Thứ năm, 02/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Ông Phan Văn Mãi: Liên kết cùng phát triển TP.HCM và ĐBSCL là nhu cầu cấp thiết

Vũ Yến
- 20:46, 17/12/2021

(DNTO) - Liên kết cùng phát triển TP.HCM và ĐBSCL là nhu cầu cấp thiết. TP.HCM muốn cùng ĐBSCL cùng ngồi lại bàn bạc để tìm ra các giải pháp chung, gắn bó cùng nhau phát huy các thế mạnh của mỗi địa phương để cùng phát triển.

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu khai mạc tại Mekong Connect. Ảnh: BSA

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu khai mạc tại Mekong Connect. Ảnh: BSA

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM đã phát biểu khai mạc tại Mekong Connect, tổ chức tại TP.HCM, hôm nay, 17/12.

Theo ông Mãi, là hoạt động thường niên được duy trì tổ chức trong suốt 5 năm qua; năm nay, theo đề nghị của Ban Tổ chức Diễn đàn, TP.HCM là đơn vị đăng cai, cùng Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đồng chủ trì tổ chức Diễn đàn Mekong Connect 2021. TP.HCM xem đây là vinh dự lớn lao, nhưng đồng thời cũng đặt ra cho mình trách nhiệm, không chỉ là đơn vị đăng cai, kết nối các địa phương mà phải cùng tham gia chính thức với vai trò thành viên, cùng liên kết phát triển với các địa phương để thúc đẩy phát triển kinh tế Vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Ông cho rằng, trong quá trình phát triển kinh tế của mình, TP.HCM luôn đánh giá cao mối liên kết với các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long. Với “địa kinh tế” của khu vực Mekong, dồi dào nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo, có lợi thế phát triển kinh tế biển, có hệ sinh thái khởi nghiệp mạnh, còn TP.HCM là trung tâm thương mại lớn của cả vùng với 80% nguồn cung cho thị trường đến từ đồng bằng sông Cửu Long; chúng ta đã có mối liên kết phát triển về hạ tầng giao thông, về nguồn nhân lực, về chuỗi sản xuất kinh doanh, về kinh tế biển, về kết nối năng lượng-du lịch-hàng không, về hệ sinh thái khởi nghiệp, và liên kết công nghiệp hỗ trợ, về bình ổn và phát triển thị trường…

“Đặc biệt, trong giai đoạn khó khăn nhất của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 vừa qua, sự liên kết này lại càng được phát huy chặt chẽ. Chúng ta cùng chia sẻ kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch, cùng giúp nhau các nguồn lực y tế, nhân lực, thống nhất trong cách ứng xử phòng, chống dịch để nhanh chóng kiểm soát tình hình dịch bệnh, ổn định và phục hồi kinh tế”, ông nhấn mạnh.

Theo đó, ông khẳng định, liên kết cùng phát triển giữa TP.HCM và các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long là nhu cầu cấp thiết.

“Vì vậy khi thiết kế nội dung của Mekong Connect năm nay, chúng tôi chọn chủ đề chính là: phục hồi kinh tế và liên kết phát triển cùng với 02 chuyên đề nữa, là chăm lo cho nguồn nhân lực và cùng xây dựng hệ thống y tế cơ sở trong phòng, chống dịch là 04 trụ cột chính của các phiên thảo luận tại Diễn đàn chung; với kỳ vọng Diễn đàn lần này không chỉ tạo được động lực lớn, mang lại hiệu quả phục hồi phát triển kinh tế xã hội của cả Vùng nói chung, từng địa phương nói riêng; mà còn mở ra một bước phát triển mới, mở rộng hơn trong liên kết giữa TP.HCM và các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long”, ông nói.

Diễn đàn Liên kết phát triển TP.HCM và các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - Mekong Connect 2021 được khởi động vào năm 2015 với chủ đề "Liên kết – Hội nhập – Phát triển". Sau 5 lần diễn ra, đây là lần đầu tiên Mekong Connect được tổ chức tại TP.HCM. Mekong Connect là hoạt động thường niên để thảo luận, đưa ra những cam kết chung trong hành động nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, đồng thời tạo động lực phát triển kinh tế từng địa phương.

