Thu nhập khủng các CEO giữa đại dịch Covid-19
(DNTO) - Trong khi hàng triệu người phải vật lộn để kiếm sống, phần lớn các công ty bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, nhưng nhiều giám đốc điều hành lại trở nên giàu có.
Năm 2020, hãng Boeing đã có một lịch sử tồi tệ. Những chiếc 737 Max phải ngừng hoạt động sau hai vụ tai nạn chết người, rồi đến đại dịch tàn phá, buộc công ty công bố kế hoạch sa thải 30.000 công nhân và báo cáo khoản lỗ 12 tỷ USD. Tuy nhiên, giám đốc điều hành David Calhoun vẫn được thưởng khoảng khoản bồi thường 21,1 triệu đô. Hãng du lịch biển Norwegian Cruise Line lâm vào cảnh bế tắc, mất khoảng 4 tỷ đô và cho nghỉ 20% nhân viên nhưng mức lương của giám đốc điều hành Frank Del Rio tăng hơn gấp đôi, lên 36,4 triệu đô. Và tại hệ thống khách sạn Hilton, nơi chịu mức lỗ 720 triệu đô và sa thải gần 1/4 nhân viên do tình trạng phòng trống nhưng ông Chris Nassetta, giám đốc điều hành đã nhận được khoản bồi thường trị giá 55,9 triệu đô.
Sự khác biệt về tài sản của các CEO và người làm công cho thấy sự chia rẽ rõ rệt trong một quốc gia đang trên đà bùng nổ kinh tế nhưng vẫn bị ảnh hưởng bởi sự bất bình đẳng về thu nhập. Thị trường chứng khoán tăng và những người giàu có đang chi tiêu thoải mái, trong khi hàng triệu người vẫn đang phải đối mặt với khó khăn. Các giám đốc điều hành ngày càng gia tăng khối tài sản nhưng số lượng công nhân bị thất nghiệp phải xếp hàng tại các ngân hàng thực phẩm.
Theo Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, đảng viên Đảng Dân chủ của Massachusetts, người đã đề xuất mức thuế mới đối với giới siêu giàu cho biết: “Nhiều người trong số các CEO này đã cải thiện lợi nhuận bằng cách sa thải công nhân. Một số rất ít những người đã vượt qua tất cả để đạt được mọi lợi ích, trong khi những người khác bị bỏ lại phía sau”.
Đối với các giám đốc điều hành sở hữu cổ phần lớn trong các công ty khổng lồ, lợi nhuận thu được thậm chí còn rõ rệt hơn. Theo Bloomberg, 8 trong số 10 người giàu nhất thế giới là những người sáng lập hoặc điều hành các công ty công nghệ ở Mỹ đã thu về hàng tỷ đô trong năm qua. Jeff Bezos, người sáng lập Amazon, công ty có lợi nhuận tăng vọt, hiện trị giá 193 tỷ đô. Larry Page, người đồng sáng lập Google, trị giá 103 tỷ đô, tăng 21 tỷ đô chỉ trong 4 tháng qua.
Một số người đang nhanh chóng chiếm được vận may mới. Năm ngoái, Chad Richison, người sáng lập và giám đốc điều hành của một công ty phần mềm Oklahoma, Paycom, sở hữu khối tài sản trị giá hơn 3 tỷ đô và đã được thưởng 211 triệu đô, khi công ty của ông kiếm được 144 triệu đô la lợi nhuận. John Legere, cựu giám đốc điều hành của T-Mobile, đã được thưởng 137,2 triệu đô, phần thưởng cho việc tiếp quản đối thủ Sprint.
Khoảng cách giữa lương thưởng cho người điều hành và lương trung bình của người lao động đã gia tăng cách biệt trong nhiều thập kỷ. Theo Viện Chính sách Kinh tế Mỹ, các giám đốc điều hành của các công ty lớn hiện nay kiếm được trung bình gấp 320 lần so với người lao động thông thường. Từ năm 1978 đến 2019, mức lương thưởng đã tăng 14% đối với người lao động bình thường, và tăng 1.167 % đối với vị trí CEO.
Đại dịch Covid-19 làm tăng thêm sự chênh lệch này, vì hàng trăm công ty đã chi trả các nhà lãnh đạo những gói trả công có giá trị cao hơn đáng kể so với mức mà hầu hết người Mỹ có thể kiếm cả đời.
Tập đoàn truyền thông AT&T lỗ 5,4 tỷ đô và cắt giảm hàng nghìn việc làm trong năm qua nhưng giám đốc điều hành John Stankey vẫn nhận được 21 triệu đô la năm 2020, giảm từ 22,5 triệu đô la vào năm 2019. T-Mobile cho biết thông qua việc sát nhập với Sprint, họ sẽ tạo ra việc làm mới nhưng đã bắt đầu sa thải nhân viên và đã kiếm được 3,1 tỷ đô la vào năm 2020. Ngoài sự thành công của ông Legere, công ty đã thưởng cho giám đốc điều hành hiện tại, Mike Sievert, 54,9 triệu đô.
Và L Brands, chủ sở hữu của Victoria’s Secret, đã cắt giảm 15% nhân viên văn phòng và tạm thời đóng cửa hầu hết các cửa hàng trong thời gian đại dịch nhưng Andrew Meslow, người tiếp quản vị trí giám đốc điều hành từ Leslie H. Wexner vào tháng 2 năm ngoái, vẫn kiếm được 18,5 triệu đô. Theo Equilar, một công ty tư vấn bồi thường cấp cao, năm ngoái hàng chục công ty đại chúng báo cáo đã trả từ 25 triệu đô trở lên cho CEO của họ.
Nhiều công ty đã bảo vệ kế hoạch trả lương cho giám đốc điều hành. Trong một số trường hợp, CEO mất ít hơn những gì họ được hưởng. Hầu hết các giám đốc điều hành hàng đầu nhận được phần lớn tiền lương của họ bằng cổ phiếu, có thể giảm giá trị và thường được trả trong vài năm. Và tại nhiều công ty, giá cổ phiếu vẫn tăng bất chấp sự hỗn loạn của nền kinh tế và bất chấp việc công ty có lãi hay không.
Jannice Koors, một nhà tư vấn bồi thường tại Pearl Meyer, người làm việc với các công ty để xác định mức lương cho giám đốc điều hành, cho biết: “Vào cuối ngày, CEO sẽ nhận được phần thưởng cho cách họ phản ứng với những sự cố bên ngoài này. Nếu bạn nghĩ về việc các cửa hàng đóng cửa và sa thải nhân viên, CEO sẽ được khen thưởng vì là người đưa ra những quyết định đó”.
Các giám đốc điều hành tại các công ty giao dịch đại chúng nhận được phần lớn tiền bồi thường bằng cổ phiếu, một thỏa thuận nhằm mục đích trả lương phù hợp với hiệu suất của giá cổ phiếu của công ty. Theo lý thuyết, khi giá cổ phiếu tăng lên, các nhà đầu tư và giám đốc điều hành đều chia sẻ lợi nhuận.
Thị trường chứng khoán đã tăng vọt trong nhiều tháng nay, hơn cả những tổn thất mà các doanh nghiệp phải gánh chịu trong thời kỳ đầu của đại dịch. Khả năng phục hồi của thị trường và cảm giác rằng Covid-19 là một hành động của Chúa, không phải lỗi của bất kỳ ai, đã giúp các công ty biện minh cho các gói chi trả lớn cho các CEO.