Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Nhà đầu tư ngoại gom đất, chuẩn bị cho dự án bất động sản logistics hiện đại

Lê Quân
- 19:00, 10/06/2021

(DNTO) - Gấp rút xây nhà xưởng, tích cực gom quỹ đất để chuẩn bị cho các dự án bất động sản logistics hiện đại là cách thức nhà đầu tư nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam.

Nhiều nhà đầu tư ngoại đang gom đất để xây dựng các dự án logistics

Nhiều nhà đầu tư ngoại đang gom đất để xây dựng các dự án logistics

Sôi động

Hạng mục logistics khá đậm đặc trong danh mục các dự án bất động sản mà nhà đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư trong 5 tháng đầu năm 2021. Bất động sản công nghiệp không còn là “cứ điểm” riêng của các nhà đầu tư châu Á khi thị trường xuất hiện nhân tố mới từ Mỹ, với “tân binh” DLH USA LLC đăng ký đầu tư 35 triệu USD cho dự án đầu tư văn phòng, nhà xưởng xây sẵn; xây dựng và phát triển hệ thống kho bãi tại Lô CN10, Khu công nghiệp Yên Phong mở rộng (Bắc Ninh).

Theo nguồn tin của Báo Đầu tư, DLH dự kiến khởi công dự án trong quý này và đưa dự án đi vào hoạt động chính thức trong quý I năm sau.

Một dự án bất động sản logistics đáng kể khác có quy mô hơn 80,6 triệu USD do “gương mặt thân quen” BW Industrial (Hà Lan) đầu tư tại Khu công nghiệp Tân Phú Trung, TP.HCM.

Ở góc độ mở rộng đầu tư, chủ đầu tư từ Hồng Kông đã bơm thêm hơn 8,9 triệu USD cho Dự án xây dựng Trung tâm công nghiệp GNP Yên Bình tại Thái Nguyên, nâng tổng vốn đầu tư dự án này lên 24,9 triệu USD.

Bà Nguyễn Thị Vũ Anh, Giám đốc kinh doanh Công ty Gaw NP Industrial, chủ đầu tư Dự án Trung tâm công nghiệp GNP Yên Bình cho biết, Công ty đang chuẩn bị mở rộng diện tích nhà xưởng xây sẵn của Trung tâm công nghiệp GNP.

“Điều quan trọng nhất hiện nay là xác định được thời điểm nền kinh tế Việt Nam và toàn cầu trở về trạng thái bình thường mới, đặc biệt là trong bối cảnh chuỗi cung cầu đang bị gián đoạn và thay đổi nghiêm trọng. Gaw NP Industrial đang xem xét và điều chỉnh kịch bản, chiến lược đầu tư kinh doanh để có thể đối phó với khủng hoảng do Covid-19 trong 12 - 24 tháng tới”, bà Nguyễn Thị Vũ Anh nói.

Phía Gaw NP Industrial nhận định, từ nay đến cuối năm 2021 nguồn cung bất động sản logistics (kho bãi, nhà xưởng cho thuê) vẫn thiếu. Đối tượng khách hàng mà Trung tâm công nghiệp GNP Yên Bình nhắm đến là doanh nghiệp nhỏ và vừa - những nhà cung ứng cho các thương hiệu lớn có nhà máy tại khu vực lân cận như Samsung (tại Thái Nguyên và Bắc Ninh), Foxconn, LG.

Theo tiến độ đề ra, Dự án Trung tâm công nghiệp GNP Yên Bình giai đoạn I hoàn thiện 39.691 m2 nhà xưởng vào tháng 1/2021 và giai đoạn II hoàn thiện 40.272 m2 nhà xưởng trong tháng 6. Đến nay, cả 2 giai đoạn xây dựng Trung tâm công nghiệp GNP Yên Bình đều đã hoàn thành, các khách thuê chuẩn bị đi vào hoạt động.

Trong khi đó, liên doanh được SEA Logistic Partners (SLP) - nhà phát triển và vận hành hạ tầng logistics quy mô lớn ở Đông Nam Á và GLP - đơn vị quản lý đầu tư và vận hành kho bãi lớn nhất ở Trung Quốc, vẫn có bước đi mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam. Được thành lập vào tháng 10/2020, liên doanh này đã tích cực gom quỹ đất cho kế hoạch phát triển các dự án bất động sản logistics hiện đại ở Việt Nam.