Năm nay, diễn đàn với chủ đề Phục hồi Kinh tế và liên kết phát triển trong bình thường mới do Bộ NN-PTNT, UBND TP.HCM, Bộ Khoa học - Công nghệ đồng chủ trì; Sở Công Thương TP.HCM, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt nam chất lượng cao và VCCI Cần Thơ phối hợp thực hiện.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Theo nhiều công ty chứng khoán, thị trường đang bước vào vùng trũng thông tin, nhà đầu tư cần linh hoạt ứng phó trước những biến động khó lường trong ngắn hạn.
17 giờ
Tài chính - Thị Trường
Trên nền xám của bức tranh kinh tế, việc hút gần 9,27 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm 2024 được đánh giá là rất thành công, đột phá cả về số lượng, quy mô vốn, chất lượng dự án. Đây là tín hiệu tích cực cho Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh để tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. 
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Mặc dù các doanh nghiệp và ngành chức năng đang tính toán lại các giải pháp kích cầu để giữ đà tăng trưởng tiêu dùng nội địa, song quý 1/2024, tăng trưởng bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ đạt 8,2%. Sức mua yếu đang là nỗi lo lớn của nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong điều kiện hiện nay, cân đối ngoại tệ trên thị trường có những gay gắt hơn trước, để tránh tạo thêm sức ép cho tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước sẽ tích cực trong hoạt động điều hành tỷ giá trung tâm phù hợp để chống đầu cơ tích trữ ngoại tệ của doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu quay đầu giảm trong kỳ điều hành chiều nay 25/4, chỉ riêng dầu mazut tăng.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp Châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhu cầu vay vốn là rất lớn, song hiện chỉ khoảng 2% hợp tác xã (HTX) tiếp cận được vốn từ các tổ chức tín dụng, 80% HTX phải vay ở hệ thống tín dụng đen với lãi suất cao. Phó Thống đốc Đào Minh Tú chỉ rõ, việc tín dụng chưa "chảy" vào HTX nguyên nhân đến từ cả 2 phía HTX và ngân hàng. 
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thị giá FPT chạm giá trần 120.100 đồng/cp, mức đỉnh cao nhất của cổ phiếu này kể từ khi chào sàn. Diễn biến trên cũng đã gây hiệu ứng tích cực dẫn dắt toàn nhóm cổ phiếu công nghệ tăng trung bình trên 6,68%, cao nhất thị trường.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, chất lượng tài sản trong khu vực tài chính tiếp tục xấu đi do thị trường bất động sản suy giảm có thể ảnh hưởng xấu đến triển vọng tăng trưởng khi vốn dự phòng đang tương đối mỏng, đặc biệt là với một số ngân hàng thương mại quốc doanh lớn.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Dù mức lợi nhuận hàng nghìn tỷ được các ngân hàng công bố, tuy nhiên diễn biến thị giá các cổ phiếu ngành ngân hàng lại khá trái chiều nhau.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam có nhiều sản phẩm thế mạnh, đã xuất khẩu thành công vào nhiều thị trường trong nhiều năm, nhưng vẫn chưa thể chiếm lĩnh được các thị trường này.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước tính đến 15/4 đạt 208,94 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 107,82 tỷ USD, tăng 16,34% so với cùng kỳ 2023, tương ứng tăng thêm 15 tỷ USD.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
"Mặt bằng lãi suất huy động của giảm nhanh, và dù nhà điều hành đã giảm lãi suất 4 lần mà mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường không giảm được là do cung tiền không tăng, thị trường 1 và thị trường 2 không thông nhau", TS. Phạm Xuân Hòe, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, nhận định.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Sản xuất công nghiệp đã phục hồi như kỳ vọng? Xuất khẩu trong nước đã thực sự tạo được bứt phá? Đâu là thuận lợi và thách thức mà nền kinh tế đang đối mặt?... TS Trần Đình Cung đã đưa ra những quan điểm riêng của mình về các vấn đề này.
1 tuần
Xem thêm