước tính tăng 1,9%. Số liệu này cũng cho thấy lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đã giảm hơn 21%, trong khi lượng hàng nhập khẩu giảm gần 14%.
1 tuần
Xem thêm