Dư địa còn rất lớn

Chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư về những bước đi tại thị trường Việt Nam, ông Kent Yang, đối tác sáng lập của SLP cho biết, liên doanh này đang tập trung thu gom quỹ đất để phát triển các dự án bất động sản logistics và mở rộng đội ngũ kinh doanh. “Hiện chúng tôi thu gom được 5 khu đất với tổng diện tích gần 700.000 m2, đều nằm ở vị trí chiến lược tại hai thị trường trọng điểm là Hà Nội và TP.HCM”, ông Kent Yang nói.

Có thể thấy, quỹ đất 700.000 m2 mà liên doanh SLP-GLP đang nắm giữ cao gấp 2 lần so với con số mà SLP cam kết thu gom từ thị trường Hà Nội, TP.HCM và khu vực lân cận.

“Chúng tôi đang xúc tiến đầu tư khoảng 1 tỷ USD để phát triển các dự án bất động sản logistics hiện đại ở Việt Nam trong vòng 3-4 năm tới”, ông Kent Yang nhấn mạnh.

Theo phân tích của đại diện SLP, bất động sản logistics ở Việt Nam mới ở giai đoạn phát triển ban đầu. Dù sự quan tâm đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài và dòng vốn chảy vào lĩnh vực này tăng lên, nhưng hạ tầng logistics Việt Nam vẫn đang trong quá trình phát triển và dư địa còn rất lớn khi tỷ lệ không gian logistics trên đầu người của Việt Nam hiện chỉ bằng 1/30 của Mỹ và 1/3 so với Trung Quốc.

Tại Đông Nam Á, Việt Nam là một trong những thị trường hấp dẫn nhất hiện nay. Điều mà SLP và liên doanh của họ nhìn thấy ở Việt Nam là một thị trường có nền kinh tế đang phát triển với tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh chóng.

Đại diện SLP cho biết: “Covid-19 khiến hoạt động mua sắm trên môi trường trực tuyến tăng tốc mạnh mẽ, kéo theo nhu cầu về bất động sản logistics từ các khách hàng thương mại điện tử của chúng tôi tăng lên”. Vị này cũng dẫn chứng dữ liệu cơ sở khách hàng toàn cầu của GLP cho thấy lượng khách hàng kinh doanh trên môi trường mạng hiện chiếm khoảng 40%, tăng mạnh so với tỷ trọng 20 - 25% cách đây 5 năm. “Chúng tôi kỳ vọng tác động của Covid-19 sẽ thúc đẩy nhiều nhu cầu hơn đối với dịch vụ logistics tại Việt Nam”, ông Kent Yang nói.

Các chuyên gia Colliers Việt Nam đánh giá, thị trường thương mại điện tử được thúc đẩy nhanh chóng thời Covid-19, làm gia tăng nhu cầu kho hàng tại nhiều nơi. Trên thực tế, có một lượng ổn định các khu công nghiệp mới đang chờ phê duyệt và xây dựng để đáp ứng lượng khách thuê ngày một tăng. Đơn cử, Long An đã được phê duyệt bổ sung 3 khu công nghiệp mới vào quy hoạch quốc gia, còn 6 địa phương của Đồng Nai cũng lên kế hoạch xây dựng thêm các khu công nghiệp quy mô từ 200 đến 900 ha để giải quyết tình trạng thiếu diện tích.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 5 tháng đầu năm 2021, bất động sản vẫn là lĩnh vực đón lượng vốn ngoại lớn thứ 3 sau công nghiệp chế biến - chế tạo và sản xuất - phân phối điện, với 1,05 tỷ USD, bằng 7,5% tổng vốn đăng ký.

Tin khác

Bất động sản
Lãnh đạo Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM đề xuất lập trang web chuyên biệt về nhà ở xã hội để công khai các dự án cụ thể, giúp người dân dễ dàng tra cứu và lựa chọn theo nhu cầu. Đây là công cụ hỗ trợ hiệu quả trong việc minh bạch thông tin và kết nối giữa các dự án với người dân.
1 ngày
Bất động sản
Dù còn nhiều băn khoăn về phạm vi áp dụng, cơ chế 'xin - cho', nhưng thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại trong 5 năm được đánh giá là cơ chế đúng đắn và tác động tích cực đến thị trường bất động sản. 
1 ngày
Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
1 ngày
Bất động sản
Thống kê mới nhất từ Bộ Xây dựng cho thấy, tiến độ triển khai dự án nhà ở xã hội đang rất chậm khi cả nước chỉ có duy nhất 1 dự án được hoàn thành trong quý III/2024. Điều đó càng kéo dài nỗi lo toan của những đối tượng được thụ hưởng chính sách, trong khi giá nhà đất ngày một lên cao.
2 ngày
Bất động sản
SonKim Land vừa được vinh danh là “Chủ đầu tư của thập kỷ” tại Giải thưởng Bất động sản Việt Nam PropertyGuru 2024, khi liên tục tạo ra những giá trị xuất sắc và đổi mới qua các dự án bất động sản tại Việt Nam suốt một thập kỷ qua.  
3 ngày
Bất động sản
Trong kịch bản rủi ro chính sách của Mỹ với thuế thương mại và lạm phát cao hơn, giới phân tích cho rằng, lãi suất trong nước và lãi suất vay mua nhà có thể sẽ tăng hơn đáng kể so với kỳ vọng dẫn đến tốc độ phục hồi chậm hơn dự kiến đối với ngành bất động sản vào năm 2025.
4 ngày
Bất động sản
Theo chuyên gia, chi phí vốn cho bất động sản đang chịu ảnh hưởng rủi ro lớn hơn rất nhiều so với lãi suất. Vấn đề của nhiều doanh nghiệp bất động sản hiện nay là tình trạng tắc nghẽn ở các dự án có xu hướng kéo dài, dẫn đến chi phí lãi vay được vốn hóa tăng cao. 
5 ngày
Bất động sản
Trong năm 2024, phân khúc chung cư được mệnh danh là “ngôi sao” của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, khi bước sang năm 2025, vị trí này sẽ được nhường lại cho các phân khúc đất nền, biệt thự có tỷ suất sinh lời cao hơn.
1 tuần
Bất động sản
Năm 2024, các công ty bất động sản dự kiến sẽ không đạt được các mục tiêu tài chính do điều kiện thị trường không thuận lợi, việc dòng tiền eo hẹp đang là bài toán nan giải của nhiều doanh nghiệp. Nhóm cổ phiếu được kỳ vọng sẽ “làm nên chuyện” khi thị trường có dấu hiệu hồi phục trong năm 2025.
1 tuần
Bất động sản
Phân khúc chung cư cao cấp và chung cư hạng sang giá từ 80 triệu đồng/m² đến hàng tỉ đồng/m² đang chiếm đa số trong nguồn cung tại các thành phố lớn, đang được người giàu quan tâm, tìm mua. Điều này là nguyên nhân chính khiến giá chung cư tăng trưởng mạnh trong thời qua.
1 tuần
Bất động sản
Sở hữu vị trí siêu kết nối, The Beverly Solari được ví như giao lộ hoàng kim giữa lòng đô thị ở tốt nhất Sài Gòn – Vinhomes Grand Park (Thủ Đức). Đây không chỉ là không gian sống đẳng cấp mà còn là chốn đầu tư hoàn hảo, hút dòng tiền đổ về phía Đông TP.HCM.
1 tuần
Bất động sản
Giá chung cư Hà Nội tiếp tục tăng mạnh trong quý III/2024, ghi nhận mức tăng 35-40% tại một số khu vực. Theo dự báo của CBRE, có thể trong vòng 1 - 2 quý tới mặt bằng giá chung cư Hà Nội có thể vượt TP HCM.
1 tuần
Bất động sản
Tín dụng bất động sản đạt 3,15 triệu tỷ đồng vào cuối quý III/2024, tăng 9,15% so với đầu năm, với tín dụng cho kinh doanh tăng 29,18%. Bên cạnh tác dụng tích cực là hỗ trợ thị trường bất động sản phục hồi, cũng không thể phủ nhận rằng tình hình náo nhiệt này cũng có phần do "đầu cơ".
2 tuần
Bất động sản
Môi giới bất động sản có vai trò là cầu nối trong hoạt động mua bán bất động sản. Trong lúc giá bất động sản tăng nóng như hiện nay, nghề môi giới ngành này này lại tiếp tục được đưa ra bàn luận, đặc biệt là hiện tượng "ăn chênh giá".
2 tuần
Bất động sản
Theo chuyên gia, nếu đầu tư bất động sản khu vực phía Bắc, cần xem xét nhu cầu và các yếu tố tác động đến thị trường, cân đối khi yếu tố giá đang tăng mạnh. Trong khi đó, phía Nam lại đang có cơ hội lớn cho nhà đầu tư, đặc biệt là những người có tài chính trung bình muốn đầu tư lâu dài.
3 tuần
Xem thêm